Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 của Ủy ban an ninh hàng không dân dụng Quốc gia diễn ra ngày 28/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng bàn đến một việc quan trọng, mà theo ngôn ngữ của ông là xóa bỏ tư duy bao cấp và thay đổi bản chất quản lý trong kinh doanh hàng không.
“Làm anh cả khó lắm anh Minh ạ”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói với ông Phạm Ngọc Minh – Tổng giám đốc Vietnam Airlines rất chân thành. Ông nói thêm rằng, anh cả không phải là to hơn, có quá trình kinh doanh lâu hơn mà ở sự cư xử. Ý của Bộ trưởng là với vị trí là Hãng hàng không quốc gia, thì Vietnam Airlines phải dẫn dắt ngành hàng không, phải dẫn đầu ngành hàng không để xứng đáng là ông anh cả. Bộ trưởng không ngại khi nói thẳng ra rằng, Vietnam Airlines “đì” Vietjet.
Và để có được sự thay đổi thì không còn cách nào khác là phải cổ phần hóa càng sớm càng tốt. Độc quyền, bao cấp sẽ cầm chân phát triển và điều đó sẽ không tốt cho hãng máy bay cũng như cho toàn xã hội.
Sự ra đời của một số hãng hàng không tư nhân, dù có hãng sập tiệm, có hãng tồn tại, nhưng bước đầu đã xóa bỏ được độc quyền, hành khách được đi máy bay với giá rẻ hơn. Vietnam Airlines có đối thủ cạnh tranh cho nên phải đổi mới, phục vụ hành khách tốt hơn, giá cả phù hợp hơn. Cạnh tranh lành mạnh luôn tạo ra môi trường tốt cho cả hai bên. Triết lý kinh doanh hiện đại gọi là Win – Win (hai bên cùng thắng).
Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt ra vấn đề cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ độc quyền, nhưng ông còn quyết liệt hơn khi nói rằng phải cổ phần hóa. Mấy chục năm nay, Vietnam Airlines đóng góp rất lớn, những đóng góp đó là cơ sở cho sự trưởng thành của ngành hàng không hiện nay. Thế giới biết đến Việt Nam cũng một phần nhờ vào hình ảnh của hãng hàng không Vietnam Airlines trên khắp địa cầu.
Tuy nhiên, giai đoạn phát triển mới cần có sự thay đổi, hay nói đúng hơn là lột xác. Dù muốn dù không, chiếc áo nhà nước mà Vietnam Airlines mặc bao nhiêu năm nay đã quá cũ kỹ, chật hẹp, cần phải thay chiếc áo mới. Cơ chế bao cấp của nhà nước và độc quyền kinh doanh đã làm xơ cứng tư duy và kìm nén sự năng động. Cho nên, cổ phần hóa là quá cần thiết.
Không cổ phần hóa, thì dù nói hay cách mấy, cũng khó tạo ra được niềm tin về sự cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Vietnam Airlines là “cục cưng” của nhà nước thì các hãng khác không thể có chỗ đứng bình đẳng trong bầu trời này.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ ra sự không công bằng trong cạnh tranh nếu như ông anh cả Vietnam Airlines còn “đì” những thằng em sinh sau nở muộn như Vietjet Air. Nhưng để cho ông anh cả cư xử hào sảng với em út thì không thể vận động bằng lời, mà phải tạo ra một sân chơi bình đẳng.
Và xin thưa, một bên là doanh nghiệp nhà nước, một bên là doanh nghiệp tư nhân thì đến bao giờ mới có sự bình đẳng?
Theo Dân trí
“Làm anh cả khó lắm anh Minh ạ”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói với ông Phạm Ngọc Minh – Tổng giám đốc Vietnam Airlines rất chân thành. Ông nói thêm rằng, anh cả không phải là to hơn, có quá trình kinh doanh lâu hơn mà ở sự cư xử. Ý của Bộ trưởng là với vị trí là Hãng hàng không quốc gia, thì Vietnam Airlines phải dẫn dắt ngành hàng không, phải dẫn đầu ngành hàng không để xứng đáng là ông anh cả. Bộ trưởng không ngại khi nói thẳng ra rằng, Vietnam Airlines “đì” Vietjet.
(Minh họa: Ngọc Diệp) |
Và để có được sự thay đổi thì không còn cách nào khác là phải cổ phần hóa càng sớm càng tốt. Độc quyền, bao cấp sẽ cầm chân phát triển và điều đó sẽ không tốt cho hãng máy bay cũng như cho toàn xã hội.
Sự ra đời của một số hãng hàng không tư nhân, dù có hãng sập tiệm, có hãng tồn tại, nhưng bước đầu đã xóa bỏ được độc quyền, hành khách được đi máy bay với giá rẻ hơn. Vietnam Airlines có đối thủ cạnh tranh cho nên phải đổi mới, phục vụ hành khách tốt hơn, giá cả phù hợp hơn. Cạnh tranh lành mạnh luôn tạo ra môi trường tốt cho cả hai bên. Triết lý kinh doanh hiện đại gọi là Win – Win (hai bên cùng thắng).
Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt ra vấn đề cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ độc quyền, nhưng ông còn quyết liệt hơn khi nói rằng phải cổ phần hóa. Mấy chục năm nay, Vietnam Airlines đóng góp rất lớn, những đóng góp đó là cơ sở cho sự trưởng thành của ngành hàng không hiện nay. Thế giới biết đến Việt Nam cũng một phần nhờ vào hình ảnh của hãng hàng không Vietnam Airlines trên khắp địa cầu.
Tuy nhiên, giai đoạn phát triển mới cần có sự thay đổi, hay nói đúng hơn là lột xác. Dù muốn dù không, chiếc áo nhà nước mà Vietnam Airlines mặc bao nhiêu năm nay đã quá cũ kỹ, chật hẹp, cần phải thay chiếc áo mới. Cơ chế bao cấp của nhà nước và độc quyền kinh doanh đã làm xơ cứng tư duy và kìm nén sự năng động. Cho nên, cổ phần hóa là quá cần thiết.
Không cổ phần hóa, thì dù nói hay cách mấy, cũng khó tạo ra được niềm tin về sự cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Vietnam Airlines là “cục cưng” của nhà nước thì các hãng khác không thể có chỗ đứng bình đẳng trong bầu trời này.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ ra sự không công bằng trong cạnh tranh nếu như ông anh cả Vietnam Airlines còn “đì” những thằng em sinh sau nở muộn như Vietjet Air. Nhưng để cho ông anh cả cư xử hào sảng với em út thì không thể vận động bằng lời, mà phải tạo ra một sân chơi bình đẳng.
Và xin thưa, một bên là doanh nghiệp nhà nước, một bên là doanh nghiệp tư nhân thì đến bao giờ mới có sự bình đẳng?
Theo Dân trí
Bình luận