Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, nghiên cứu làm thêm đường sắt Bắc Nam khổ một mét là “không mới và không phù hợp".
Bên hành lang Quốc hội ngày 17/6, Bộ trưởng Thăng bày tỏ quan điểm là không phê duyệt chủ trương này.
Trong đề xuất, VNR lập luận rằng: năng lực vận tải đường sắt đã kịch trần, quá tải. Để có đường sắt cao tốc sớm nhất phải 30 năm nữa, nên cần thêm đường sắt khổ 1m, hình thành tuyến đường đôi nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt.
Theo ông Thăng, lý luận như vậy không khác nào anh đang có một nhà cấp bốn rồi, nó hơi chật nên anh muốn xây thêm một nhà cấp bốn khác trong thời gian chờ xây một ngôi nhà đàng hoàng hơn.
“Làm kiểu chắp vá như vậy là chết. Đúng là nhu cầu trước mắt thì cần nhưng phải tính toán cân đối cho cả lâu dài”, Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng khẳng định, đề xuất này không có gì mới mẻ mà thực chất là “chắt” ra một trong bốn phương án mà Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) từng nghiên cứu trong các kịch bản phát triển đường sắt Việt Nam giữa năm 2013.
JICA đã gọi đây là phương án B1 với mục tiêu nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành tuyến đường đôi khổ 1m, không điện khí hóa nhằm cải thiện tốc độ chạy tàu.
Phương án B1 tập trung cải tạo hướng tuyến để có các đoạn với bán kính đường cong nhỏ tối thiểu 800 m; cải tạo nền đường, xây dựng cầu đường sắt đường đơn song song với cầu hiện tại; Mặt bằng ga cũng được mở rộng, thay ghi tốc độ cao và tà vẹt dự ứng lực, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu.
TS Vương Đình Khánh, nguyên Phó tổng Giám đốc VNR cũng phản đối việc hiện đại hóa đường sắt bằng cách làm thêm tuyến đơn bên cạnh. “Tôi nghiêng về phương án làm đường sắt tốc độ cao 160-200 km/h, sau đó nâng dần lên 300 km/h”, ông Khánh nói.
Theo ông phân tích thì không nên có hai hệ thống đường sắt Bắc - Nam, nhất là với một đất nước có chiều ngang hẹp như chúng ta.
Trước đó, ngày 16/6, chia sẻ với Đất Việt, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng tư vấn ĐSVN cho biết: "Tôi khẳng định là không đề xuất xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m mà là đặt thêm 1 đường ở những đoạn phù hợp".
Phân tích rõ, ông Thành cho biết: "Không phải chúng tôi đề nghị xây dựng cả 1 tuyến đường sắt khổ 1m trục Bắc - Nam song song với tuyến hiện tại đang có, mà là xem xét những đoạn nào thuận lợi để lắp thêm 1 đường, thì sẽ triển khai ở khu vực đó".
Theo ông Thành, việc làm 1 tuyến đường sắt mới thì lại khác, vì muốn làm thì phải có cả tàu, cả đường, cả thông tin tín hiệu, cả nhà ga, và như vậy thì sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của ông Thành thì hiện tại, Tổng công ty ĐSVN đang giao nhiệm vụ để các chuyên gia nghiên cứu đề án xem ở đoạn nào, không gian nào đang thuận lợi để mở rộng đường ray, chỗ nào còn bế tắc về tổ chức thông tàu thì tổ chức lắp thêm 1 khổ 1m vào vị trí đó.
Và cho đến giờ Bộ trưởng Thăng đã có quyết định của mình khi lắng nghe, tham khảo các thông tin từ các chuyên gia, đó là bác bỏ đề xuất của Tổng công ty ĐSVN.
"Bộ đường sắt" đề xuất dự án khủng Bắc - Nam
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xin phép Bộ GTVT lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m, song song với tuyến hiện tại.
Cụ thể, Đường sắt VN đưa ra mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90 km/giờ với tàu khách và 50-60 km/giờ với tàu hàng.
Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam với tốc độ khai thác từ 160-200 km/giờ.
» Vì sao Bộ trưởng Thăng thay 'tướng' ngành đường sắt?
» Phải đổi tiền lẻ tại ga, khách nhắn tin 'mách' Bộ trưởng Thăng
» Cục trưởng đường sắt phát ngôn thiếu trách nhiệm được phục chức
Theo Đất Việt
Bên hành lang Quốc hội ngày 17/6, Bộ trưởng Thăng bày tỏ quan điểm là không phê duyệt chủ trương này.
Trong đề xuất, VNR lập luận rằng: năng lực vận tải đường sắt đã kịch trần, quá tải. Để có đường sắt cao tốc sớm nhất phải 30 năm nữa, nên cần thêm đường sắt khổ 1m, hình thành tuyến đường đôi nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt.
Theo ông Thăng, lý luận như vậy không khác nào anh đang có một nhà cấp bốn rồi, nó hơi chật nên anh muốn xây thêm một nhà cấp bốn khác trong thời gian chờ xây một ngôi nhà đàng hoàng hơn.
“Làm kiểu chắp vá như vậy là chết. Đúng là nhu cầu trước mắt thì cần nhưng phải tính toán cân đối cho cả lâu dài”, Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng khẳng định, đề xuất này không có gì mới mẻ mà thực chất là “chắt” ra một trong bốn phương án mà Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) từng nghiên cứu trong các kịch bản phát triển đường sắt Việt Nam giữa năm 2013.
Bác bỏ việc xây dựng tuyến đường sắt khổ 1m |
JICA đã gọi đây là phương án B1 với mục tiêu nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành tuyến đường đôi khổ 1m, không điện khí hóa nhằm cải thiện tốc độ chạy tàu.
Phương án B1 tập trung cải tạo hướng tuyến để có các đoạn với bán kính đường cong nhỏ tối thiểu 800 m; cải tạo nền đường, xây dựng cầu đường sắt đường đơn song song với cầu hiện tại; Mặt bằng ga cũng được mở rộng, thay ghi tốc độ cao và tà vẹt dự ứng lực, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu.
TS Vương Đình Khánh, nguyên Phó tổng Giám đốc VNR cũng phản đối việc hiện đại hóa đường sắt bằng cách làm thêm tuyến đơn bên cạnh. “Tôi nghiêng về phương án làm đường sắt tốc độ cao 160-200 km/h, sau đó nâng dần lên 300 km/h”, ông Khánh nói.
Theo ông phân tích thì không nên có hai hệ thống đường sắt Bắc - Nam, nhất là với một đất nước có chiều ngang hẹp như chúng ta.
Trước đó, ngày 16/6, chia sẻ với Đất Việt, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng tư vấn ĐSVN cho biết: "Tôi khẳng định là không đề xuất xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m mà là đặt thêm 1 đường ở những đoạn phù hợp".
Phân tích rõ, ông Thành cho biết: "Không phải chúng tôi đề nghị xây dựng cả 1 tuyến đường sắt khổ 1m trục Bắc - Nam song song với tuyến hiện tại đang có, mà là xem xét những đoạn nào thuận lợi để lắp thêm 1 đường, thì sẽ triển khai ở khu vực đó".
Theo ông Thành, việc làm 1 tuyến đường sắt mới thì lại khác, vì muốn làm thì phải có cả tàu, cả đường, cả thông tin tín hiệu, cả nhà ga, và như vậy thì sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của ông Thành thì hiện tại, Tổng công ty ĐSVN đang giao nhiệm vụ để các chuyên gia nghiên cứu đề án xem ở đoạn nào, không gian nào đang thuận lợi để mở rộng đường ray, chỗ nào còn bế tắc về tổ chức thông tàu thì tổ chức lắp thêm 1 khổ 1m vào vị trí đó.
Và cho đến giờ Bộ trưởng Thăng đã có quyết định của mình khi lắng nghe, tham khảo các thông tin từ các chuyên gia, đó là bác bỏ đề xuất của Tổng công ty ĐSVN.
"Bộ đường sắt" đề xuất dự án khủng Bắc - Nam
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xin phép Bộ GTVT lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m, song song với tuyến hiện tại.
Cụ thể, Đường sắt VN đưa ra mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90 km/giờ với tàu khách và 50-60 km/giờ với tàu hàng.
Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam với tốc độ khai thác từ 160-200 km/giờ.
» Vì sao Bộ trưởng Thăng thay 'tướng' ngành đường sắt?
» Phải đổi tiền lẻ tại ga, khách nhắn tin 'mách' Bộ trưởng Thăng
» Cục trưởng đường sắt phát ngôn thiếu trách nhiệm được phục chức
Theo Đất Việt
Bình luận