“Thay vì áp dụng tịch thu phương tiện ngay, các cơ quan chức năng chỉ nên tăng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông có vi phạm nồng độ cồn”.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết tại cuộc họp dự thảo báo cáo Thủ tướng về các nội dung liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngày 30/3.
Trước đó, UBATGT Quốc gia đề nghị Chính phủ cần tăng mức xử phạt đối với 4 nhóm hành vi: không chấp hành việc kiểm tra, cố tình bỏ phương tiện, không hợp tác với lực lượng thực thi công vụ trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; chở quá tải cho phép trên 150%; điều khiển xe cơ giới mà trong cơ thể có nồng độ cồn quá mức cho phép; điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc…
Theo đó, cần phải tước giấy phép lái xe 1 năm đối với lái xe chở quá tải trên 150% và phạt 25 triệu đồng; tịch thu phương tiện bao gồm ôtô, xe máy, xe điện mà người điều khiển quá nồng độ cồn; tịch thu xe máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc…
Xung quanh đề xuất tịch thu phương tiện của lái xe vi phạm nồng độ cồn của UBATGT Quốc gia, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, các bộ Giao thông, Công an, Tư pháp đều thống nhất là có căn cứ pháp lý.
Tuy nhiên, yêu cầu cần phải cân đối, tính toán để đảm bảo phù hợp quy định của Hiến pháp 2013, các bộ luật liên quan và tính khả thi khi triển khai thực hiện.
Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh, cần có thời gian để tuyên truyền, phổ biến, vận động, tạo đồng thuận xã hội.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng giao các đơn vị chức năng hoàn chỉnh lại báo cáo để trình Thủ tướng vào đầu tháng 4 này.
Liên quan đến việc kiểm soát tải trọng xe, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ GTVT sẽ đề nghị Chính phủ tạm dừng xử phạt đối với vi phạm về quá tải trọng trục xe được quy định tại Nghị định 107/2014, mà chỉ áp dụng xử phạt đối với phương tiện vượt quá tổng trọng tải vượt cho phép tham gia giao thông.
Trước đó, theo ý kiến của đại diện Bộ Tư pháp và Bộ Công an, các kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm hành vi trên là có cơ sở pháp lý, được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các nghị định về xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Đại diện các Bộ cũng tán thành việc nâng, thay đổi mức phạt, hình thức xử phạt để tăng tính răn đe, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế có thể sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, làm giảm tính khả thi.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, hiện Bộ luật Hình sự đang trong quá trình được nghiên cứu sửa đổi, nên có thể nghiên cứu để đề nghị hình sự hóa các hành vi nguy hiểm như có nồng độ cồn cao trong khi điều khiển phương tiện, điều khiển xe mô tô vào đường cao tốc… Và việc xử lý hình sự các hành vi trên, thông qua tòa án, sẽ giúp tạo sự công minh, có tính khả thi cao nhất.
Nguồn: Gia Văn(Vietnamnet)
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết tại cuộc họp dự thảo báo cáo Thủ tướng về các nội dung liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngày 30/3.
Trước đó, UBATGT Quốc gia đề nghị Chính phủ cần tăng mức xử phạt đối với 4 nhóm hành vi: không chấp hành việc kiểm tra, cố tình bỏ phương tiện, không hợp tác với lực lượng thực thi công vụ trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; chở quá tải cho phép trên 150%; điều khiển xe cơ giới mà trong cơ thể có nồng độ cồn quá mức cho phép; điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc…
Chưa thu xe với tài xế say xỉn. |
Theo đó, cần phải tước giấy phép lái xe 1 năm đối với lái xe chở quá tải trên 150% và phạt 25 triệu đồng; tịch thu phương tiện bao gồm ôtô, xe máy, xe điện mà người điều khiển quá nồng độ cồn; tịch thu xe máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc…
Xung quanh đề xuất tịch thu phương tiện của lái xe vi phạm nồng độ cồn của UBATGT Quốc gia, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, các bộ Giao thông, Công an, Tư pháp đều thống nhất là có căn cứ pháp lý.
Tuy nhiên, yêu cầu cần phải cân đối, tính toán để đảm bảo phù hợp quy định của Hiến pháp 2013, các bộ luật liên quan và tính khả thi khi triển khai thực hiện.
Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh, cần có thời gian để tuyên truyền, phổ biến, vận động, tạo đồng thuận xã hội.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng giao các đơn vị chức năng hoàn chỉnh lại báo cáo để trình Thủ tướng vào đầu tháng 4 này.
Liên quan đến việc kiểm soát tải trọng xe, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ GTVT sẽ đề nghị Chính phủ tạm dừng xử phạt đối với vi phạm về quá tải trọng trục xe được quy định tại Nghị định 107/2014, mà chỉ áp dụng xử phạt đối với phương tiện vượt quá tổng trọng tải vượt cho phép tham gia giao thông.
Video: Đề xuất thu xe máy nếu đi vào đường cao tốc
Trước đó, theo ý kiến của đại diện Bộ Tư pháp và Bộ Công an, các kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm hành vi trên là có cơ sở pháp lý, được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các nghị định về xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Đại diện các Bộ cũng tán thành việc nâng, thay đổi mức phạt, hình thức xử phạt để tăng tính răn đe, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế có thể sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, làm giảm tính khả thi.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, hiện Bộ luật Hình sự đang trong quá trình được nghiên cứu sửa đổi, nên có thể nghiên cứu để đề nghị hình sự hóa các hành vi nguy hiểm như có nồng độ cồn cao trong khi điều khiển phương tiện, điều khiển xe mô tô vào đường cao tốc… Và việc xử lý hình sự các hành vi trên, thông qua tòa án, sẽ giúp tạo sự công minh, có tính khả thi cao nhất.
Nguồn: Gia Văn(Vietnamnet)
Bình luận