• Zalo

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ 3 nguyên nhân khiến giáo dục đại học Việt Nam yếu kém

Giáo dụcThứ Sáu, 13/01/2017 07:41:00 +07:00Google News

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ ra 3 điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Tại hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết xét trong một số trường, một số ngành chất lượng đào tạo vẫn chưa đồng đều. Xét theo yêu cầu của thị trường và nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta vẫn chưa theo kịp.

bo-truong-phung-xuan-nha-1

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Sinh viên ra trường còn thất nghiệp hoặc rất khó khăn trong tìm việc. Những bất cập yếu kém của chất lượng giáo dục đại học bộc lộ ngày càng rõ khiến xã hội lo ngại và bức xúc.

Lý giải nguyên nhân chính của tồn tại này ở góc độ trách nhiệm của nhà cung cấp nguồn nhân lực, Bộ trưởng cho rằng có 3 nguyên nhân chính.

"Đó là đội ngũ cán bộ giảng viên chưa đáp ứng năng lực, cơ sở vật chất không đảm bảo, kinh phí đầu tư để đào tạo cho một sinh viên quá thấp. Thực tế ở Việt Nam hiện nay tính chi phí đào tạo khoảng 500 USD/sinh viên/năm; trong khi các nước chi phí đào tạo khá cao như ở Mỹ khoảng 16 nghìn USD (trường công), 36 nghìn USD (trường tư).

Hệ thống chính sách giáo dục còn bất cập, năng lực quản trị ĐH còn kém.

Đối với vấn đề đào tạo, hiện nay chủ yếu các trường dựa vào kinh nghiệm, nguồn lực vốn có của mình khi xây dựng các chương trình đào tạo", Bộ trưởng Nhạ nói.

Điều này dẫn đến việc nhiều ngành đào tạo có thế mạnh trước đây thì hiện nay tuyển sinh khó khăn, còn những ngành mới thị trường đang có nhu cầu lại không đào tạo, khiến cho sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường thất nghiệp ngày một nhiều.

Điều đó cho thấy cách tiếp cận đào tạo hiện nay của các trường không còn phù hợp.

Yêu cầu đặt ra phải nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã cấp bách, không thể chậm trễ hơn nữa. Nhất là khi Việt Nam đã hội nhập thị trường lao động với các nước ASEAN.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã vạch ra 5 nhóm giải pháp để chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống GD ĐH, khắc phục những bất cập yếu kém để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, gắn đào tạo với nhu cầu, tạo việc làm cho sinh viên.

Nhóm giải pháp thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống các trường ĐH.

Coi đây là giải pháp căn cơ cấp bách và lâu dài, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ, “Để thực giải pháp này, các trường phải tiến hành kiểm định.

Dự kiến, từ nay đến tháng 6/2017 sẽ tiếp tục triển khai kiểm định các trường theo bộ tiêu chí kiểm định đã ban hành. Đến tháng 1/2018 sẽ tiến hành kiểm định theo tiêu chí AUN. Đồng thời, cùng với những đánh giá của thị trường, kết quả kiểm định chính là phương thức phân tầng xếp hạng thay vì hành chính.

Video: Gần 200.000 cử nhân thất nghiệp, Bộ GD-ĐT nhận lỗi

Bên cạnh đó, các trường cần tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất.

"Với đội ngũ giáo viên, sẽ tiến hành rà soát, quy hoạch lại ngành nghề để tính cơ số giáo viên trên nguyên tắc hợp lý, có lộ trình chuyển đổi, ưu tiên đầu tư cho những ngành mới triển vọng", Bộ trưởng Nhạ lưu ý.

Về vấn đề tài chính, Bộ trưởng yêu cầu các trường phải cân đối chất lượng với giá, đi sâu vào chất lượng, không chạy theo số lượng.

Với các trường công, Bộ trưởng yêu cầu khi xây dựng giá học phí phải có lộ trình, không đẩy giá không đúng với chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng. Đa dạng hóa nguồn thu, không chỉ tập trung vào một nguồn thu từ học phí như hiện nay (chiếm tới 95-97%)

Nhóm giải pháp thứ 3, đó là đẩy mạnh quản trị ĐH theo hướng tự chủ. Bộ trưởng yêu cầu các trường tự rà soát lại các ngành đào tạo trên cơ sở bám sát thị trường lao động, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ tầm nhìn 5-10 năm theo hướng chuyển từ từ thâm dụng lao động rẻ sang thâm dụng khoa học công nghệ.

Ngoài ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến nhóm giải pháp cơ chế và xem đây là giải pháp là căn bản.

Cuối cùng, Bộ trưởng cũng nhắc nhở các trường cầnphải xây dựng một bộ phận truyền thông chuyên nghiệp để giới thiệu, quảng bá. về trường.

Bình luận
vtcnews.vn