(VTC News) - Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm nhất trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sáng 11/6 là đầu ra cho sản phẩm nông sản của nông dân.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đặt câu hỏi: “Bộ trưởng sẽ nói gì với bà con nông dân khi lúa bán xuất khẩu thì giá thấp. Khoai, dưa, hành thì không nơi tiêu thụ. Con cá con tôm thì bị kiện bán phá giá”.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, không phải tất cả các sản phẩm nông sản đều như dưa hành. Ông Phát đưa ra con số thông kê giá cả xuất khẩu 5 tháng đầu năm, 10 hàng xuất khẩu thì có 5 mặt hàng xuống giá là gạo, cao su, cà phê, cá tra...trong khi có 5 mặt hàng lên giá như đồ gỗ, sắn, rau, hồ tiêu…
Về giá lúa, Bộ trưởng Phát nói: "Tôi thường xuyên liên hệ với lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL. Trước khi trả lời chất vấn, tôi có gọi điện cho Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ, Hậu Giang, các đồng chí này cho biết năm nay lúa, nông sản được mùa, được giá. Nhìn chung, các mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn bảo đảm được giá trị xuất khẩu".
Đối với câu chuyện ế dưa vừa qua, Bộ trưởng Phát nói: “Dưa xuống giá là do khả năng thông quan thấp và Quảng Ngãi chỉ có 100.000 tấn thôi”. Trong khi đó, ế thừa hành tím ở Sóc Trăng có nguyên nhân chính là do 70% sản lượng là xuất khẩu và chủ yếu là xuất khẩu sang Indonesia.
Theo Bộ trưởng Bộ nông nghiệp, ông đã sang tận Indonesia làm việc với các đồng nghiệp. Theo đó, Indonesia dừng (nhập khẩu hành) từ cuối 2014 vì chính sách dừng nhập khẩu, tự sản xuất trong nước. Việc này đã làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hành tím.
Theo ông Phát, về căn cơ, chúng ta cần làm chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cũng đặt câu hỏi về chính sách sách đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, chúng ta đang đang thực hiện cơ chế thị trường nên tổ chức sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với cơ chế này.
Nền nông nghiệp đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên phải định hướng sản xuất phù hợp với thị trường thế giới, trong khi bản chất thị trường thế giới và thị trường nông sản nói chung luôn có sự thay đổi, nên để đạt được sự ổn định tương đối, nghĩa là sản xuất nông nghiệp nước ta phải bám sát và phản ứng nhanh nhạy với những diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để đạt hiệu quả cao nhất.
“Không thể kỳ vọng có thị trường luôn có giá ổn định mức cao có lợi cho nông dân mà phải tìm cách thích ứng với thị trường” - Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Cũng trong phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát sáng nay, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) lại đề cập tới hàng loạt yếu kém của ngành nông nghiệp như: Việc phát triển nông nghiệp hiện nay thiếu tuân thủ quy hoạch, thiếu liên kết 4 nhà; thiếu định hướng tư vấn của Nhà nước nên sản xuất hàng hoá chạy theo lợi nhuận trước mắt, không tính đến lâu dài.
“Vì thế, cung vượt quá cầu, một số lĩnh vực được mùa mất giá. Lúc chặt điều trồng cao su, lúc chặt cao su trồng cà phê, lúc chặt cà phê trồng hạt tiêu… khó khăn và rối loạn, thua lỗ trong sản xuất”, đại biểu Phương nói. Đại biểu này cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng sắp tới như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, người đứng đầu Bộ NN&PTNT cho rằng, Chính phủ đã có chỉ đạo, trong đó tập trung rà soát quy hoạch, hướng cho sản xuất cây trồng, vật nuôi có khả năng tiêu thụ tốt hơn; hỗ trợ vốn, kỹ thuật để sản phẩm năng xuất cao hơn.
Tuy nhiên điều kiện ta hiện nay theo yêu cầu cần phát triển mạnh doanh nghiệp (DN) và các tổ hợp tác, đặc biệt là doanh nghiệp. Chỉ khi phát triển theo chuỗi, gắn kết thì mới hạn chế phát triển tự phát.
Kinh nghiệm hơn 20 năm qua cho thấy, cách tốt nhất phải lựa chọn và phát huy những lợi thế của nước ta, hỗ trợ nông dân làm ra sản phẩm với chất lượng cao hơn giá thành hạ để trong mọi tình huống thị trường nông sản có khả năng cạnh tranh cao, bán được nhiều hơn với giá có lợi cho nông dân.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng đưa ra vấn đề ngư dân tiêu thụ sản phẩm phải phụ thuộc vào thương lái, Bộ trưởng Phát thừa nhận: “Bộ đã nhìn thấy tồn tại này”.
Vì thế, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 67 về hỗ trợ ngư dân vay vốn để ra khơi sản xuất. Khi ngư dân chủ động được về vốn, thì sẽ không bị phụ thuộc về vốn về vật tư, lương thực thực phẩm từ thương lái…
Do đó, khi trở về từ ngư trường sẽ không phải trả bằng sản phẩm và chịu ép giá từ thương lái. Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tới nay đã có 23 tỷ đồng vốn vay từ Nghị định 67 được “rót” cho ngư dân.
Tuy nhiên, theo ông Phát, đây là chỉ là 1 giải pháp, còn các giải pháp khác sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, như hình thành các tổ đội sản xuất, phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần, phát triển mạnh hơn hệ thống chế biến thu mua sản phẩm cho ngư dân…
Châu Anh
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đặt câu hỏi: “Bộ trưởng sẽ nói gì với bà con nông dân khi lúa bán xuất khẩu thì giá thấp. Khoai, dưa, hành thì không nơi tiêu thụ. Con cá con tôm thì bị kiện bán phá giá”.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, không phải tất cả các sản phẩm nông sản đều như dưa hành. Ông Phát đưa ra con số thông kê giá cả xuất khẩu 5 tháng đầu năm, 10 hàng xuất khẩu thì có 5 mặt hàng xuống giá là gạo, cao su, cà phê, cá tra...trong khi có 5 mặt hàng lên giá như đồ gỗ, sắn, rau, hồ tiêu…
Bộ trưởng Cao Đức Phát |
Đối với câu chuyện ế dưa vừa qua, Bộ trưởng Phát nói: “Dưa xuống giá là do khả năng thông quan thấp và Quảng Ngãi chỉ có 100.000 tấn thôi”. Trong khi đó, ế thừa hành tím ở Sóc Trăng có nguyên nhân chính là do 70% sản lượng là xuất khẩu và chủ yếu là xuất khẩu sang Indonesia.
Theo Bộ trưởng Bộ nông nghiệp, ông đã sang tận Indonesia làm việc với các đồng nghiệp. Theo đó, Indonesia dừng (nhập khẩu hành) từ cuối 2014 vì chính sách dừng nhập khẩu, tự sản xuất trong nước. Việc này đã làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hành tím.
Theo ông Phát, về căn cơ, chúng ta cần làm chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cũng đặt câu hỏi về chính sách sách đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, chúng ta đang đang thực hiện cơ chế thị trường nên tổ chức sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với cơ chế này.
Nền nông nghiệp đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên phải định hướng sản xuất phù hợp với thị trường thế giới, trong khi bản chất thị trường thế giới và thị trường nông sản nói chung luôn có sự thay đổi, nên để đạt được sự ổn định tương đối, nghĩa là sản xuất nông nghiệp nước ta phải bám sát và phản ứng nhanh nhạy với những diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để đạt hiệu quả cao nhất.
“Không thể kỳ vọng có thị trường luôn có giá ổn định mức cao có lợi cho nông dân mà phải tìm cách thích ứng với thị trường” - Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Cũng trong phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát sáng nay, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) lại đề cập tới hàng loạt yếu kém của ngành nông nghiệp như: Việc phát triển nông nghiệp hiện nay thiếu tuân thủ quy hoạch, thiếu liên kết 4 nhà; thiếu định hướng tư vấn của Nhà nước nên sản xuất hàng hoá chạy theo lợi nhuận trước mắt, không tính đến lâu dài.
“Vì thế, cung vượt quá cầu, một số lĩnh vực được mùa mất giá. Lúc chặt điều trồng cao su, lúc chặt cao su trồng cà phê, lúc chặt cà phê trồng hạt tiêu… khó khăn và rối loạn, thua lỗ trong sản xuất”, đại biểu Phương nói. Đại biểu này cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng sắp tới như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, người đứng đầu Bộ NN&PTNT cho rằng, Chính phủ đã có chỉ đạo, trong đó tập trung rà soát quy hoạch, hướng cho sản xuất cây trồng, vật nuôi có khả năng tiêu thụ tốt hơn; hỗ trợ vốn, kỹ thuật để sản phẩm năng xuất cao hơn.
Tuy nhiên điều kiện ta hiện nay theo yêu cầu cần phát triển mạnh doanh nghiệp (DN) và các tổ hợp tác, đặc biệt là doanh nghiệp. Chỉ khi phát triển theo chuỗi, gắn kết thì mới hạn chế phát triển tự phát.
Kinh nghiệm hơn 20 năm qua cho thấy, cách tốt nhất phải lựa chọn và phát huy những lợi thế của nước ta, hỗ trợ nông dân làm ra sản phẩm với chất lượng cao hơn giá thành hạ để trong mọi tình huống thị trường nông sản có khả năng cạnh tranh cao, bán được nhiều hơn với giá có lợi cho nông dân.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng đưa ra vấn đề ngư dân tiêu thụ sản phẩm phải phụ thuộc vào thương lái, Bộ trưởng Phát thừa nhận: “Bộ đã nhìn thấy tồn tại này”.
Vì thế, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 67 về hỗ trợ ngư dân vay vốn để ra khơi sản xuất. Khi ngư dân chủ động được về vốn, thì sẽ không bị phụ thuộc về vốn về vật tư, lương thực thực phẩm từ thương lái…
Do đó, khi trở về từ ngư trường sẽ không phải trả bằng sản phẩm và chịu ép giá từ thương lái. Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tới nay đã có 23 tỷ đồng vốn vay từ Nghị định 67 được “rót” cho ngư dân.
Tuy nhiên, theo ông Phát, đây là chỉ là 1 giải pháp, còn các giải pháp khác sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, như hình thành các tổ đội sản xuất, phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần, phát triển mạnh hơn hệ thống chế biến thu mua sản phẩm cho ngư dân…
Châu Anh
Bình luận