(VTC News) – Đa số đại biểu Quốc hội đề nghị thu hẹp đối tượng được ở, thuê nhà công vụ để tránh việc sử dụng lãng phí.
Bộ trưởng mới được hưởng nhà công vụ
Sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về luật nhà ở với nhiều nội dung quan trọng. Thời gian qua, những quy định về nhà công vụ trong luật hiện hành được nhiều đại biểu Quốc hội cho là chưa chặt chẽ và chưa thực sự công khai, minh bạch, dễ bị biến tướng.
Thảo luận về vấn đề này, rất nhiều đại biểu cho rằng cần quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn về đối tượng
Chỉ ra sự bất bình đẳng trong sử dụng nhà công vụ, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) thẳng thắn nêu thực tế cùng là cán bộ nhưng hưởng nhà công vụ lại khác nhau.
Ông Hà dẫn chứng: Ngay tại Hà Nội, các đồng chí ở quận, huyện khi lên nội đô công tác được thuê nhà với giá 4 triệu đồng. Chưa kể thụ hưởng nhiều ưu đãi về điện, nước, dịch vụ y tế. Trong khi đó, các đồng chí được điều đi công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo thì điều kiện sống lại vô cùng khó khăn.
Vì vậy, vị đại biểu này đề xuất nhà nước cần đầu tư nhà công vụ tại vùng sâu, xa, vùng khó khăn biên giới hải đảo chứ không nên phát triển nhà công vụ tràn lan như hiện nay.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Đỗ Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng: "Nên khoanh lại đối tượng, chứ cứ lo tất thì không nên. Cần có chế tài xử lý nếu không cứ ở nhà rồi chiếm nhà luôn".
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đưa ra kiến nghị, chỉ hỗ trợ nhà ở công vụ cho cán bộ cấp từ bộ trưởng trở lên. Do đó cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng nhà công vụ để sử dụng cho hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải lãng phí.
Trong khi đó, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nêu quan điểm cần tiết kiệm tiền khi đất nước đang còn nhiều khó khăn. Vì vậy, chính sách phát triển nhà ở công vụ cần nghiên cứu thu hẹp đối tượng.
Do vậy đối tượng ở nhà công vụ chỉ dành cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang còn công tác, cán bộ đang công tác, hay người công tác tại vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Cho người nước ngoài mua nhà
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm thống nhất với quy định của dự thảo Luật về việc mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Song cũng có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn về thời hạn cư trú tại Việt Nam cũng như các điều kiện hạn chế cụ thể khác để tránh đầu cơ, gây lũng đoạn thị trường nhà ở tại Việt Nam.
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) đề nghị quy định chặt chẽ điều kiện người nước ngoài được mua nhà để tránh lũng đoạn thị trường, bảo đảm an ninh trật tự.
“Nếu quy định cá nhân nước ngoài được phép mua nhà là những người được nhập cảnh vào Việt Nam thì tôi hơi băn khoăn vì đối tượng quá rộng, không tính đến thời gian nhập cảnh, mục đích nhập cảnh…”, ông Minh nói.
Ủng hộ quan điểm cho người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng quy định trên đã bám sát Nghị quyết số 19 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ông Vẻ nêu quan điểm: "Cho người nước ngoài mua sở hữu nhà tại Việt Nam chính là xuất khẩu tại chỗ".
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, quy định cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong dự thảo Luật đã được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thi hành Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo ông Lý, quy định như dự thảo Luật không chỉ nhằm thu hút vốn của nước ngoài vào Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển.
Ông Phan Trung Lý phân tích thêm: "Với quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở như hạn chế về số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư cũng như số lượng nhà ở riêng lẻ trong một khu vực dân cư, không mua nhà ở những khu vực cần bảo đảm quốc phòng an ninh thì không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước và vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm".
Minh Đức
Bộ trưởng mới được hưởng nhà công vụ
Sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về luật nhà ở với nhiều nội dung quan trọng. Thời gian qua, những quy định về nhà công vụ trong luật hiện hành được nhiều đại biểu Quốc hội cho là chưa chặt chẽ và chưa thực sự công khai, minh bạch, dễ bị biến tướng.
Khu nhà công vụ ở Hoàng Cầu, Hà Nội. Ảnh: L.H.V |
Thảo luận về vấn đề này, rất nhiều đại biểu cho rằng cần quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn về đối tượng
Chỉ ra sự bất bình đẳng trong sử dụng nhà công vụ, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) thẳng thắn nêu thực tế cùng là cán bộ nhưng hưởng nhà công vụ lại khác nhau.
Ông Hà dẫn chứng: Ngay tại Hà Nội, các đồng chí ở quận, huyện khi lên nội đô công tác được thuê nhà với giá 4 triệu đồng. Chưa kể thụ hưởng nhiều ưu đãi về điện, nước, dịch vụ y tế. Trong khi đó, các đồng chí được điều đi công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo thì điều kiện sống lại vô cùng khó khăn.
Vì vậy, vị đại biểu này đề xuất nhà nước cần đầu tư nhà công vụ tại vùng sâu, xa, vùng khó khăn biên giới hải đảo chứ không nên phát triển nhà công vụ tràn lan như hiện nay.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Đỗ Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng: "Nên khoanh lại đối tượng, chứ cứ lo tất thì không nên. Cần có chế tài xử lý nếu không cứ ở nhà rồi chiếm nhà luôn".
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phát biểu |
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đưa ra kiến nghị, chỉ hỗ trợ nhà ở công vụ cho cán bộ cấp từ bộ trưởng trở lên. Do đó cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng nhà công vụ để sử dụng cho hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải lãng phí.
Trong khi đó, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nêu quan điểm cần tiết kiệm tiền khi đất nước đang còn nhiều khó khăn. Vì vậy, chính sách phát triển nhà ở công vụ cần nghiên cứu thu hẹp đối tượng.
Do vậy đối tượng ở nhà công vụ chỉ dành cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang còn công tác, cán bộ đang công tác, hay người công tác tại vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Cho người nước ngoài mua nhà
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm thống nhất với quy định của dự thảo Luật về việc mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Song cũng có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn về thời hạn cư trú tại Việt Nam cũng như các điều kiện hạn chế cụ thể khác để tránh đầu cơ, gây lũng đoạn thị trường nhà ở tại Việt Nam.
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) đề nghị quy định chặt chẽ điều kiện người nước ngoài được mua nhà để tránh lũng đoạn thị trường, bảo đảm an ninh trật tự.
“Nếu quy định cá nhân nước ngoài được phép mua nhà là những người được nhập cảnh vào Việt Nam thì tôi hơi băn khoăn vì đối tượng quá rộng, không tính đến thời gian nhập cảnh, mục đích nhập cảnh…”, ông Minh nói.
Ủng hộ quan điểm cho người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng quy định trên đã bám sát Nghị quyết số 19 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ông Vẻ nêu quan điểm: "Cho người nước ngoài mua sở hữu nhà tại Việt Nam chính là xuất khẩu tại chỗ".
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, quy định cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong dự thảo Luật đã được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thi hành Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo ông Lý, quy định như dự thảo Luật không chỉ nhằm thu hút vốn của nước ngoài vào Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển.
Ông Phan Trung Lý phân tích thêm: "Với quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở như hạn chế về số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư cũng như số lượng nhà ở riêng lẻ trong một khu vực dân cư, không mua nhà ở những khu vực cần bảo đảm quốc phòng an ninh thì không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước và vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm".
Bình luận