(VTC News) – Bộ trưởng GD-ĐT khẳng định trong đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa không tồn tại lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.
Sáng 20/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận (đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) đã giải trình thêm trước Quốc hội những vấn đề các đại biểu quan tâm liên quan đến đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa là một công việc mang tính khoa học liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Ở các nước có nền giáo dục phát triển, công việc này do các Viện nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa đảm nhận. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp về lĩnh vực này và chưa có đội ngũ chuyên sâu nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa.
“Cách làm của chúng ta là huy động các nhà giáo, khoa học chuyên gia biên soạn, từng bước khắc phục, Bộ GD-ĐT cử các chuyên gia đi học khoa học về phát triển chương trình, sách giáo khoa. Khi đủ điều kiện, Bộ GD-ĐT báo cáo Chính phủ cho thành lập viện nghiên cứu chương trình,sách giáo khoa”, Bộ trưởng Luận thông tin.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết thêm những lần biên soạn sách giáo khoa trước không có nhiều chuyên gia tham gia.
“Do yêu cầu đòi hỏi cao, thời gian tập trung cho việc dài và chế độ đãi ngộ cho các chuyên gia viết sách còn chưa thỏa đáng”, Bộ trưởng Luận lý giải.
Do đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT dự báo lực chuyên gia tham gia trong lần này ít hơn vì được làm theo cách mới, theo hướng tiếp cận năng lực.
“Dự báo có 2 khả năng. Khả năng thứ nhất, với cơ chế xã hội hóa sẽ giải phóng được sức sản xuất của xã hội, sẽ có nhiều cá nhân, nhiều nhóm tham gia biên soạn và sách giáo khoa sẽ tốt và đa dạng.
Khả năng thứ hai là chưa có nhiều người sẵn sàng tham gia viết sách, sách viết ra không đáp ứng yêu cầu và không kịp thời gian, và khả năng có mảng không có ai tham gia”, Bộ trưởng Luận nói.
Vì vậy, đề án đã đề xuất Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia viết sách giáo khoa để Chính phủ chủ động ứng phó với mọi tình huống xảy ra.
“Trong khi mô hình mới chưa xuất hiện, mới chỉ có trong tính toán của chúng ta thì có nên loại bỏ ngay mô hình đã có, mô hình đã được kiểm nghiệm, đã hoàn thành nhiệm vụ của Quốc hội và Chính phủ giao”, ông Luận băn khoăn.
Trước những băn khoăn của đại biểu Quốc hôi, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng khẳng định: “Thưa Quốc hội, ở đây tuyệt nhiên không có lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Phương án xã hội hóa sách giáo khoa là do Bộ GD-ĐT đề xuất, Chính phủ thảo luận, quyết định và trình ra Quốc hội”.
Trong lịch sử, Bộ GD-ĐT chưa bao giờ trực tiếp viết sách giáo khoa, và cũng không trực tiếp viết sách giáo khoa.
Việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa là do các nhà giáo, chuyên gia tham gia. Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức bộ máy vận hành, phát hiện và tuyển chọn nhân sự, hỗ trợ chuyên môn cho các chuyên gia viết sách…
Thẩm định sách do mội hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo, chuyên gia am hiểu không tham gia viết sách do Bộ GD-ĐT, ban tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam giới thiệu.
“Đây là một hội đồng độc lập, không phải hội đồng của Bộ GD-ĐT lập ra để thậm định sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT viết ra. Hội đồng này sẽ hoạt động theo quy chế riêng, đảm bảo tính khách quan, độc lập”, Bộ trưởng Luận thông tin đến các đại biểu.
Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm đưa ra tiêu chí, tiêu chuẩn của các thành viên của hội đồng và hoạt động thế nào. Bộ sẽ căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định quốc gia để cho phép lưu hành những bộ sách đạt yêu cầu.
Trước băn khoăn của các đại biểu về vấn đề binh đẳng công bằng, giữa các tổ chức viết sách giáo khoa, Bộ trưởng Luận khẳng định: “Kinh phí chúng tôi nêu trong đề án là để viết một bộ sách chứ không phải cấp cho Bộ GD-ĐT để biên soạn sách giáo khoa”.
Bộ trưởng Luận cho rằng vấn đề công bằng và bình đẳng trong việc tham gia viết sách có nhiều biện pháp kỹ thuật để xử lý.
Trả lời về tính khả thi của đề án, người đứng đầu Bộ GD-ĐT cho biết hiện nay cơ sở vật chất đã được bổ sung và cải thiện tuy nhiên còn nhiều bất cập ở vùng sâu, hải đảo.
Để đổi mới căn bản giáo dục đào tạo, Chính phủ có 18 đề án liên quan trong đó có đề án về cơ sở vật chất trang thiết bị, đổi mới giáo viên, đề án đổi mới các trường sư phạm…
Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT cho rằng phải đảm yêu cầu cập nhật tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học các nước phát triển và phù hợp với điều kiện hiện tại của phần lớn các trường ở Việt Nam.
Phạm Thịnh
Sáng 20/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận (đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) đã giải trình thêm trước Quốc hội những vấn đề các đại biểu quan tâm liên quan đến đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa là một công việc mang tính khoa học liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận |
“Cách làm của chúng ta là huy động các nhà giáo, khoa học chuyên gia biên soạn, từng bước khắc phục, Bộ GD-ĐT cử các chuyên gia đi học khoa học về phát triển chương trình, sách giáo khoa. Khi đủ điều kiện, Bộ GD-ĐT báo cáo Chính phủ cho thành lập viện nghiên cứu chương trình,sách giáo khoa”, Bộ trưởng Luận thông tin.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết thêm những lần biên soạn sách giáo khoa trước không có nhiều chuyên gia tham gia.
“Do yêu cầu đòi hỏi cao, thời gian tập trung cho việc dài và chế độ đãi ngộ cho các chuyên gia viết sách còn chưa thỏa đáng”, Bộ trưởng Luận lý giải.
|
“Dự báo có 2 khả năng. Khả năng thứ nhất, với cơ chế xã hội hóa sẽ giải phóng được sức sản xuất của xã hội, sẽ có nhiều cá nhân, nhiều nhóm tham gia biên soạn và sách giáo khoa sẽ tốt và đa dạng.
Khả năng thứ hai là chưa có nhiều người sẵn sàng tham gia viết sách, sách viết ra không đáp ứng yêu cầu và không kịp thời gian, và khả năng có mảng không có ai tham gia”, Bộ trưởng Luận nói.
Vì vậy, đề án đã đề xuất Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia viết sách giáo khoa để Chính phủ chủ động ứng phó với mọi tình huống xảy ra.
“Trong khi mô hình mới chưa xuất hiện, mới chỉ có trong tính toán của chúng ta thì có nên loại bỏ ngay mô hình đã có, mô hình đã được kiểm nghiệm, đã hoàn thành nhiệm vụ của Quốc hội và Chính phủ giao”, ông Luận băn khoăn.
Bộ GD-ĐT vẫn giữ đề xuất Bộ sẽ chủ động viết một bộ sách giáo khoa và khuyến khích các tổ chức, cá nhân viết sách giáo khoa khác |
Trong lịch sử, Bộ GD-ĐT chưa bao giờ trực tiếp viết sách giáo khoa, và cũng không trực tiếp viết sách giáo khoa.
Việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa là do các nhà giáo, chuyên gia tham gia. Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức bộ máy vận hành, phát hiện và tuyển chọn nhân sự, hỗ trợ chuyên môn cho các chuyên gia viết sách…
Thẩm định sách do mội hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo, chuyên gia am hiểu không tham gia viết sách do Bộ GD-ĐT, ban tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam giới thiệu.
“Đây là một hội đồng độc lập, không phải hội đồng của Bộ GD-ĐT lập ra để thậm định sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT viết ra. Hội đồng này sẽ hoạt động theo quy chế riêng, đảm bảo tính khách quan, độc lập”, Bộ trưởng Luận thông tin đến các đại biểu.
Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm đưa ra tiêu chí, tiêu chuẩn của các thành viên của hội đồng và hoạt động thế nào. Bộ sẽ căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định quốc gia để cho phép lưu hành những bộ sách đạt yêu cầu.
Trước băn khoăn của các đại biểu về vấn đề binh đẳng công bằng, giữa các tổ chức viết sách giáo khoa, Bộ trưởng Luận khẳng định: “Kinh phí chúng tôi nêu trong đề án là để viết một bộ sách chứ không phải cấp cho Bộ GD-ĐT để biên soạn sách giáo khoa”.
Bộ trưởng Luận cho rằng vấn đề công bằng và bình đẳng trong việc tham gia viết sách có nhiều biện pháp kỹ thuật để xử lý.
Trả lời về tính khả thi của đề án, người đứng đầu Bộ GD-ĐT cho biết hiện nay cơ sở vật chất đã được bổ sung và cải thiện tuy nhiên còn nhiều bất cập ở vùng sâu, hải đảo.
Để đổi mới căn bản giáo dục đào tạo, Chính phủ có 18 đề án liên quan trong đó có đề án về cơ sở vật chất trang thiết bị, đổi mới giáo viên, đề án đổi mới các trường sư phạm…
Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT cho rằng phải đảm yêu cầu cập nhật tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học các nước phát triển và phù hợp với điều kiện hiện tại của phần lớn các trường ở Việt Nam.
Phạm Thịnh
Bình luận