(VTC News) – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, việc thực hiện thông tư 30 về việc bỏ chấm điểm ở cấp tiểu học đã giúp giảm hẳn vấn nạn dạy thêm và giúp học sinh tự tin hơn.
Chiều 12/6, đại biểu Nguyễn Văn Minh (TP.HCM) đã tỏ ra băn khoăn khi việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 còn ý kiến trái chiều.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phân tích việc chuyển từ đánh giá học sinh tiểu học bằng kết quả điểm, sang đánh giá thường xuyên bằng nhận xét kết hợp với điểm thi cuối năm là một bước chuyển phù hợp với thực tế đang triển khai tại các nước phát triển.
“Việc này phù hợp với thay đổi từ học vì điểm số sang học để hình thành kỹ năng, phẩm chất con người trong quá trình phát triển”, Bộ trưởng Luận nói.
Ông Luận cho biết quá trình này được nghiên cứu, tiếp thu với kinh nghiệm quốc tế và đã triển khai thí nghiệm, thực nghiệm trong 3 năm tại hơn 1.000 trường.
Trong quá trình triển khai đồng loạt có xuất hiện một vài trục trặc nhỏ: “Như nơi khen thưởng khắt khe quá, nơi nới rộng quá, gia đình không biết điểm số của các cháu. Chúng tôi sẽ có chấn chỉnh”, ông Luận nói.
Từ các kênh thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy việc học thêm dạy thêm giảm đi. “Việc học thêm giảm đi; cân chỉnh lại động lực học tập của các cháu; tránh việc phân loại các cháu. Nếu cháu nào học yếu hơn bạn thì dẫn đến tự ti, chán học, bỏ học. Cháu được điểm giỏi thì chủ quan…”, ông Luận dẫn chứng.
“Chúng tôi đang tiếp tục lắng nghe để có điều chỉnh, tập huấn cho giáo viên, lãnh đạo các cấp để giải quyết các vướng mắc về đánh giá học sinh tiểu học mà đại biểu nêu và Bộ nắm được” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng việc thực hiện thông tư một cách đột ngột khiến cho nhiều phụ huynh bức xúc.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Luận cho rằng khi triển khai Thông tư 30, khối lượng công việc của giáo viên có tăng bởi nhiều nguyên nhân.
“Thứ nhất: Lớp học của chúng ta phổ biến sĩ số đông, nhiều lớp từ 45 - 50 học sinh nên khi phải quan tâm đến từng học sinh, khối lượng của giáo viên sẽ tăng.
Thứ hai: Vì mới làm nên thầy cô giáo còn bỡ ngỡ, chưa quen, nên vất vả hơn.
Thứ ba: Một số quy định cũ, chúng tôi đã quyết định hủy bỏ, nhưng chưa được triển khai nghiêm túc ở cấp dưới; một số thói quen cũ chưa thay đổi kịp”, Bộ trưởng Luận nói.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng chia sẻ thêm quyển sổ giáo viên thực chất là quyển sổ tay để giáo viên ghi nhớ những điều cần lưu ý với học sinh, những điều cần trao đổi với phụ huynh thì thực tế quyển sổ này lại trở thành chứng cứ để Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá xem giáo viên có làm tốt không?
“Bởi vậy, giáo viên ngày nào cũng phải ghi chép, đó là sự lệch lạc cần chấn chỉnh. Chúng tôi cũng chấn chỉnh để giảm công việc hành chính không cần thiết để giáo viên tập trung vào việc chính là tư vấn, giảng dạy học sinh. Thêm vào đó, khi đã thành thục, công việc của các thầy cô sẽ giảm nhẹ đi”, Bộ trưởng Luận nói thêm.
Trong quá trình triển khai thí điểm, Bộ Giáo dục cũng đã triển khai thực hiện ở nhiều tỉnh miền núi, trường đông học sinh dân tộc, đông giáo viên người dân tộc.
Kết quả là những trường càng khó khăn việc thì triển khai lại nhẹ nhàng và hiệu quả rất rõ rệt.
“Ở Lào Cai - địa phương tôi đã đến tận nơi không phải chỉ một lần. Nghệ An, chúng tôi vào vùng sâu không phải một lần và nhiều tỉnh khác nữa, nhưng việc triển khai đều không gặp vấn đề gì”, Bộ trưởng Luận thông tin.
Phạm Thịnh
Chiều 12/6, đại biểu Nguyễn Văn Minh (TP.HCM) đã tỏ ra băn khoăn khi việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 còn ý kiến trái chiều.
Nhiều đại biểu băn khoăn đặt câu hỏi về những khó khăn khi thực hiện thông tư 30 |
“Việc này phù hợp với thay đổi từ học vì điểm số sang học để hình thành kỹ năng, phẩm chất con người trong quá trình phát triển”, Bộ trưởng Luận nói.
Ông Luận cho biết quá trình này được nghiên cứu, tiếp thu với kinh nghiệm quốc tế và đã triển khai thí nghiệm, thực nghiệm trong 3 năm tại hơn 1.000 trường.
Trong quá trình triển khai đồng loạt có xuất hiện một vài trục trặc nhỏ: “Như nơi khen thưởng khắt khe quá, nơi nới rộng quá, gia đình không biết điểm số của các cháu. Chúng tôi sẽ có chấn chỉnh”, ông Luận nói.
Từ các kênh thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy việc học thêm dạy thêm giảm đi. “Việc học thêm giảm đi; cân chỉnh lại động lực học tập của các cháu; tránh việc phân loại các cháu. Nếu cháu nào học yếu hơn bạn thì dẫn đến tự ti, chán học, bỏ học. Cháu được điểm giỏi thì chủ quan…”, ông Luận dẫn chứng.
“Chúng tôi đang tiếp tục lắng nghe để có điều chỉnh, tập huấn cho giáo viên, lãnh đạo các cấp để giải quyết các vướng mắc về đánh giá học sinh tiểu học mà đại biểu nêu và Bộ nắm được” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn chiều 12/6 |
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Luận cho rằng khi triển khai Thông tư 30, khối lượng công việc của giáo viên có tăng bởi nhiều nguyên nhân.
“Thứ nhất: Lớp học của chúng ta phổ biến sĩ số đông, nhiều lớp từ 45 - 50 học sinh nên khi phải quan tâm đến từng học sinh, khối lượng của giáo viên sẽ tăng.
Thứ hai: Vì mới làm nên thầy cô giáo còn bỡ ngỡ, chưa quen, nên vất vả hơn.
Thứ ba: Một số quy định cũ, chúng tôi đã quyết định hủy bỏ, nhưng chưa được triển khai nghiêm túc ở cấp dưới; một số thói quen cũ chưa thay đổi kịp”, Bộ trưởng Luận nói.
Lời hứa của các Bộ trưởng tại phiên chất vấn trước Quốc hội
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng chia sẻ thêm quyển sổ giáo viên thực chất là quyển sổ tay để giáo viên ghi nhớ những điều cần lưu ý với học sinh, những điều cần trao đổi với phụ huynh thì thực tế quyển sổ này lại trở thành chứng cứ để Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá xem giáo viên có làm tốt không?
“Bởi vậy, giáo viên ngày nào cũng phải ghi chép, đó là sự lệch lạc cần chấn chỉnh. Chúng tôi cũng chấn chỉnh để giảm công việc hành chính không cần thiết để giáo viên tập trung vào việc chính là tư vấn, giảng dạy học sinh. Thêm vào đó, khi đã thành thục, công việc của các thầy cô sẽ giảm nhẹ đi”, Bộ trưởng Luận nói thêm.
Trong quá trình triển khai thí điểm, Bộ Giáo dục cũng đã triển khai thực hiện ở nhiều tỉnh miền núi, trường đông học sinh dân tộc, đông giáo viên người dân tộc.
Kết quả là những trường càng khó khăn việc thì triển khai lại nhẹ nhàng và hiệu quả rất rõ rệt.
“Ở Lào Cai - địa phương tôi đã đến tận nơi không phải chỉ một lần. Nghệ An, chúng tôi vào vùng sâu không phải một lần và nhiều tỉnh khác nữa, nhưng việc triển khai đều không gặp vấn đề gì”, Bộ trưởng Luận thông tin.
Phạm Thịnh
Bình luận