Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền lý giải vì sao ở nhiều địa phương, các hộ dân phải 'chạy' để được vào diện hộ nghèo.
Trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 12/10, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền đã trực tiếp giải đáp những thắc mắc của người dân về cách thức bình xét hộ nghèo ở một số địa phương.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, quy định về rà soát hộ nghèo có Quy định 21 của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ từng cơ sở, thôn, bản phải xác lập danh sách hộ nghèo, trên cơ sở đó bình xét có sự tham gia của, cấp ủy, các tổ chức đoàn thể sau đó công khai.
Vì thế, trước phản ánh của người dân về hiện tượng bình xét hộ nghèo theo cách xoay vòng, Bộ trưởng Chuyền khẳng định: "Nếu như đơn vị làm xoay vòng được xếp vào dạng hộ nghèo là hoàn toàn trái với quy định của Nhà nước, và tôi nghĩ rằng dứt khoát những trường hợp phải xem xét lại cho phù hợp".
Về việc "chạy" hộ nghèo, Bộ trưởng Chuyền cho biết, Bộ đã nhận được một số phản ánh tại một số địa phương. Bà cho rằng, nguyên nhân khiến người dân ở lại diện hộ nghèo là do khi ở diện này thì được hỗ trợ chính sách miễn giảm học phí, nhà ở...
"Tôi cho rằng, đây là chính sách hỗ trợ những người khó khăn làm cho họ chủ động vươn lên là chính, với 2 nhóm chính là hỗ trợ giúp vay vốn, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hay cho vay cho con đi học thì sẽ tiếp tục được phát huy. Còn trong năm nay và năm 2015, các chính sách cho không trực tiếp sẽ dần phải giảm đi", Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nói.
"Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2016, tiêu chí về hộ nghèo tính trên phần thu nhập cũng sẽ không phù hợp. Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH sẽ đề xuất với Chính phủ nghiên cứu chuẩn nghèo đa chiều và đang xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân, địa phương để làm cơ sở xác định chuẩn nghèo đa chiều và áp dụng trong giai đoạn 2016-2020".
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng nói "không" với áp tỷ lệ hộ nghèo.
Theo Bộ trưởng, việc áp tỷ lệ hộ nghèo trái với chính sách tốt đẹp về người nghèo của Đảng và Nhà nước, vì bình xét là không vì thành tích, tỉ lệ mà phải thực chất trên thực tế số hộ nghèo đến đâu. Bà cho biết, "dẫu có tỉ lệ lên 16,17% thực chất có những nơi lên đến 30-40% thì vẫn nằm trong diện nghèo và phân theo chuẩn nghèo của Nhà nước quy định".
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013 được Bộ LĐ-TB&XH công bố tháng 5/2014, cả nước có gần 1,8 triệu hộ nghèo, giảm 1,8% so với năm 2012; tổng số hộ cận nghèo là trên 1,4 triệu hộ, giảm 0,25% so với năm 2012.
Theo ĐVO
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, quy định về rà soát hộ nghèo có Quy định 21 của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ từng cơ sở, thôn, bản phải xác lập danh sách hộ nghèo, trên cơ sở đó bình xét có sự tham gia của, cấp ủy, các tổ chức đoàn thể sau đó công khai.
Vì thế, trước phản ánh của người dân về hiện tượng bình xét hộ nghèo theo cách xoay vòng, Bộ trưởng Chuyền khẳng định: "Nếu như đơn vị làm xoay vòng được xếp vào dạng hộ nghèo là hoàn toàn trái với quy định của Nhà nước, và tôi nghĩ rằng dứt khoát những trường hợp phải xem xét lại cho phù hợp".
Về việc "chạy" hộ nghèo, Bộ trưởng Chuyền cho biết, Bộ đã nhận được một số phản ánh tại một số địa phương. Bà cho rằng, nguyên nhân khiến người dân ở lại diện hộ nghèo là do khi ở diện này thì được hỗ trợ chính sách miễn giảm học phí, nhà ở...
Ảnh minh hoạ |
"Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2016, tiêu chí về hộ nghèo tính trên phần thu nhập cũng sẽ không phù hợp. Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH sẽ đề xuất với Chính phủ nghiên cứu chuẩn nghèo đa chiều và đang xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân, địa phương để làm cơ sở xác định chuẩn nghèo đa chiều và áp dụng trong giai đoạn 2016-2020".
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng nói "không" với áp tỷ lệ hộ nghèo.
Theo Bộ trưởng, việc áp tỷ lệ hộ nghèo trái với chính sách tốt đẹp về người nghèo của Đảng và Nhà nước, vì bình xét là không vì thành tích, tỉ lệ mà phải thực chất trên thực tế số hộ nghèo đến đâu. Bà cho biết, "dẫu có tỉ lệ lên 16,17% thực chất có những nơi lên đến 30-40% thì vẫn nằm trong diện nghèo và phân theo chuẩn nghèo của Nhà nước quy định".
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013 được Bộ LĐ-TB&XH công bố tháng 5/2014, cả nước có gần 1,8 triệu hộ nghèo, giảm 1,8% so với năm 2012; tổng số hộ cận nghèo là trên 1,4 triệu hộ, giảm 0,25% so với năm 2012.
Theo ĐVO
Bình luận