(VTC News) - Sáng 12/6, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nêu mỗi năm ngân sách dành số tiền rất lớn cho nghiên cứu khoa học nhưng có rất ít công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng cao mà chủ yếu nghiên cứu ra rồi xếp ngăn kéo. Sản phẩm khoa học nghiệm thu trên bàn là chủ yếu.
"Xin hỏi bộ trưởng thực trạng vấn đề này và biện pháp khắc phục?", đại biểu Cường chất vấn.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng nhiều đề tài in ấn rất đẹp rồi xếp ngăn kéo. Một số người nói lĩnh vực nghiên cứu khoa học rất dễ kiếm tiền. Nhiều đề tài tốn vài tỷ đồng nhưng không thể ứng dụng.
“Cần có cách kiểm soát và chế tài những đề tài nghiên cứu ra mà không thể ứng dụng”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt vấn đề.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân lý giải thuật ngữ đề tài “xếp ngăn kéo” có 3 loại.
Đó là những đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản thì “về cơ bản xếp ngăn kéo vì đi trước thời đại, cần có thời gian chờ đợi trình độ phát triển của xã hội đến một mức độ nhất định để ứng dụng được”.
“Đơn cử như chất bán dẫn được người Mỹ phát minh ra từ đầu thập kỷ 1950 nhưng nằm ngăn kéo đến những năm 1960 khi người Nhật mua sáng chế đó thì nó mới trở thành sản phẩm hàng hóa để ngày nay đóng góp cho thế giới mỗi năm hơn 20.000 tỷ USD. Chúng ta phải chấp nhận loại nghiên cứu này cần phải có một giai đoạn chờ đợi”, Bộ trưởng Nguyễn Quân dẫn chứng.
Loại thứ hai là một số đề tài ứng dụng. Trong số này, có một số đề tài để trở thành sản phẩm hàng hóa được ứng dụng thì phải tìm được nguồn lực đầu tư. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu thành công nhưng không tìm được nguồn đầu tư, trong khi ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho giai đoạn nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm.
Vì thế muốn trở thành sản phẩm hàng hóa thì phải có sự đầu tư từ doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp của chúng ta hầu hết là nhỏ, chưa đủ năng lực đầu tư nên nhiều kết quả nghiên cứu tốt phải chờ cơ hội tìm kiếm nguồn đầu tư.
Thứ ba, phải thừa nhận có một số loại đề tài "xếp ngăn kéo" thực sự do nghiên cứu xong không ứng dụng được. Điều này xuất phát từ chỗ các đề tài này được nghiên cứu không từ nhu cầu của thực tiễn mà nghiên cứu theo sở thích và mong muốn của nhà khoa học nên khi nghiên cứu xong thì không ứng dụng được.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Luật Khoa học Công nghệ 2013 ra đời đã có những quy định chặt chẽ để khắc phục tình trạng này.
“Từ nay trở đi, những nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước phải là những nhiệm vụ được thực hiện theo đơn đặt hàng, phải xuất phát từ cuộc sống chứ không phải là theo sở thích của nhà khoa học”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
Nghị định 08/NĐ-CP năm 2014 cũng đã quy định cơ chế đặt hàng. Theo đó, mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền đề xuất ý tưởng của mình nhưng cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào chiến lược của mình, xác định xem đề xuất đó có phù hợp không, có đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hay không và sau đó mới đề xuất đặt hàng với cơ quan quản lý khoa học công nghệ.
Vì vậy, Bộ Khoa học Công nghệ đã yêu cầu các cơ quan đề xuất đặt hàng phải cam kết khi tỏ chức nghiên cứu thành công phải tiếp nhận kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn. Nếu làm nghiêm điều này sẽ chấm dứt được những đề tài nghiên cứu xong phải bỏ ngăn kéo.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) nêu một thực trạng là hàng năm ngân sách nhà nước dành ra 2% dành cho khoa học công nghệ nhưng chưa năm nào số tiền được chi đạt được con số này.
Bộ trưởng Quân cho biết vừa qua ngân sách nhà nước dành ra 1,52% chi cho lĩnh vực khoa học công nghệ, tương đương 17.300 tỉ đồng, 20% trong số này dành cho lĩnh vực nghiên cứu.
“Trên thực tế đúng là có tình trạng sử dụng không hết kinh phí. Nhiều đề tài lạc hậu không theo kịp thị trường. Nhiều đề tài khi được cấp kinh phí thì có người nghiên cứu nên không làm nữa mà phải trả lại tiền cho nhà nước. Nhiều địa phương sử dụng kinh phí không đúng mục đích”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
Phạm Thịnh
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nêu mỗi năm ngân sách dành số tiền rất lớn cho nghiên cứu khoa học nhưng có rất ít công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng cao mà chủ yếu nghiên cứu ra rồi xếp ngăn kéo. Sản phẩm khoa học nghiệm thu trên bàn là chủ yếu.
Đại biểu Quốc hội Tỉnh Quảng Bình Nguyễn Mạnh Cường |
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng nhiều đề tài in ấn rất đẹp rồi xếp ngăn kéo. Một số người nói lĩnh vực nghiên cứu khoa học rất dễ kiếm tiền. Nhiều đề tài tốn vài tỷ đồng nhưng không thể ứng dụng.
“Cần có cách kiểm soát và chế tài những đề tài nghiên cứu ra mà không thể ứng dụng”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt vấn đề.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân lý giải thuật ngữ đề tài “xếp ngăn kéo” có 3 loại.
Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 12/6 |
“Đơn cử như chất bán dẫn được người Mỹ phát minh ra từ đầu thập kỷ 1950 nhưng nằm ngăn kéo đến những năm 1960 khi người Nhật mua sáng chế đó thì nó mới trở thành sản phẩm hàng hóa để ngày nay đóng góp cho thế giới mỗi năm hơn 20.000 tỷ USD. Chúng ta phải chấp nhận loại nghiên cứu này cần phải có một giai đoạn chờ đợi”, Bộ trưởng Nguyễn Quân dẫn chứng.
Loại thứ hai là một số đề tài ứng dụng. Trong số này, có một số đề tài để trở thành sản phẩm hàng hóa được ứng dụng thì phải tìm được nguồn lực đầu tư. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu thành công nhưng không tìm được nguồn đầu tư, trong khi ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho giai đoạn nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm.
Vì thế muốn trở thành sản phẩm hàng hóa thì phải có sự đầu tư từ doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp của chúng ta hầu hết là nhỏ, chưa đủ năng lực đầu tư nên nhiều kết quả nghiên cứu tốt phải chờ cơ hội tìm kiếm nguồn đầu tư.
Thứ ba, phải thừa nhận có một số loại đề tài "xếp ngăn kéo" thực sự do nghiên cứu xong không ứng dụng được. Điều này xuất phát từ chỗ các đề tài này được nghiên cứu không từ nhu cầu của thực tiễn mà nghiên cứu theo sở thích và mong muốn của nhà khoa học nên khi nghiên cứu xong thì không ứng dụng được.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Luật Khoa học Công nghệ 2013 ra đời đã có những quy định chặt chẽ để khắc phục tình trạng này.
“Từ nay trở đi, những nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước phải là những nhiệm vụ được thực hiện theo đơn đặt hàng, phải xuất phát từ cuộc sống chứ không phải là theo sở thích của nhà khoa học”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
Nghị định 08/NĐ-CP năm 2014 cũng đã quy định cơ chế đặt hàng. Theo đó, mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền đề xuất ý tưởng của mình nhưng cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào chiến lược của mình, xác định xem đề xuất đó có phù hợp không, có đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hay không và sau đó mới đề xuất đặt hàng với cơ quan quản lý khoa học công nghệ.
Vì vậy, Bộ Khoa học Công nghệ đã yêu cầu các cơ quan đề xuất đặt hàng phải cam kết khi tỏ chức nghiên cứu thành công phải tiếp nhận kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn. Nếu làm nghiêm điều này sẽ chấm dứt được những đề tài nghiên cứu xong phải bỏ ngăn kéo.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) nêu một thực trạng là hàng năm ngân sách nhà nước dành ra 2% dành cho khoa học công nghệ nhưng chưa năm nào số tiền được chi đạt được con số này.
Bộ trưởng Quân cho biết vừa qua ngân sách nhà nước dành ra 1,52% chi cho lĩnh vực khoa học công nghệ, tương đương 17.300 tỉ đồng, 20% trong số này dành cho lĩnh vực nghiên cứu.
“Trên thực tế đúng là có tình trạng sử dụng không hết kinh phí. Nhiều đề tài lạc hậu không theo kịp thị trường. Nhiều đề tài khi được cấp kinh phí thì có người nghiên cứu nên không làm nữa mà phải trả lại tiền cho nhà nước. Nhiều địa phương sử dụng kinh phí không đúng mục đích”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
Phạm Thịnh
Bình luận