(VTC News) - Đại biểu Quốc hội nói về bình luận của cử tri ‘các ông bà cười còn chúng tôi khóc’ sau phần trả lời chất vấn khiến đại biểu cười nghiêng ngả của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.
Trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hoàng Tuấn Anh chiều 17/11 khiến cả hội trường nhiều lần cười nghiêng ngả.
Bên hành lang Quốc hội sáng 18/11, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Ủy viên Ủy ban các vấn đề Xã hội) đã bình luận xung quanh phần trả lời chất vấn “chân chất” của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.
- Là người trực tiếp có mặt trong hội trường chiều 17/11, bà đánh giá thế nào về phần trả lời của Bộ trưởng VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng nêu ra được thực trạng của nền du lịch Việt Nam. Bộ trưởng cũng đã giới thiệu được nhiều về những tiềm năng của du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh còn nhiều hạn chế khi chưa làm rõ nhiều vấn đề đại biểu đặt ra. Bộ trưởng có trả lời một số ý nhưng nói rất ít.
Cử tri và đại biểu Quốc hội mong muốn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phải đưa ra giải pháp để mọi người dân Việt Nam có thể làm du lịch. Du khách khi đến Việt Nam phải được tiếp đón đoàng hoàng, không bị chặt chém. Du khách đến rồi phải muốn trở lại.
- Bà có nhận xét gì về ngành du lịch và văn hoá dưới thời Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh?
Cá nhân tôi đánh giá rất khó. Tôi không thể theo dõi hết được các việc làm của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.
Nói rộng ra, tôi cho rằng các bộ trưởng cơ bản cũng đáp ứng được yêu cầu của ngành, của xã hội, của Chính phủ đặt ra.
Tuy nhiên, việc đáp ứng ở mức độ nào, thật tốt chưa thì tôi nghĩ chưa thực sự tốt lắm. Tôi cũng không đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nhưng để gọi là xuất sắc thì chưa.
- Trong phiên chất vấn chiều qua, rất nhiều lần đại biểu ‘cười nghiêng ngả’ trước phần trả lời của ông Tuấn Anh. Đằng sau cái ‘cười nghiêng ngả” đó là gì, thưa bà?
Đại biểu cười vì Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời hóm hỉnh, thật thà quá, chân chất quá. Bộ trưởng cũng không trả lời vấn đề gì sai.
- Nhưng có cử tri bình luận trên facebook nói thẳng 'vâng, các ông bà cười còn chúng tôi khóc'. Bà suy nghĩ gì về bình luận này?
Cử tri lo là cũng có cơ sở vì Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chưa trả lời thẳng vào các vấn đề các đại biểu đặt ra. Vấn đề nhức nhối với du lịch là có nhưng Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh lại chưa đưa ra giải pháp.
Bộ trưởng chưa đưa ra được giải pháp để mọi công dân Việt Nam có thể làm du lịch.
- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói rằng xin nhận trách nhiệm ‘về những điều chưa đạt được như mong muốn của Quốc hội’ và truyền lại nhiệm kỳ sau. Phải chăng điều đó thể hiện tâm lý của người sắp hết nhiệm kỳ, thoải mái rũ trách nhiệm vì không ai làm gì được nữa?
Việc nói về trách nhiệm cho nhiệm kỳ sau là một thực tế. Vì các bộ trưởng hiện nay đa số sắp hết nhiệm kỳ đến tuổi nghỉ hưu.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phải nói rõ hơn về trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của bộ trưởng trước đó là thế nào thì phải chịu trách nhiệm chứ không thể để nói để nhiệm kỳ sau được.
Ở đây cũng có thể hiểu, nói đến nhiệm kỳ sau tức là các bộ trưởng sau này phải tiếp nối, từ nhiệm kỳ trước hạn chế những gì và nhiệm kỳ sau mình phải giải quyết những hạn chế đó.
Nếu không khắc phục những hạn chế của nhiệm kỳ trước mà chỉ nói nhiệm kỳ sau thì không thể liên kết được các thế hệ bộ trưởng.
Trong chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, của Bộ trưởng ở trong một lĩnh vực nào đó không thể nói một cách cắt đoạn mà phải có sự liên hoàn với nhau.
Tôi đề nghị làm rõ giai đoạn trước là của ai, trách nhiệm đến đâu. Giai đoạn sau phải làm gì thì mới rõ. Nếu Bộ trưởng nói là hết trách nhiệm thì tôi không đồng tình.
- Điều này một lần nữa thể hiện 'tư duy nhiệm kỳ', sự thoái thác trách nhiệm của Bộ trưởng không, thưa bà?
Nếu nói thoái thác trách nhiệm cũng được. Cũng có thể nói là Bộ trưởng đang nói sự thật.
Bộ trưởng mới thấy trách nhiệm của mình tới đó nhưng mà chưa nhìn xa hơn, chưa nhìn một cách tổng thể hơn. Nghĩa là từ trách nhiệm của nhiệm kỳ trước phải liên kết cho trách nhiệm của nhiệm kỳ sau.
Đó là bởi nhiệm kỳ sau không thể đề ra giải pháp mà không biết nhiệm kỳ trước người ta đã làm còn dang dở những gì, những gì cử tri muốn và đại biểu Quốc hội muốn mà chưa làm được.
- Theo bà, ‘tư duy nhiệm kỳ’ sẽ gây ra những hậu quả tai hại thế nào?
Tư duy đó chưa mang tính bao quát, chưa mang tính trách nhiệm cao. Việc điều hành một đất nước không thể cắt ngang được.
Chính phủ nhiệm kỳ trước phải làm kế hoạch cho nhiệm kỳ sau chứ nhiệm kỳ sau không thể tự đưa ra kế hoạch được.
Vì vậy, nhiệm kỳ trước phải tự đánh giá đã làm được những gì, chưa làm được gì. Những gì chưa được phải nêu ra để nhiệm kỳ sau có hướng giải quyết khắc phục.
- Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh (thực hiện)
Trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hoàng Tuấn Anh chiều 17/11 khiến cả hội trường nhiều lần cười nghiêng ngả.
Bên hành lang Quốc hội sáng 18/11, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Ủy viên Ủy ban các vấn đề Xã hội) đã bình luận xung quanh phần trả lời chất vấn “chân chất” của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá |
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng nêu ra được thực trạng của nền du lịch Việt Nam. Bộ trưởng cũng đã giới thiệu được nhiều về những tiềm năng của du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh còn nhiều hạn chế khi chưa làm rõ nhiều vấn đề đại biểu đặt ra. Bộ trưởng có trả lời một số ý nhưng nói rất ít.
Cử tri và đại biểu Quốc hội mong muốn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phải đưa ra giải pháp để mọi người dân Việt Nam có thể làm du lịch. Du khách khi đến Việt Nam phải được tiếp đón đoàng hoàng, không bị chặt chém. Du khách đến rồi phải muốn trở lại.
- Bà có nhận xét gì về ngành du lịch và văn hoá dưới thời Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh?
Cá nhân tôi đánh giá rất khó. Tôi không thể theo dõi hết được các việc làm của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.
Nói rộng ra, tôi cho rằng các bộ trưởng cơ bản cũng đáp ứng được yêu cầu của ngành, của xã hội, của Chính phủ đặt ra.
Tuy nhiên, việc đáp ứng ở mức độ nào, thật tốt chưa thì tôi nghĩ chưa thực sự tốt lắm. Tôi cũng không đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nhưng để gọi là xuất sắc thì chưa.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời trước Quốc hội chiều 17/11 |
- Trong phiên chất vấn chiều qua, rất nhiều lần đại biểu ‘cười nghiêng ngả’ trước phần trả lời của ông Tuấn Anh. Đằng sau cái ‘cười nghiêng ngả” đó là gì, thưa bà?
|
- Nhưng có cử tri bình luận trên facebook nói thẳng 'vâng, các ông bà cười còn chúng tôi khóc'. Bà suy nghĩ gì về bình luận này?
Cử tri lo là cũng có cơ sở vì Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chưa trả lời thẳng vào các vấn đề các đại biểu đặt ra. Vấn đề nhức nhối với du lịch là có nhưng Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh lại chưa đưa ra giải pháp.
Bộ trưởng chưa đưa ra được giải pháp để mọi công dân Việt Nam có thể làm du lịch.
- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói rằng xin nhận trách nhiệm ‘về những điều chưa đạt được như mong muốn của Quốc hội’ và truyền lại nhiệm kỳ sau. Phải chăng điều đó thể hiện tâm lý của người sắp hết nhiệm kỳ, thoải mái rũ trách nhiệm vì không ai làm gì được nữa?
Việc nói về trách nhiệm cho nhiệm kỳ sau là một thực tế. Vì các bộ trưởng hiện nay đa số sắp hết nhiệm kỳ đến tuổi nghỉ hưu.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phải nói rõ hơn về trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của bộ trưởng trước đó là thế nào thì phải chịu trách nhiệm chứ không thể để nói để nhiệm kỳ sau được.
Ở đây cũng có thể hiểu, nói đến nhiệm kỳ sau tức là các bộ trưởng sau này phải tiếp nối, từ nhiệm kỳ trước hạn chế những gì và nhiệm kỳ sau mình phải giải quyết những hạn chế đó.
Nếu không khắc phục những hạn chế của nhiệm kỳ trước mà chỉ nói nhiệm kỳ sau thì không thể liên kết được các thế hệ bộ trưởng.
Trong chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, của Bộ trưởng ở trong một lĩnh vực nào đó không thể nói một cách cắt đoạn mà phải có sự liên hoàn với nhau.
Tôi đề nghị làm rõ giai đoạn trước là của ai, trách nhiệm đến đâu. Giai đoạn sau phải làm gì thì mới rõ. Nếu Bộ trưởng nói là hết trách nhiệm thì tôi không đồng tình.
Đại biểu phải bật cười trước phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh |
- Điều này một lần nữa thể hiện 'tư duy nhiệm kỳ', sự thoái thác trách nhiệm của Bộ trưởng không, thưa bà?
Nếu nói thoái thác trách nhiệm cũng được. Cũng có thể nói là Bộ trưởng đang nói sự thật.
Bộ trưởng mới thấy trách nhiệm của mình tới đó nhưng mà chưa nhìn xa hơn, chưa nhìn một cách tổng thể hơn. Nghĩa là từ trách nhiệm của nhiệm kỳ trước phải liên kết cho trách nhiệm của nhiệm kỳ sau.
Đó là bởi nhiệm kỳ sau không thể đề ra giải pháp mà không biết nhiệm kỳ trước người ta đã làm còn dang dở những gì, những gì cử tri muốn và đại biểu Quốc hội muốn mà chưa làm được.
- Theo bà, ‘tư duy nhiệm kỳ’ sẽ gây ra những hậu quả tai hại thế nào?
Tư duy đó chưa mang tính bao quát, chưa mang tính trách nhiệm cao. Việc điều hành một đất nước không thể cắt ngang được.
Chính phủ nhiệm kỳ trước phải làm kế hoạch cho nhiệm kỳ sau chứ nhiệm kỳ sau không thể tự đưa ra kế hoạch được.
Vì vậy, nhiệm kỳ trước phải tự đánh giá đã làm được những gì, chưa làm được gì. Những gì chưa được phải nêu ra để nhiệm kỳ sau có hướng giải quyết khắc phục.
- Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh (thực hiện)
Bình luận