(VTC News) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử thẳng thắn nêu quan điểm khi nhắc đến tình trạng di cư hiện nay ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chiều 13/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử trả lời chất vấn tập trung vào việc thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đặt câu hỏi về thực trạng và giải pháp sắp xếp bố trí dân cư vùng thường xảy ra thiên tai, vấn đề di cư tự do, đào tạo nghề…
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Giàng Seo Phử cho rằng vấn đề di dân là vấn đề toàn cầu, không chỉ riêng đối với đồng bào dân tộc.
“Đối với đồng bào Kinh, việc di dân diễn ra từ nông thôn về đô thị, tìm kiếm công ăn việc làm. Vùng dân tộc, di dân theo hướng Đông sang Tây, tập trung vào vùng nhiều đất màu mỡ, còn nhiều rừng”, Bộ trưởng Giàng Seo Phử thông tin.
Vì vậy, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc cho rằng cần phải tìm rõ nguyên nhân của việc di dân hiện nay. “Đồng bào ở đồng bằng có lên biên giới bảo về cột mốc được bằng đồng bào các dân tộc tại đó được không? Chắc chắn là không”, Bộ trưởng Giàng Seo Phử nhấn mạnh.
Vì vậy, ông Giàng Seo Phử cho rằng nhà nước cần phải đầu tư mạnh mẽ cho các khu vực có nguy cơ di dân. “Tôi rất lo họ đi mất thì khi điều động dân cư nơi khác đến nơi này sẽ không thực hiện được. Không có kinh nghiệm thì không thể ở đây được”.
Để giữ dân bám đất, bám rừng, Bộ trưởng Giàng Seo Phử để xuất nhà nước cấp phát gạo cho đồng bào dân tộc để những người dân nơi đây không còn lo đói để trồng rừng, bảo vệ biên giới.
“Họ có thể trồng các cây thuốc, các cây đặc sản. Cho đồng bào dân tộc có đời sống để họ không phải di cư để chống việc dân di cư tự phát, tự do”, Bộ trưởng Giàng Seo Phử nêu quan điểm.
Đối với các tỉnh Tây Nguyên, khi dân cư đã đến, Chính phủ cũng cần có kinh phí để cho các tỉnh này quy hoạch lại dân cư, hỗ trợ quỹ đất để người dân phát triển.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cũng đặt ra câu hỏi: “Chương trình 135 đã khiến đồng bào các dân tộc rất phấn khởi nhưng chương trình này có thực hiện đúng kế hoạch đề ra hay không?”.
Bộ trưởng Giàng Seo Phử cho biết, lâu nay không được phát biểu trước Quốc hội nên không được nói hết các ý kiến, tâm tư của đồng bào dân tộc thiểu số các địa phương.
Việc thực hiện chương trình 135 còn nhiều khó khăn do cơ chế, do nhiều lý do khác nhau. Do tình hình đất nước còn nhiều khó khăn nên Quốc hội đã biểu quyết giảm kinh phí để tập trung cho các vấn đề quan trọng. Trong đó, chương trình 135 cũng bị giảm kinh phí đầu tư và đến giai đoạn này nhiều nội dung chưa được triển khai do không có nguồn lực được bố trí.
Đến giai đoạn 2014-2015, Quốc hội đã biểu quyết số vốn rất thấp để thực hiên đầu tư cho hơn 2.000 thôn bản, 415 huyện, 52 tỉnh. Trong đó, có 1729 xã đặc biệt khó khăn, 412 xã biên giới, 190 xã an toàn khu.
Bộ trưởng Giàng Seo Phử cho biết, số tiền đầu tư theo định mức được Thủ tướng quyết định là 1,5 tỷ đồng/năm. Nhưng do kinh tế khó khăn, Quốc hội sau khi biểu quyết chỉ duyệt được 1 tỷ đồng/xã/ năm.
“Việc phân bổ ngân sách là quyền của Quốc hội. Mình cá nhân tôi không có thể giải pháp đột phá được. Vấn đề là quyền của Quốc hội. Tôi cũng nhờ đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí ở Thường vụ Quốc hội quan tâm”, ông Giàng Seo Phử chia sẻ.
Vị Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhắc lại tất cả các cuộc kháng chiến của Việt Nam đều xuất phát từ những vùng núi khó khăn.
“Cách mạng thành công, đổi mới mấy chục năm thì thụ hưởng thành quả của công việc đổi mới giữa các vùng miền còn nhiều điều phải suy nghĩ, cần có nhiều hỗ trợ. Sự chênh lệch về thu nhập giữa đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi và đồng bào các dân tộc khác ngày càng cách xa. Nếu chúng ta không có chủ trương, không đồng thuận thì chắc chắn vùng này khó khăn trong điều kiện hiện nay”, Bộ trưởng Giàng Seo Phử băn khoăn.
Chương trình 135 đã được Chính phủ phê duyệt và kéo dài đến năm 2020. Tuy nhiên, cơ bản chính sách cho dân tộc thiểu số hết năm 2015.
Vị Bộ trưởng này cũng thẳng thắn bày tỏ: “Chính sách của chúng ta là chính sách theo nhiệm kỳ. Hết nhiệm kỳ thì chính sách kết thúc. Kế hoạch của chúng ta chưa có một tính hệ thống, trung hạn, dài hạn".
Thực ra những chính sách cho đồng bào dân tộc trong nhiệm kỳ 5 năm thì đã mất 3 năm làm chính sách, đồng bào chỉ được thụ hưởng 1 -1,5 năm thôi. Vì Vậy nên phải thay đổi phương pháp xây dựng kế hoạch”.
Vì vậy, ông Giàng Seo Phử đề xuất cần xây dựng chương trình này thành các chương trình mục tiêu quốc gia, dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào khó khăn.
Phạm Thịnh
Chiều 13/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử trả lời chất vấn tập trung vào việc thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đặt câu hỏi về thực trạng và giải pháp sắp xếp bố trí dân cư vùng thường xảy ra thiên tai, vấn đề di cư tự do, đào tạo nghề…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử |
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Giàng Seo Phử cho rằng vấn đề di dân là vấn đề toàn cầu, không chỉ riêng đối với đồng bào dân tộc.
“Đối với đồng bào Kinh, việc di dân diễn ra từ nông thôn về đô thị, tìm kiếm công ăn việc làm. Vùng dân tộc, di dân theo hướng Đông sang Tây, tập trung vào vùng nhiều đất màu mỡ, còn nhiều rừng”, Bộ trưởng Giàng Seo Phử thông tin.
|
Vì vậy, ông Giàng Seo Phử cho rằng nhà nước cần phải đầu tư mạnh mẽ cho các khu vực có nguy cơ di dân. “Tôi rất lo họ đi mất thì khi điều động dân cư nơi khác đến nơi này sẽ không thực hiện được. Không có kinh nghiệm thì không thể ở đây được”.
Để giữ dân bám đất, bám rừng, Bộ trưởng Giàng Seo Phử để xuất nhà nước cấp phát gạo cho đồng bào dân tộc để những người dân nơi đây không còn lo đói để trồng rừng, bảo vệ biên giới.
“Họ có thể trồng các cây thuốc, các cây đặc sản. Cho đồng bào dân tộc có đời sống để họ không phải di cư để chống việc dân di cư tự phát, tự do”, Bộ trưởng Giàng Seo Phử nêu quan điểm.
Bộ trưởng Giàng Seo Phử đề xuất nhiều biện pháp để hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc |
Đối với các tỉnh Tây Nguyên, khi dân cư đã đến, Chính phủ cũng cần có kinh phí để cho các tỉnh này quy hoạch lại dân cư, hỗ trợ quỹ đất để người dân phát triển.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cũng đặt ra câu hỏi: “Chương trình 135 đã khiến đồng bào các dân tộc rất phấn khởi nhưng chương trình này có thực hiện đúng kế hoạch đề ra hay không?”.
Bộ trưởng Giàng Seo Phử cho biết, lâu nay không được phát biểu trước Quốc hội nên không được nói hết các ý kiến, tâm tư của đồng bào dân tộc thiểu số các địa phương.
Việc thực hiện chương trình 135 còn nhiều khó khăn do cơ chế, do nhiều lý do khác nhau. Do tình hình đất nước còn nhiều khó khăn nên Quốc hội đã biểu quyết giảm kinh phí để tập trung cho các vấn đề quan trọng. Trong đó, chương trình 135 cũng bị giảm kinh phí đầu tư và đến giai đoạn này nhiều nội dung chưa được triển khai do không có nguồn lực được bố trí.
Đến giai đoạn 2014-2015, Quốc hội đã biểu quyết số vốn rất thấp để thực hiên đầu tư cho hơn 2.000 thôn bản, 415 huyện, 52 tỉnh. Trong đó, có 1729 xã đặc biệt khó khăn, 412 xã biên giới, 190 xã an toàn khu.
Bộ trưởng Giàng Seo Phử cho biết, số tiền đầu tư theo định mức được Thủ tướng quyết định là 1,5 tỷ đồng/năm. Nhưng do kinh tế khó khăn, Quốc hội sau khi biểu quyết chỉ duyệt được 1 tỷ đồng/xã/ năm.
“Việc phân bổ ngân sách là quyền của Quốc hội. Mình cá nhân tôi không có thể giải pháp đột phá được. Vấn đề là quyền của Quốc hội. Tôi cũng nhờ đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí ở Thường vụ Quốc hội quan tâm”, ông Giàng Seo Phử chia sẻ.
Vị Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhắc lại tất cả các cuộc kháng chiến của Việt Nam đều xuất phát từ những vùng núi khó khăn.
“Cách mạng thành công, đổi mới mấy chục năm thì thụ hưởng thành quả của công việc đổi mới giữa các vùng miền còn nhiều điều phải suy nghĩ, cần có nhiều hỗ trợ. Sự chênh lệch về thu nhập giữa đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi và đồng bào các dân tộc khác ngày càng cách xa. Nếu chúng ta không có chủ trương, không đồng thuận thì chắc chắn vùng này khó khăn trong điều kiện hiện nay”, Bộ trưởng Giàng Seo Phử băn khoăn.
Chương trình 135 đã được Chính phủ phê duyệt và kéo dài đến năm 2020. Tuy nhiên, cơ bản chính sách cho dân tộc thiểu số hết năm 2015.
Vị Bộ trưởng này cũng thẳng thắn bày tỏ: “Chính sách của chúng ta là chính sách theo nhiệm kỳ. Hết nhiệm kỳ thì chính sách kết thúc. Kế hoạch của chúng ta chưa có một tính hệ thống, trung hạn, dài hạn".
Thực ra những chính sách cho đồng bào dân tộc trong nhiệm kỳ 5 năm thì đã mất 3 năm làm chính sách, đồng bào chỉ được thụ hưởng 1 -1,5 năm thôi. Vì Vậy nên phải thay đổi phương pháp xây dựng kế hoạch”.
Vì vậy, ông Giàng Seo Phử đề xuất cần xây dựng chương trình này thành các chương trình mục tiêu quốc gia, dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào khó khăn.
Phạm Thịnh
Bình luận