(VTC News) - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói ít ai biết năm 1820, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới.
Sáng 22/1, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh có bài tham luận tâm huyết gửi tới Đại hội Đảng XII.
"Từ 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng gần 4 lần, tỷ lệ hộ nghèo từ trên 50% xuống dưới 5%.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới không thể phủ nhận. Tuy nhiên chúng ta vẫn là nước nghèo, vì thế chưa thể bằng lòng, thỏa mãn, nhất là khi nhìn lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện." - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh mở đầu phần tham luận của mình.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh dẫn chứng: "Có lẽ ít ai biết rằng, đầu thế kỷ 19, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới.
Còn hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng chưa đến 1/5 mức trung bình của thế giới, bằng 1/3 Thái Lan."
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vinh cũng cho rằng, mọi so sánh đều khập khiễng, vì chúng ta phải trải qua chiến tranh, giành độc lập, thống nhất. Nhưng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương để các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đưa nước mình từ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia phát triển.
Tiếp phần tham luận, Bộ trưởng Vinh nêu quan điểm: "5 năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới 5 năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất của công cuộc đổi mới là đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chính nó làm căn bản cuộc sống, đưa đất nước phát triển.
Tuy vậy, 70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển."
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: "Trọng tâm giai đoạn tới, Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao, ổn định và liên tục trong 20 năm tới, với mức tăng thu nhập bình quân đầu người 7%/năm – tương đương tăng trưởng GDP 8%/năm, để đến 2035 đạt thu nhập bình quân đầu người 15-18.000 USD. Để đạt mục tiêu này, con đường duy nhất là phải tăng năng suất."
"Không thực hiện những cải cách đó, chúng ta không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi.
Tôi tin tưởng rằng, những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai có đủ bản lĩnh, ý chí và năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới." - Bộ trưởng Vinh mong muốn trước Đại hội.
Nhận xét bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, người điều hành phiên thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rất tâm huyết, thẳng thắn, nhìn thẳng vào tình hình đất nước."
Nam Minh - An Yên (lược ghi)
>> ĐỌC TIẾP... Sáng 22/1, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh có bài tham luận tâm huyết gửi tới Đại hội Đảng XII.
"Từ 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng gần 4 lần, tỷ lệ hộ nghèo từ trên 50% xuống dưới 5%.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới không thể phủ nhận. Tuy nhiên chúng ta vẫn là nước nghèo, vì thế chưa thể bằng lòng, thỏa mãn, nhất là khi nhìn lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện." - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh mở đầu phần tham luận của mình.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trao đổi cùng các đại biểu bên lề Đại hội Đảng XII (Ảnh: Quang Tùng) |
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh dẫn chứng: "Có lẽ ít ai biết rằng, đầu thế kỷ 19, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới.
Còn hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng chưa đến 1/5 mức trung bình của thế giới, bằng 1/3 Thái Lan."
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vinh cũng cho rằng, mọi so sánh đều khập khiễng, vì chúng ta phải trải qua chiến tranh, giành độc lập, thống nhất. Nhưng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương để các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đưa nước mình từ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia phát triển.
Tiếp phần tham luận, Bộ trưởng Vinh nêu quan điểm: "5 năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới 5 năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất của công cuộc đổi mới là đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chính nó làm căn bản cuộc sống, đưa đất nước phát triển.
Tuy vậy, 70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển."
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: "Trọng tâm giai đoạn tới, Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao, ổn định và liên tục trong 20 năm tới, với mức tăng thu nhập bình quân đầu người 7%/năm – tương đương tăng trưởng GDP 8%/năm, để đến 2035 đạt thu nhập bình quân đầu người 15-18.000 USD. Để đạt mục tiêu này, con đường duy nhất là phải tăng năng suất."
"Không thực hiện những cải cách đó, chúng ta không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi.
Tôi tin tưởng rằng, những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai có đủ bản lĩnh, ý chí và năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới." - Bộ trưởng Vinh mong muốn trước Đại hội.
Nhận xét bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, người điều hành phiên thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rất tâm huyết, thẳng thắn, nhìn thẳng vào tình hình đất nước."
Nam Minh - An Yên (lược ghi)
Bình luận