Một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm nhất sáng nay là lĩnh vực thuế. Đại biểu Bùi Thu Hằng (Hoà Bình) thằng thắn đặt câu hỏi: "Hiện ngành thuế đã cải tiến cách thu thuế qua hoá đơn điện tử, nhưng xuất hoá đơn của các hộ kinh doanh vẫn phổ biến.
Nhưng thói quen không lấy hoá đơn khi mua hàng của hộ kinh doanh đang khiến ngành thuế thất thu. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục tình trạng này?".
Trả lời, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện chính sách thuế áp dụng cho kinh doanh có văn bản khá đầy đủ. Từ 2015 đã sửa đổi tính thuế theo hướng đơn giản, không theo biểu thuế lũy tiến trước 2015.
Về mức khoán, theo quy định, cán bộ thuế cấp xã phường quyết định (gửi thông báo, hộ kinh doanh tự khai rồi hội đồng thuế, xã phường xét duyệt rồi ra thông báo đợt 1 gửi tới từng hộ. Các mức khoán này được thông báo tại trụ sở phường, cơ quan thuế. Hàng năm thông báo một lần nhưng nếu phát sinh tăng 50% doanh thu sẽ được điều chỉnh).
Hiện, Bộ đã đưa quy trình áp dụng công nghệ thông tin vào xác định thuế khoán.
Theo quy định, doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Hóa đơn doanh nghiệp cũng tự in hoặc mua của cơ quan thuế. Thói quen của chúng ta hiện khó, do người mua hàng ít lấy hóa đơn và quen với trả tiền mặt. Bộ trưởng thừa nhận đây là khâu khó và thời gian tới cần tập trung tuyên truyền, giải pháp xử lý vấn đề này.
Bộ trưởng cho biết đang xây dựng nghị định về hóa đơn điện tử cùng việc kê khai, tự tính, tự nộp. Đã làm thí điểm ở một số tỉnh, doanh nghiệp. Nghị định sẽ trình Chính phủ trong năm nay. Sau khi được ban hành, Bộ trưởng cho rằng có thể quản lý tốt hơn.
Ngoài ra, ông nhấn mạnh cần tuyên truyền, người dân phải có thói quen mua hàng lấy hóa đơn. Thứ ba, nếu làm mạnh nữa nên coi điều kiện khi thành lập doanh nghiệp là phải có mã số thuế, có hóa đơn được kết nối với cơ quan thuế.
Video: Quốc hội nóng chuyện chi phí "bôi trơn"
Để hạn chế tiền mặt theo đề án của Ngân hàng Nhà nước, ông Dũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp để đẩy mạnh không tiền mặt trong trao đổi, mua bán hàng hóa. Nếu kết nối được với Ngân hàng Nhà nước thì sẽ từng bước.
Phần trả lời của Bộ trưởng Dũng khá chi tiết, nhưng lại chưa trúng ý. Ngắt lời Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, ý đại biểu muốn hỏi việc không lấy hóa đơn khi mua hàng đã làm nhà nước thất thu thuế như thế nào? Bộ trưởng nên tập trung vào vấn đề này.
Trong phiên chất vấn sáng nay, nhiều đại biểu cũng bày tỏ lo lắng về vấn đề nợ công và áp lực trả nợ công. Bộ trưởng Dũng thừa nhận đúng như đại biểu nói, áp lực trả nợ lớn.
Bộ Tài chính đã có nghị quyết về tái cơ cấu ngân sách và đảm bảo an toàn nợ công bền vững, trình Quốc hội ban hành NQ25 về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, theo đó, giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công (trần không quá 65%; nợ nước ngoài không quá 50%).
Thời gian vừa qua đã triển khaiq uyết liệt nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ công. Hiện Quốc hội đang thảo luận và sẽ thông qua Luật nợ công sửa đổi. Hiện đã trình Thủ tướng
"Như Quốc hội biết, từ 1/7/2017 chúng ta đã "tốt nghiệp" vay ODA, thời gian tới vay WB thì chủ yếu vay ưu đãi. Lúc này cần tập trung xây dựng vốn vay cho các dự án quan trọng.
Ngoài ra cần xác định rõ mức bội chi ngân sách và lộ trình cắt giảm bội chi. Năm nay bội chi 3,5%. 2018 là 3,8%. 2019 xuống 3,6% và 2020 xuống 3%. Chúng ta sẽ tiếp tục siết chặt bảo lãnh Chính phủ.
Năm ngoái, gần như Chính phủ không bảo lãnh thêm dự án nào, đặc biệt là dự án của doanh nghiệp. Có giải ngân các dự án đã bảo lãnh (trước). Hai ngân hàng chính sách, chỉ bảo lãnh cho phát hành ngang bằng số trả nợ, không phát hành số dư tăng thêm", Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, một trong các giải pháp là có nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm nên trong điều hành cần kiên quyết nghị quyết này, đặc biệt các chỉ tiêu về bội chi liên quan nợ công.
Việc giải ngân vốn ODA vay ưu đãi, hiện cũng đang kiên quyết trong giới hạn Quốc hội thông qua. Đúng là có vấn đề phát sinh nhưng đến năm nay là năm thứ 2 và năm thứ 3 (2018) vẫn trong kế hoạch 300.000 tỷ theo số Quốc hội đã thông qua. Một việc nữa là chú ý cân đối trả nợ đúng hạn
Ngoài ra cần tăng cường minh bạch, hoàn thiện khung đấu thầu thanh tra. Thời gian vừa qua các ngành, thanh tra kiểm toán, kể cả tài chính, các cấp đã vào cuộc và xử lý được một bước.
Bình luận