(VTC News) - Nhà giáo Nguyễn Đức Năng từng dạy học Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khen chữ của học trò Luận đẹp. Ông Nguyễn Đức Toán, bạn của Bộ trưởng kể: “Tôi và Luận thường thi đua xem ai đan được nhiều nón... Luận có biệt tài vừa đan nón vừa học bài nhưng rất nhanh thuộc”.
Từ lâu đã nghe tiếng làng Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học. Hỏi thăm về lai lịch của dòng họ Phạm Vũ, người trong làng ai ai cũng có thể kể rành rọt như là lịch sử của chính dòng họ mình. Trong lịch sử hơn 300 năm phát triển, dòng họ Phạm Vũ ở Đôn Thư nức tiếng hiếu học với nhiều vị khoa bảng đỗ đạt cao. Từ làng Đôn Thư ra đi, hiện nay có tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TS Phạm Vũ Luận.
Từ lâu đã nghe tiếng làng Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học. Hỏi thăm về lai lịch của dòng họ Phạm Vũ, người trong làng ai ai cũng có thể kể rành rọt như là lịch sử của chính dòng họ mình. Trong lịch sử hơn 300 năm phát triển, dòng họ Phạm Vũ ở Đôn Thư nức tiếng hiếu học với nhiều vị khoa bảng đỗ đạt cao. Từ làng Đôn Thư ra đi, hiện nay có tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TS Phạm Vũ Luận.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đánh trống khai giảng tại trường Thanh Oai A. (Ảnh internet) |
Tìm hiểu qua những người dân trong làng, PV được biết những người thầy, cô giáo trước đây của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng không còn nhiều. Những người trong số đó giờ cũng đã ngoài bảy mươi, có người còn, người mất.
Trong câu chuyện kể của người bạn thân thiết của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ông Nguyễn Đức Toán cho biết “Tôi đã học với Luận (Bộ trưởng Phạm Vũ Luận - pv) cả cấp 1, cấp 2 và cấp 3 nên những người thầy của anh Luận cũng là thầy của tôi. Giờ đây các thầy cô giáo cũng đã mất nhiều, một số khác lại lên Hà Nội, vào Sài Gòn ở với con cháu giờ cũng không biết rõ địa chỉ.
Hiện nay ở cách đây không xa vẫn còn một người, đó chính là ông chú của tôi, trước kia là hiệu trưởng trường cấp 2 Kim Thư. Ông cụ đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn lắm”.
Theo lời chỉ dẫn của ông Toán, tôi lại ngược lên làng Bình Đà để tìm vào nhà thầy Nguyễn Đức Năng, nguyên hiệu trưởng trường cấp 2 Kim Thư. Tiếp chuyện tôi là một cụ ông tóc bạc nhưng dáng người khỏe mạnh, giọng nói vẫn sang sảng.
Trong câu chuyện kể của người bạn thân thiết của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ông Nguyễn Đức Toán cho biết “Tôi đã học với Luận (Bộ trưởng Phạm Vũ Luận - pv) cả cấp 1, cấp 2 và cấp 3 nên những người thầy của anh Luận cũng là thầy của tôi. Giờ đây các thầy cô giáo cũng đã mất nhiều, một số khác lại lên Hà Nội, vào Sài Gòn ở với con cháu giờ cũng không biết rõ địa chỉ.
Hiện nay ở cách đây không xa vẫn còn một người, đó chính là ông chú của tôi, trước kia là hiệu trưởng trường cấp 2 Kim Thư. Ông cụ đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn lắm”.
Theo lời chỉ dẫn của ông Toán, tôi lại ngược lên làng Bình Đà để tìm vào nhà thầy Nguyễn Đức Năng, nguyên hiệu trưởng trường cấp 2 Kim Thư. Tiếp chuyện tôi là một cụ ông tóc bạc nhưng dáng người khỏe mạnh, giọng nói vẫn sang sảng.
Ông Nguyễn Văn Năng, thầy giáo cũ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Khi được biết về nội dung buổi trò chuyện, ông bật cười sảng khoái. Ông Năng bắt đầu câu chuyện một cách đầy bất ngờ nhưng không phải về cậu học trò Phạm Vũ Luận.
“Dòng họ Phạm Vũ là một dòng họ lâu đời ở Kim Thư, có truyền thống hiếu học. Trong lịch sử, họ Phạm Vũ đã có nhiều người đỗ đạt khoa bảng. Trong gia đình của Phạm Vũ Luận, các anh em của Luận đều học rất giỏi. Tôi không chỉ dạy Phạm Vũ Luận mà tôi còn dạy cả nhiều người em của Luận”.
Ngày đó, ông Năng là hiệu trưởng trường cấp 2 Kim Thư và trực tiếp giảng dạy môn Văn cho lớp của Phạm Vũ Luận trong những năm học lớp 6 và lớp 7.
Nhận xét về cậu học trò Phạm Vũ Luận, ông Năng cho biết “Ở trong lớp, Luận không phải là người học giỏi nhất lớp. Tôi nhớ ngày đó trong lớp có Phạm Vũ Thịnh (một người dòng họ Phạm Vũ ở trên Hà Nội về sơ tán tại làng Kim Thư) là người học giỏi nhất lớp. Nhưng nhóm bạn Phạm Vũ Thịnh, Phạm Vũ Luận, Nguyễn Đức Toán luôn là những học sinh có thành tích học tập tốt nhất trong lớp”.
Ngày đó, Phạm Vũ Luận nổi tiếng là cậu học trò viết chữ rất đẹp, lại học giỏi toàn diện các môn không chỉ Toán, Lý, Hóa mà cả văn học. Ông Nguyễn Đức Toán, bạn thân của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng xác nhận “Luận học giỏi nhất là môn Toán nhưng môn Văn cũng thường xuyên được điểm cao nhất là 5. Do Luận viết chữ rất đẹp nên các thầy cô giáo rất quý mến. Mẹ của tôi trước đây làm hiệu trưởng trường cấp 1 cũng rất quý mến Luận”.
Ông Toán cũng kể thêm rằng Phạm Vũ Luận được kết nạp vào Đoàn từ khi còn là học sinh lớp 8. Sau đó, ông Luận trở thành Phó bí thư chi Đoàn và là người được phân công kèm cặp ông Toán. “Ngày trước vào Đoàn cũng khó như vào Đảng bây giờ. Phần lý lịch trong cuốn sổ đoàn của tôi vẫn còn chữ ký của Phạm Vũ Luận. Chữ ký của cậu ấy loằng ngoằng lắm…”
Những năm 1965-1966, cuộc sống hết sức khó khăn khi giặc Mỹ liên tục bắn phá miền Bắc và trường cấp 2 Kim Thư mới được tách ra từ trường Kim An. Ông Năng còn nhớ như in trong ký ức “Ngày ấy, các em học sinh phải vừa đi học nhưng lại phải vừa làm hầm, làm lũy trốn máy bay địch.
Tôi vẫn còn nhớ nhiều kỷ niệm khi thầy và trò cùng tham gia đào hầm hào. Ngày đó vất vả nhưng mà vui. Thương các em không được học trong trường lớp mà phải học rải rác tại các lán trong các thôn.
Nhiều lần tôi bắt gặp Phạm Vũ Luận mải miết học dưới chân đê, lúc khác lại thấy cầm quyển sách học dưới lũy tre làng. Không chỉ có Phạm Vũ Luận mà nhiều bạn học khác cũng phải tranh thủ mọi thời gian để có thể học bài”.
“Dòng họ Phạm Vũ là một dòng họ lâu đời ở Kim Thư, có truyền thống hiếu học. Trong lịch sử, họ Phạm Vũ đã có nhiều người đỗ đạt khoa bảng. Trong gia đình của Phạm Vũ Luận, các anh em của Luận đều học rất giỏi. Tôi không chỉ dạy Phạm Vũ Luận mà tôi còn dạy cả nhiều người em của Luận”.
Ngày đó, ông Năng là hiệu trưởng trường cấp 2 Kim Thư và trực tiếp giảng dạy môn Văn cho lớp của Phạm Vũ Luận trong những năm học lớp 6 và lớp 7.
Nhận xét về cậu học trò Phạm Vũ Luận, ông Năng cho biết “Ở trong lớp, Luận không phải là người học giỏi nhất lớp. Tôi nhớ ngày đó trong lớp có Phạm Vũ Thịnh (một người dòng họ Phạm Vũ ở trên Hà Nội về sơ tán tại làng Kim Thư) là người học giỏi nhất lớp. Nhưng nhóm bạn Phạm Vũ Thịnh, Phạm Vũ Luận, Nguyễn Đức Toán luôn là những học sinh có thành tích học tập tốt nhất trong lớp”.
Ngày đó, Phạm Vũ Luận nổi tiếng là cậu học trò viết chữ rất đẹp, lại học giỏi toàn diện các môn không chỉ Toán, Lý, Hóa mà cả văn học. Ông Nguyễn Đức Toán, bạn thân của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng xác nhận “Luận học giỏi nhất là môn Toán nhưng môn Văn cũng thường xuyên được điểm cao nhất là 5. Do Luận viết chữ rất đẹp nên các thầy cô giáo rất quý mến. Mẹ của tôi trước đây làm hiệu trưởng trường cấp 1 cũng rất quý mến Luận”.
Ông Toán cũng kể thêm rằng Phạm Vũ Luận được kết nạp vào Đoàn từ khi còn là học sinh lớp 8. Sau đó, ông Luận trở thành Phó bí thư chi Đoàn và là người được phân công kèm cặp ông Toán. “Ngày trước vào Đoàn cũng khó như vào Đảng bây giờ. Phần lý lịch trong cuốn sổ đoàn của tôi vẫn còn chữ ký của Phạm Vũ Luận. Chữ ký của cậu ấy loằng ngoằng lắm…”
Những năm 1965-1966, cuộc sống hết sức khó khăn khi giặc Mỹ liên tục bắn phá miền Bắc và trường cấp 2 Kim Thư mới được tách ra từ trường Kim An. Ông Năng còn nhớ như in trong ký ức “Ngày ấy, các em học sinh phải vừa đi học nhưng lại phải vừa làm hầm, làm lũy trốn máy bay địch.
Tôi vẫn còn nhớ nhiều kỷ niệm khi thầy và trò cùng tham gia đào hầm hào. Ngày đó vất vả nhưng mà vui. Thương các em không được học trong trường lớp mà phải học rải rác tại các lán trong các thôn.
Nhiều lần tôi bắt gặp Phạm Vũ Luận mải miết học dưới chân đê, lúc khác lại thấy cầm quyển sách học dưới lũy tre làng. Không chỉ có Phạm Vũ Luận mà nhiều bạn học khác cũng phải tranh thủ mọi thời gian để có thể học bài”.
Ngôi trường ở xã Kim Thư nơi trước kia Bộ trưởng Phạm Vũ Luận từng học tập (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Vào các buổi tối, Luận cùng các bạn thường cầm đèn mắt báo bão, đi bộ nhiều cây số để đi đến nhà thầy học bài. Nhiều hôm mưa gió, đường trơn học trò đến nhà thầy trong tình trạng ướt nhèm, quần áo lấm lem khiến thầy giáo Năng càng thêm thương mến những học trò của mình.
Ngày đó, theo những gì ông Năng kể đó là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của mình. Tuy chiến tranh có ác liệt nhưng tình thầy trò vẫn bền chặt theo năm tháng. Ông kể, không cứ gì ngày 20/11, ngày bình thường học trò cũng đến nhà thầy rất đông.
Bom Mỹ trải thảm, học sinh phải tham gia đào hầm hào mà buổi học sáng thầy chưa truyền đạt hết được kiến thức thì tối hôm đó nhà thầy giáo Năng lại rộn vang tiếng cười tiếng nói học trò.
Trong lớp, Phạm Vũ Luận là một học trò giỏi, có uy tín và sống rất điềm đạm, hòa nhã với bạn bè. Tôi vẫn còn nhớ lớp của Phạm Vũ Luận các em đều rất chăm chỉ, hết giờ học các em lại về đan nón giúp đỡ gia đình. Làng Đôn Thư cạnh làng Chuông (làng làm nón lá nổi tiếng) cũng là một làng nghề truyền thống làm nón. Con trẻ trong làng từ nhỏ đã quen giúp gia đình đan nón.
Ngày đó, theo những gì ông Năng kể đó là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của mình. Tuy chiến tranh có ác liệt nhưng tình thầy trò vẫn bền chặt theo năm tháng. Ông kể, không cứ gì ngày 20/11, ngày bình thường học trò cũng đến nhà thầy rất đông.
Bom Mỹ trải thảm, học sinh phải tham gia đào hầm hào mà buổi học sáng thầy chưa truyền đạt hết được kiến thức thì tối hôm đó nhà thầy giáo Năng lại rộn vang tiếng cười tiếng nói học trò.
Trong lớp, Phạm Vũ Luận là một học trò giỏi, có uy tín và sống rất điềm đạm, hòa nhã với bạn bè. Tôi vẫn còn nhớ lớp của Phạm Vũ Luận các em đều rất chăm chỉ, hết giờ học các em lại về đan nón giúp đỡ gia đình. Làng Đôn Thư cạnh làng Chuông (làng làm nón lá nổi tiếng) cũng là một làng nghề truyền thống làm nón. Con trẻ trong làng từ nhỏ đã quen giúp gia đình đan nón.
Làng Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội
là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học.
Nói đến đây, tôi lại nhớ lại câu chuyện lúc trước trong nhà thầy giáo Toán (bạn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận). Ông Toán có kể, ngày ấy sau mỗi buổi tan lớp ông Toán cùng người bạn Phạm Vũ Luận lại nhanh chóng trở về gia đình đan nón. Ông Toán tâm sự: “Ngày ấy chúng tôi không được vui chơi như các bạn trẻ bây giờ. Tôi và Luận vẫn thường thi đua xem ai đan được nhiều nón. Lần nào tôi cũng thua vì cả ngày cũng đan được 1 cái còn Luận thì đan được nhiều hơn. Đặc biệt Luận có biệt tài vừa đan nón vừa học bài nhưng rất nhanh thuộc”.
“Vào những dịp lễ Tết hay 20/11, không có những chai rượu ngoại, những hộp bánh đắt tiền, ngày đó học trò đơn giản chỉ là đến chơi chúc mừng thầy. Ngày đó có bó hoa là sang lắm rồi. Học trò khi đó đến với thầy đơn giản chỉ vì quý mến, tôn trọng người thầy”, ông Năng kể trong hãnh diện.
Chia tay gia đình thầy giáo Nguyễn Đức Năng tôi vẫn còn nhớ anh con trai của thầy thường nói “Ông cụ tự hào lắm. Đi đâu cũng tự hào cuộc đời dạy học của mình đã có những người học trò xuất sắc. Có người bây giờ là Bộ trưởng, mà lại là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT”.
“Vào những dịp lễ Tết hay 20/11, không có những chai rượu ngoại, những hộp bánh đắt tiền, ngày đó học trò đơn giản chỉ là đến chơi chúc mừng thầy. Ngày đó có bó hoa là sang lắm rồi. Học trò khi đó đến với thầy đơn giản chỉ vì quý mến, tôn trọng người thầy”, ông Năng kể trong hãnh diện.
Chia tay gia đình thầy giáo Nguyễn Đức Năng tôi vẫn còn nhớ anh con trai của thầy thường nói “Ông cụ tự hào lắm. Đi đâu cũng tự hào cuộc đời dạy học của mình đã có những người học trò xuất sắc. Có người bây giờ là Bộ trưởng, mà lại là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT”.
Phạm Thịnh
Bình luận