Đường đã thông xe nhưng một số người dân tỉnh Vĩnh Phúc vẫn gây rối. Nhiều người dân xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kéo nhau mang gỗ, đinh rải trên đường cao tốc khiến nhiều xe không thể lưu thông qua đây.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 244km, là một trong những tuyến cao tốc lớn nhất hiện nay, có tổng đầu tư gần 20.000 tỉ đồng, sử dụng vốn ODA do Tổng Công ty Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Phần lớn đường cao tốc đi ven theo bờ sông Hồng, qua 5 tỉnh thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc đã bị cản trở từ khi bàn giao mặt bằng đến thi công và cả khi đã thông xe đoạn này. Báo chí ghi nhận trước đó, ngày 6/8/2012, nhiều ngày sau khi dự án cao tốc này được phát lệnh thi công, gần 100 người dân thôn Khả Do (xã Nam Viêm) và thôn Đại Lợi, Tân Lợi (xã Tiền Châu) thuộc thị xã Phúc Yên kéo ra công trường, dựng lều lán để ngăn cản, trong khi các máy xúc, ủi phải nằm "án binh bất động".
UBND thị xã Phúc Yên cho biết, từ tháng 10/2008, đã có quyết định thu hồi đất của các gia đình nằm trong diện giải tỏa. Một tháng sau, Ban Quản lý Dự án Công trình giao thông 2 (đại diện chủ đầu tư), Hội đồng Bồi thường Phúc Yên và UBND xã Nam Viêm đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân, với mức 43,5 triệu đồng một sào.
Sau đó, 100% hộ dân nhận đủ tiền bồi thường và ký cam kết bàn giao mặt bằng, tháng 4/2009, UBND thị xã Phúc Yên bàn giao mặt bằng cho Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Tháng 5/2011, hàng chục người dân xã Nam Viêm lại tập trung tại UBND xã đề nghị xem xét hỗ trợ giá đền bù giải phóng mặt bằng tương đương mức người dân xã Tân Dân. Văn bản trả lời của UBND tỉnh nêu rõ, việc thu hồi đất và giải phóng mặt bằng dự án đã được thực hiện xong trong năm 2008, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và chính sách của tỉnh tại thời điểm đó.
Các hộ dân đã nhận tiền bồi thường và hỗ trợ đất dịch vụ, không có thắc mắc khiếu kiện gì và nay các hộ lại có đơn xin hỗ trợ thêm nên không có căn cứ pháp luật để giải quyết.
Ngay cả khi UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị đối thoại với người dân thì sau cuộc đối thoại, người dân vẫn ngăn cản thành viên trong đoàn đối thoại, giữ 3 xe công vụ. UBND tỉnh Vĩnh Phúc phải vào cuộc bảo vệ thi công dự án và giao cho UBND thị xã Phúc Yên chịu trách nhiệm bảo vệ thi công dự án.
Nhờ đó việc thi công vẫn được tiếp tục và đến cuối tháng 12/2013, đoạn cao tốc dài 26km từ huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đến huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) chính thức được đưa vào khai thác.
Đây là gói thầu đầu tiên của tuyến, do nhà thầu Posco E&C Hàn Quốc đảm nhận khởi công từ 1/7/2009. Quá trình thi công, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và biến động lớn về giá cả nên tiến độ hoàn thành gói thầu này được giãn đến tháng 12/2013.
Gói thầu khó khăn này đã hoàn thành, đường đã thông xe nhưng một số người dân tỉnh Vĩnh Phúc vẫn gây rối. Nhiều người dân xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kéo nhau mang gỗ, đinh rải trên đường cao tốc khiến nhiều xe không thể lưu thông qua đây.
Trên tuyến Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa phận xã Hương Sơn (huyện Bình Xuyên), các phương tiện đã không thể đi lại bình thường khi nhiều cây gỗ cùng đinh sắt được mang ra chắn giữa đường. Nhiều lái xe định nhấn ga vượt qua những “chướng ngại vật” này thì dân chặn xe, ném cây gỗ ngăn cản. Nhiều người thấy vậy đành phải quay đầu xe để tìm lối đi khác. Các chủ phương tiện rất bức xúc vì đi mấy chục km nhưng buộc phải quay đầu xe. Hành động gây rối, cản trở lưu thông trên rất tiếc đã chậm được xử lý.
Thậm chí, đoàn xe của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đi qua đây cũng bị chặn. Đích thân Bộ trưởng Dũng đứng ra giải thích cho người dân nhưng họ vẫn không chịu nghe.
Được biết, VEC đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có văn bản gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các cấp chính quyền vận động tuyên truyền và có biện pháp giải quyết dứt điểm, không để người dân cản trở tuyến cao tốc đã thông xe cũng như các khu vực khác đang thi công, đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án, đồng thời có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị chỉ đạo Cơ quan Công an tỉnh đảm bảo trật tự an ninh trong quá trình khai thác và xây dựng công trình.
Xem ra, công tác dân vận ở đây quá kém và vai trò cán bộ đảng viên quá mờ nhạt, khiến các hành vi cản trở dự án diễn ra từ khi khởi công đến khi thông xe.
Những người dân ở đây đã thực hiện chiêu trò kiến nghị bằng đám đông chặn đường cao tốc là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, là hành vi rất đáng trách. Lẽ ra, chính quyền sở tại phải vào cuộc rốt ráo để vận động thuyết phục, đồng thời xử lý những kẻ đầu têu để ngăn chặn những hậu quả khó lường!
» Bộ trưởng Dũng bị chặn xe, Bộ trưởng Thăng nói gì?
Theo Petrotimes
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 244km, là một trong những tuyến cao tốc lớn nhất hiện nay, có tổng đầu tư gần 20.000 tỉ đồng, sử dụng vốn ODA do Tổng Công ty Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Phần lớn đường cao tốc đi ven theo bờ sông Hồng, qua 5 tỉnh thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.
Người dân quá khích đặt chướng ngại vật trên cao tốc đoạn qua Vĩnh Yên |
UBND thị xã Phúc Yên cho biết, từ tháng 10/2008, đã có quyết định thu hồi đất của các gia đình nằm trong diện giải tỏa. Một tháng sau, Ban Quản lý Dự án Công trình giao thông 2 (đại diện chủ đầu tư), Hội đồng Bồi thường Phúc Yên và UBND xã Nam Viêm đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân, với mức 43,5 triệu đồng một sào.
Sau đó, 100% hộ dân nhận đủ tiền bồi thường và ký cam kết bàn giao mặt bằng, tháng 4/2009, UBND thị xã Phúc Yên bàn giao mặt bằng cho Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Tháng 5/2011, hàng chục người dân xã Nam Viêm lại tập trung tại UBND xã đề nghị xem xét hỗ trợ giá đền bù giải phóng mặt bằng tương đương mức người dân xã Tân Dân. Văn bản trả lời của UBND tỉnh nêu rõ, việc thu hồi đất và giải phóng mặt bằng dự án đã được thực hiện xong trong năm 2008, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và chính sách của tỉnh tại thời điểm đó.
Các hộ dân đã nhận tiền bồi thường và hỗ trợ đất dịch vụ, không có thắc mắc khiếu kiện gì và nay các hộ lại có đơn xin hỗ trợ thêm nên không có căn cứ pháp luật để giải quyết.
Ngay cả khi UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị đối thoại với người dân thì sau cuộc đối thoại, người dân vẫn ngăn cản thành viên trong đoàn đối thoại, giữ 3 xe công vụ. UBND tỉnh Vĩnh Phúc phải vào cuộc bảo vệ thi công dự án và giao cho UBND thị xã Phúc Yên chịu trách nhiệm bảo vệ thi công dự án.
Nhờ đó việc thi công vẫn được tiếp tục và đến cuối tháng 12/2013, đoạn cao tốc dài 26km từ huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đến huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) chính thức được đưa vào khai thác.
Đây là gói thầu đầu tiên của tuyến, do nhà thầu Posco E&C Hàn Quốc đảm nhận khởi công từ 1/7/2009. Quá trình thi công, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và biến động lớn về giá cả nên tiến độ hoàn thành gói thầu này được giãn đến tháng 12/2013.
Gói thầu khó khăn này đã hoàn thành, đường đã thông xe nhưng một số người dân tỉnh Vĩnh Phúc vẫn gây rối. Nhiều người dân xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kéo nhau mang gỗ, đinh rải trên đường cao tốc khiến nhiều xe không thể lưu thông qua đây.
Trên tuyến Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa phận xã Hương Sơn (huyện Bình Xuyên), các phương tiện đã không thể đi lại bình thường khi nhiều cây gỗ cùng đinh sắt được mang ra chắn giữa đường. Nhiều lái xe định nhấn ga vượt qua những “chướng ngại vật” này thì dân chặn xe, ném cây gỗ ngăn cản. Nhiều người thấy vậy đành phải quay đầu xe để tìm lối đi khác. Các chủ phương tiện rất bức xúc vì đi mấy chục km nhưng buộc phải quay đầu xe. Hành động gây rối, cản trở lưu thông trên rất tiếc đã chậm được xử lý.
Thậm chí, đoàn xe của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đi qua đây cũng bị chặn. Đích thân Bộ trưởng Dũng đứng ra giải thích cho người dân nhưng họ vẫn không chịu nghe.
Được biết, VEC đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có văn bản gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các cấp chính quyền vận động tuyên truyền và có biện pháp giải quyết dứt điểm, không để người dân cản trở tuyến cao tốc đã thông xe cũng như các khu vực khác đang thi công, đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án, đồng thời có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị chỉ đạo Cơ quan Công an tỉnh đảm bảo trật tự an ninh trong quá trình khai thác và xây dựng công trình.
Xem ra, công tác dân vận ở đây quá kém và vai trò cán bộ đảng viên quá mờ nhạt, khiến các hành vi cản trở dự án diễn ra từ khi khởi công đến khi thông xe.
Những người dân ở đây đã thực hiện chiêu trò kiến nghị bằng đám đông chặn đường cao tốc là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, là hành vi rất đáng trách. Lẽ ra, chính quyền sở tại phải vào cuộc rốt ráo để vận động thuyết phục, đồng thời xử lý những kẻ đầu têu để ngăn chặn những hậu quả khó lường!
» Bộ trưởng Dũng bị chặn xe, Bộ trưởng Thăng nói gì?
Theo Petrotimes
Bình luận