(VTC News) - Sáng nay (25/12), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; đại diện các Bộ, ngành, doanh nghiệp.
Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác trong năm, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cùng cả nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Cũng trong năm 2014, số lượng đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, tham mưu được Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều nhất từ trước đến nay với 21 đề án.
Trong đó phải kể đến: Bộ Chính trị ban hành 01 nghị quyết, Chính phủ ban hành 02 nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành 18 quyết định.
Đáng chú ý là việc Bộ đã xây dựng, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đến năm 2030. Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014; Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông cũng đã được Bộ ban hành.
Bộ đã tiến hành Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2016-2020 trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông để chuẩn bị và phục vụ việc xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng XII.
Năm qua, sự phối hợp trong định hướng, chỉ đạo thông tin tuyên truyền giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với các ban, bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhịp nhàng.
Các cơ quan báo chí, xuất bản đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các hoạt động, sự kiện chính trị lớn của đất nước; tuyên truyền các phong trào lớn như Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội; phản ánh sinh động đời sống, sinh hoạt, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, qua đó làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; nâng cao nhận thức, tăng cường sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội; củng cố và tăng thêm niềm tin của nhân dân.
Bộ đã chỉ đạo và định hướng tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo để người dân trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về hành động sai trái của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hệ thống viễn thông, internet đảm bảo hoạt động ổn định và tiếp tục phát triển, phục vụ tốt việc thông tin, liên lạc của Nhà nước, nhân dân và việc phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm, cứu nạn. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông; từng bước hoàn thiện chính sách quản lý đầu số tin nhắn, thuê bao di động trả trước; xây dựng chính sách đối với các dịch vụ liên lạc trên mạng internet.
Tháng 8/2014 ghi dấu việc số lượng tên miền tiếng Việt đã vượt qua mốc 1 triệu. Cổng thông tin nhân đạo 1400 tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong các chương trình nhân đạo. Nhiệm vụ triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 được khẩn trương thực hiện.
Đặc biệt, tại Hội nghị toàn quyền của Liên minh viễn thông quốc tế, đại diện của Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Thể lệ thông tin vô tuyến thế giới nhiệm kỳ 2015-2018.
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được chú trọng. Bộ đã xây dựng đề án và tham mưu Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT; hoàn thành điều tra thực trạng và nguồn nhân lực để triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; nâng cấp Hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia; phát hành Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2014.
Chương trình Ngày hội Máy tính cho cuộc sống được tổ chức góp phần nâng cao kiến thức cho người dân, thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền. Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng được tập trung thực hiện để phòng, chống các cuộc tấn công mạng với quy mô ngày càng lớn, nhất là từ nước ngoài.
Công tác hợp tác quốc tế được chú trọng với việc tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định, nhất là Hiệp định TPP; các hoạt động hợp tác quốc tế và thúc đẩy quan hệ thương mại.
Các đề án lớn tiếp tục được chú trọng triển khai như: Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020...
Công tác thanh tra được tăng cường, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các bộ, ban, ngành và địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Bộ đã đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với một số cơ quan báo chí, xuất bản có biểu hiện chệch hướng về đường lối, mắc sai phạm nghiêm trọng có tính hệ thống, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - tư tưởng, bảo vệ nền báo chí cách mạng, làm lành mạnh hóa hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.
Trong năm, thanh tra Bộ đã thanh tra việc chấp hành pháp luật tại 57 tổ chức, doanh nghiệp, trong đó lĩnh vực bưu chính: 11; báo chí và thông tin điện tử: 16; xuất bản, in và phát hành: 08; viễn thông và CNTT: 22. Thanh tra hành chính 16 đơn vị. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ tiến hành 12 cuộc thanh tra. Ban hành 125 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt gần 3,8 tỉ đồng.
Triển khai thực hiện Nghị định 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ, Bộ đã ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đặc biệt là các đơn vị mới được thành lập.
Nhiệm vụ quản lý, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được tập trung thực hiện với việc xây dựng và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2015; tập trung xây dựng mô hình hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là việc nâng cấp Công ty Thông tin di động VMS thành Tổng công ty Viễn thông Mobifone, thành lập 03 tổng công ty trực thuộc VNPT.
Công tác chia tách giữa Tổng công ty VTC và Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC; điều chuyển các đơn vị, doanh nghiệp về trực thuộc Bộ cũng được chỉ đạo sát sao. Các doanh nghiệp thuộc Bộ đã thực hiện đúng tiến độ nhiệm vụ xây dựng các hạng mục của công trình Nhà Quốc hội mới.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giữ vững tốc độ phát triển cao, có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu, ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
Các Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu cho địa phương ban hành nhiều chương trình, kế hoạch và những nội dung liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông mang tầm chiến lược, cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tế; các kiến nghị, khó khăn của địa phương đã được tổng hợp kịp thời để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; đồng thời tích cực triển khai toàn diện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông hiệu quả, thiết thực, khẳng định được vị thế của các Sở Thông tin và Truyền thông ở địa phương.
Minh Chiến
Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác trong năm, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cùng cả nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Cũng trong năm 2014, số lượng đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, tham mưu được Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều nhất từ trước đến nay với 21 đề án.
Trong đó phải kể đến: Bộ Chính trị ban hành 01 nghị quyết, Chính phủ ban hành 02 nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành 18 quyết định.
Đáng chú ý là việc Bộ đã xây dựng, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đến năm 2030. Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014; Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông cũng đã được Bộ ban hành.
Năm qua, sự phối hợp trong định hướng, chỉ đạo thông tin tuyên truyền giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với các ban, bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhịp nhàng.
Các cơ quan báo chí, xuất bản đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các hoạt động, sự kiện chính trị lớn của đất nước; tuyên truyền các phong trào lớn như Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội; phản ánh sinh động đời sống, sinh hoạt, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, qua đó làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; nâng cao nhận thức, tăng cường sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội; củng cố và tăng thêm niềm tin của nhân dân.
Bộ đã chỉ đạo và định hướng tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo để người dân trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về hành động sai trái của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hệ thống viễn thông, internet đảm bảo hoạt động ổn định và tiếp tục phát triển, phục vụ tốt việc thông tin, liên lạc của Nhà nước, nhân dân và việc phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm, cứu nạn. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông; từng bước hoàn thiện chính sách quản lý đầu số tin nhắn, thuê bao di động trả trước; xây dựng chính sách đối với các dịch vụ liên lạc trên mạng internet.
Tháng 8/2014 ghi dấu việc số lượng tên miền tiếng Việt đã vượt qua mốc 1 triệu. Cổng thông tin nhân đạo 1400 tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong các chương trình nhân đạo. Nhiệm vụ triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 được khẩn trương thực hiện.
Đặc biệt, tại Hội nghị toàn quyền của Liên minh viễn thông quốc tế, đại diện của Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Thể lệ thông tin vô tuyến thế giới nhiệm kỳ 2015-2018.
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được chú trọng. Bộ đã xây dựng đề án và tham mưu Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT; hoàn thành điều tra thực trạng và nguồn nhân lực để triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; nâng cấp Hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia; phát hành Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2014.
Chương trình Ngày hội Máy tính cho cuộc sống được tổ chức góp phần nâng cao kiến thức cho người dân, thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền. Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng được tập trung thực hiện để phòng, chống các cuộc tấn công mạng với quy mô ngày càng lớn, nhất là từ nước ngoài.
Công tác hợp tác quốc tế được chú trọng với việc tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định, nhất là Hiệp định TPP; các hoạt động hợp tác quốc tế và thúc đẩy quan hệ thương mại.
Các đề án lớn tiếp tục được chú trọng triển khai như: Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020...
Công tác thanh tra được tăng cường, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các bộ, ban, ngành và địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Bộ đã đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với một số cơ quan báo chí, xuất bản có biểu hiện chệch hướng về đường lối, mắc sai phạm nghiêm trọng có tính hệ thống, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - tư tưởng, bảo vệ nền báo chí cách mạng, làm lành mạnh hóa hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.
Trong năm, thanh tra Bộ đã thanh tra việc chấp hành pháp luật tại 57 tổ chức, doanh nghiệp, trong đó lĩnh vực bưu chính: 11; báo chí và thông tin điện tử: 16; xuất bản, in và phát hành: 08; viễn thông và CNTT: 22. Thanh tra hành chính 16 đơn vị. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ tiến hành 12 cuộc thanh tra. Ban hành 125 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt gần 3,8 tỉ đồng.
Triển khai thực hiện Nghị định 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ, Bộ đã ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đặc biệt là các đơn vị mới được thành lập.
Nhiệm vụ quản lý, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được tập trung thực hiện với việc xây dựng và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2015; tập trung xây dựng mô hình hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là việc nâng cấp Công ty Thông tin di động VMS thành Tổng công ty Viễn thông Mobifone, thành lập 03 tổng công ty trực thuộc VNPT.
Công tác chia tách giữa Tổng công ty VTC và Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC; điều chuyển các đơn vị, doanh nghiệp về trực thuộc Bộ cũng được chỉ đạo sát sao. Các doanh nghiệp thuộc Bộ đã thực hiện đúng tiến độ nhiệm vụ xây dựng các hạng mục của công trình Nhà Quốc hội mới.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giữ vững tốc độ phát triển cao, có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu, ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
Các Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu cho địa phương ban hành nhiều chương trình, kế hoạch và những nội dung liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông mang tầm chiến lược, cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tế; các kiến nghị, khó khăn của địa phương đã được tổng hợp kịp thời để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; đồng thời tích cực triển khai toàn diện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông hiệu quả, thiết thực, khẳng định được vị thế của các Sở Thông tin và Truyền thông ở địa phương.
Minh Chiến
Bình luận