Những lợi ích khi lắt đặt bộ phát Wifi ô tô?
Bộ phát Wifi ô tô mang đến nhiều lợi ích như:
- Giúp định vị xe đang ở địa điểm nào
- Người dùng không mất chi phí đăng ký 4G trên điện thoại di động.
- Hành khách trên ô tô có thể truy cập vào mạng Internet để giải quyết các nhu cầu công việc, giải trí, liên lạc thiết yếu
- Tài xế có thể xác định những khung đường điểm ùn tắc định đi qua bằng Internet
- Lái xe taxi dễ dàng cập nhật hành khách mới và tra đường đi nhanh chóng trên bản đồ.
Bộ phát Wifi ô tô loại nào tốt?
Bộ phát Wifi trên ô tô thường có kích thước khá nhỏ gọn và kết nối 3G/4G qua sim điện thoại, nguồn điện lấy từ pin hoặc nguồn điện của xe thông qua cổng USB.
Dưới đây là một số bộ phát Wifi ô tô được người dùng đánh giá cao về chất lượng:
Huawei
Ngoài sản phẩm chủ lực là điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay...Huawei còn có nhiều sản phẩm phụ kiện, trong đó có bộ phát Wifi ô tô 4G E8377 cho xe ô tô. Bộ phát Wifi Huawei thiết kế đẹp, tốc độ truyền nhanh, có chức năng tự động tắt…
Sun Broadband
Các dòng cục phát Wifi Sun Broadband có ưu điểm tốc độ ổn định, hỗ trợ kết nối nhiều thiết bị, hỗ trợ tất cả mạng trong nước và quốc tế, pin sử dụng liên tục trong khoảng 5 - 6 giờ...
Tenda
Đây là một nhà sản suất thiết bị mạng lớn đến từ Trung Quốc với nhiều dòng bộ phát sóng Wifi di động phù hợp để sử dụng trên ô tô. Bộ phát Wifi Tenda được hỗ trợ chuẩn LTE CAT5, pin dung lượng cao, dùng không cần cấu hình, có màn hình màu hiển thị thông tin dễ theo dõi...
TP-Link
TP-Link có nhiều dòng bộ phát Wifi di động sử dụng trên xe ô tô. Các bộ phát Wifi TP-Link được hỗ trợ công nghệ 4G LTE cho tốc độ truy cập nhanh, pin dung lượng lớn, hỗ trợ sim các nhà mạng Việt Nam như Mobifone, Vinaphone, Viettel.
Cách sử dụng cục phát Wifi ô tô
Để sử dụng cục phát Wifi trên ô tô, cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Mở nắp lắp sim 3G/4G vào cục phát Wifi.
Bước 2: Sạc đầy pin cho cục phát Wifi nếu là loại sử dụng pin hoặc cắm vào ổ USB/12V nếu là loại sử dụng nguồn điện trực tiếp.
Bước 3: Nhấn giữ nút nguồn để khởi động. Khi thấy cục phát bật đèn xanh là đang trong trạng thái hoạt động.
Bước 4: Tìm kiếm ID và mật khẩu của cục phát thường được in ở mặt trong của cục phát. Sử dụng điện thoại để truy cập Wifi từ cục phát theo ID và mật khẩu này.
Bước 5: Đăng nhập vào tài khoản quản trị mạng của cục phát, có thể đổi lại ID và mật khẩu nếu muốn.
Bước 6: Kết nối Wifi theo ID và mật khẩu mới được thiết lập. Từ đây các thiết bị trong phạm vi bán kính 10 - 15 m đều có thể kết nối Wifi thông qua ID và mật khẩu này.
Bình luận