Ngày nay, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể lưu trữ hàng trăm ngàn tài liệu vào một USB giá rẻ, có kích thước chỉ bằng ngón tay cái, có thể bảo quản thông tin trong nhiều thập kỷ.
Tri thức của chúng ta sẽ trường tồn với thời gian.
Để lưu giữ lại những câu chuyện của mình, tổ tiên của chúng ta đã phải nặn, vẽ những hình ảnh, chữ viết thô sơ lên bia đá và trên các vách hang động.
Ngày nay, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể lưu trữ hàng trăm ngàn tài liệu vào một USB giá rẻ, có kích thước chỉ bằng ngón tay cái, có thể bảo quản thông tin trong nhiều thập kỷ.
Người ta ước tính hiện tại, mỗi ngày, con người đang tạo ra lượng dữ liệu tương đương với 10 triệu đĩa Blu-ray.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Anh đã đưa ra một giải pháp mới giúp lưu nhiều dữ liệu hơn trong một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều: Một bộ nhớ kỹ thuật số 5D có thể lưu trữ tới 360 terabyte dữ liệu và có thể tồn tại khoảng 13,8 tỷ năm, lâu hơn chính lịch sử loài người.
Để tạo ra bộ nhớ này, các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Southampton (Anh) đã sử dụng một quá trình gọi là kỹ thuật ghi laster femto giây, cho phép tạo ra các đĩa thủy tinh nhỏ bằng các tia laser cực nhanh với xung cực ngắn và cường độ xung cao.
Những xung này có thể ghi dữ liệu trong ba lớp cấu trúc chấm nano cách nhau 5 micromet (0,005mm).
Vậy tại sao lại gọi là 5D? vị trí 3D của các chấm dữ liệu được ghi lại cùng với 2 chiều bổ sung do kích thước và hướng của các dấu chấm.
Các cấu trúc chấm nano tạo ra bằng công nghệ này có thể được đọc bằng kính hiển vi quang học kết hợp với một tấm phân cực ánh sáng (polariser).
Nhóm nghiên cứu cho biết, những chiếc đĩa 5D mới có thể rất hữu ích cho các tổ chức và cá nhân phải làm việc với lượng dữ liệu lớn như thư viện, bảo tàng, và bất cứ nơi nào cần thiết (như một trung tâm dữ liệu của facebook chẳng hạn).
"Thật là xúc động khi nghĩ rằng chúng tôi đã tạo ra công nghệ để bảo quản tài liệu và các thông tin cho các thế hệ tương lai", Peter Kazansky, thành viên của nhóm nhiên cứu, cho biết. "Công nghệ này có thể bảo vệ bằng chứng cuối cùng về nền văn minh của chúng ta. Tất cả tri thức của chúng ta sẽ không bị lãng quên".
Các nhà nghiên cứu đã quảng bá thiết bị mới của mình tại Hiệp hội Kỹ thuật Quang học quốc tế tại San Francisco (Mỹ) diễn ra từ ngày 16 - 18/2. Họ hy vọng tìm được cơ hội hợp tác với các chuyên gia khác để có thể hoàn thiện và phát triển thương mại hóa sản phẩm.
Những chiếc đĩa 5D này được mệnh danh là "Superman memory crystal". Không chỉ lưu trữ được một lượng dữ liệu khó tưởng tượng, nó còn có thể chịu được nhiệt độ 1.000oC.
Công nghệ này đã được chứng minh lần đầu tiên vào năm 2013, cho đến nay, nó đã có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu hơn. Nhóm nghiên cứu đã sao lưu các tập tài liệu "khủng" như Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế (UDHR) của Liên hợp quốc, cuốn sách Opticks (Quang học) của Newton, Magna Carta (Đại Hiến chương) của Anh và Kinh Thánh.
Nguồn: Khám Phá
Tri thức của chúng ta sẽ trường tồn với thời gian.
Để lưu giữ lại những câu chuyện của mình, tổ tiên của chúng ta đã phải nặn, vẽ những hình ảnh, chữ viết thô sơ lên bia đá và trên các vách hang động.
Ngày nay, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể lưu trữ hàng trăm ngàn tài liệu vào một USB giá rẻ, có kích thước chỉ bằng ngón tay cái, có thể bảo quản thông tin trong nhiều thập kỷ.
Người ta ước tính hiện tại, mỗi ngày, con người đang tạo ra lượng dữ liệu tương đương với 10 triệu đĩa Blu-ray.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Anh đã đưa ra một giải pháp mới giúp lưu nhiều dữ liệu hơn trong một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều: Một bộ nhớ kỹ thuật số 5D có thể lưu trữ tới 360 terabyte dữ liệu và có thể tồn tại khoảng 13,8 tỷ năm, lâu hơn chính lịch sử loài người.
180 triệu cuốn sách có thể được lưu trữ trên một bộ nhớ duy nhất. Ảnh: agsandrew / Shutterstock |
Những xung này có thể ghi dữ liệu trong ba lớp cấu trúc chấm nano cách nhau 5 micromet (0,005mm).
Vậy tại sao lại gọi là 5D? vị trí 3D của các chấm dữ liệu được ghi lại cùng với 2 chiều bổ sung do kích thước và hướng của các dấu chấm.
Các cấu trúc chấm nano tạo ra bằng công nghệ này có thể được đọc bằng kính hiển vi quang học kết hợp với một tấm phân cực ánh sáng (polariser).
Nhóm nghiên cứu cho biết, những chiếc đĩa 5D mới có thể rất hữu ích cho các tổ chức và cá nhân phải làm việc với lượng dữ liệu lớn như thư viện, bảo tàng, và bất cứ nơi nào cần thiết (như một trung tâm dữ liệu của facebook chẳng hạn).
"Thật là xúc động khi nghĩ rằng chúng tôi đã tạo ra công nghệ để bảo quản tài liệu và các thông tin cho các thế hệ tương lai", Peter Kazansky, thành viên của nhóm nhiên cứu, cho biết. "Công nghệ này có thể bảo vệ bằng chứng cuối cùng về nền văn minh của chúng ta. Tất cả tri thức của chúng ta sẽ không bị lãng quên".
Các nhà nghiên cứu đã quảng bá thiết bị mới của mình tại Hiệp hội Kỹ thuật Quang học quốc tế tại San Francisco (Mỹ) diễn ra từ ngày 16 - 18/2. Họ hy vọng tìm được cơ hội hợp tác với các chuyên gia khác để có thể hoàn thiện và phát triển thương mại hóa sản phẩm.
Những chiếc đĩa 5D này được mệnh danh là "Superman memory crystal". Không chỉ lưu trữ được một lượng dữ liệu khó tưởng tượng, nó còn có thể chịu được nhiệt độ 1.000oC.
Công nghệ này đã được chứng minh lần đầu tiên vào năm 2013, cho đến nay, nó đã có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu hơn. Nhóm nghiên cứu đã sao lưu các tập tài liệu "khủng" như Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế (UDHR) của Liên hợp quốc, cuốn sách Opticks (Quang học) của Newton, Magna Carta (Đại Hiến chương) của Anh và Kinh Thánh.
Nguồn: Khám Phá
Bình luận