Mải mê kiếm tiền, có những phụ huynh đã vô tình đẩy con vào cảnh bơ vơ ngay trong gia đình nên trẻ dễ rơi vào những cạm bẫy bên ngoài.
Ông bố đại gia và đứa con đi bụi
Anh T. (ngụ Q. Bình Thạnh, TPHCM) là giám đốc một công về xuất nhập khẩu đầu, cuộc sống gia đình anh chưa bao giờ phải bận tâm đến nỗi lo vật chất. Vợ đẹp, cậu con trai ngoan, học giỏi như thể là niềm tự hào mang tính bền vững của anh T. nên anh cho rằng mình chỉ cần dốc hết sức cho công việc, kiếm thêm thật nhiều tiền để đảm bảo cho tương lai của con.
Mỗi ngày làm việc từ 12 - 16 tiếng là điều quá đỗi bình thường với người bố này. Cách đây 3 năm, khi đầu tư vào thị trường Campuchia, anh T. chọn cuộc sống xa nhà, chỉ khi có việc trong nước mới tranh thủ thăm vợ con. Nhưng hiện tại, cuộc sống của anh như sụp đổ tất cả.
Anh kể trong nước mắt về đứa con duy nhất theo học tại một trường quốc tế, đời sống vật chất không thiếu thứ gì. Thương và tin tưởng con, từ khi cháu lên cấp hai, vợ chồng anh đã để sẵn tiền trong tủ, cháu tiêu bao nhiêu tùy thích.
Từ khi anh đi xa, nhà chỉ hai mẹ con với người giúp việc nên sinh hoạt ngày càng rời rạc. Mẹ cũng lo công việc của mẹ, con lo mỗi việc lo học hành cho giỏi để sau này đi du học như dự định của bố mẹ.
Một thời gian dài cháu giao lưu với bạn bè xấu mà vợ anh không biết. Chỉ đến khi cháu ôm tiền bỏ nhà đi bụi, chơi thuốc lắc, đập đá, chị mới cuống cuồng gọi anh về giải quyết. Hai vợ chồng cãi vã, đổ lỗi cho nhau.
Anh T. thú nhận từ ngày mình đi làm xa chưa bao giờ bố con nói chuyện với nhau quá vài câu. Mỗi khi anh về nhà, cũng chỉ hỏi han đôi lời, anh cho con tiền để bày tỏ sự quan tâm của mình: “Có khi bận quá, cả tháng tôi không gọi điện cho con. Có lúc cháu gọi sang, tôi cũng đang bận, hẹn gọi lại cho cháu sau nhưng rồi mình lại quên mất”.
Giờ đây, con anh T. bỏ nhà đi triền miên, chỉ khi nào hết tiền mới trở về. Vợ chồng anh từ quát mắng, đe dọa rồi chuyển sang khóc lóc, van xin cũng không xong, cháu như một người vô hồn. Khi bố mẹ không cho tiền, cháu trộm đồ đạc trong nhà mang đi bán rồi lại dọa chết nên họ chỉ biết cách... chiều theo ý con.
“Tôi kiếm tiền cũng chỉ vì con. Giờ tôi không cần gì nữa, đánh đổi hết tiền bạc cũng được miễn sao con tôi trở lại một đứa trẻ bình thường như trước đây”, người bố bần thần.
Đọc cuốn sổ ghi chép chia sẻ của học trò một trường ở Q. Phú Nhuận, TPHCM, không ít người rùng mình. Rất nhiều em chán đời, hành xác, nhiều lần nghĩ đến việc tử tử vì những mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng chủ yếu là những lời bày tỏ bố mẹ lo kiếm tiền không quan tâm, không hiểu mình.
Xin trích tâm sự của một nữ sinh lớp 8, được giáo viên cho biết học giỏi, gia đình rất khá giả, thường ngày có tài xế đưa đón đi học bằng ô tô: “Bố mẹ bắt em phải học thật giỏi, phải đạt thành tích này nọ… nhưng có bao giờ hỏi han việc học, chuyện trường lớp của em chưa? Hết giờ học em không muốn về nhà vì buồn chán kinh khủng, chẳng có ai bên mình.
Nghỉ hè nào cũng vậy vì bận việc mà bố mẹ đẩy em sang nhà dì ở Singapore để học Ngoại ngữ. Lần đó em đã dùng dao lam rạch vào đùi đến chảy máu, cách mà nhiều bạn mách nhau để tránh nỗi buồn nếu không em sẽ tự tử mất. Cả năm nay em vẫn thường hay làm như vậy, trên người em chi chít là sẹo mà họ cũng đâu hay biết”.
Đẩy con “kết bạn” với tệ nạn
Hiện nay rất nhiều tệ nạn “bủa vây” các bạn trẻ mà vấn đề khá nhiều gia đình gặp phải và rơi vào bế tắc là việc con nghiện game online hay các trò chơi điện tử. Khi đã nghiện, nhiều em bỏ bê mọi thứ, quên hết cuộc sống thực chỉ trừ khi… cần tiền. Không ít vụ án đau lòng xuất phát từ việc nghiện chơi game, nhiều học trò ngoan sẵn sàng ăn cắp, trấn lột thậm chí sát hại người thân để có tiền thỏa mãn cơn nghiện.
Ít ai ngờ rằng, không ít trường hợp trẻ sa vào các tệ nạn xuất phát từ chính bố mẹ. Quá bận với việc của mình, nhiều người thường cho con làm bạn với máy tính, cho con chơi game để được “rảnh tay” nhưng quên kiểm soát. Khi sự giao lưu, tương tác, chia sẻ trong gia đình ngày càng trở nên hiếm hoi, các em dễ dàng chìm trong thế giới ảo cũng như dễ bị lôi kéo bởi các tệ nạn.
Đến với chương trình tư vấn được tổ chức tại Nhà Thiếu nhi Q.1, TPHCM cách đây không lâu, chị Nguyễn Thị Mận, nhà ở Q.4, nước mắt ngắn dài kể về trường hợp cô con gái 13 tuổi nghiện game đến mức bỏ học cả năm nay.
Vợ chồng chị bán hàng ăn, công việc bận từ sáng sớm đến tối mịt, không có thời gian rảnh nên chị thường cho con tiền ra tiệm Internet để không bị cháu làm phiền. Cứ mỗi ngày một vài tiếng, sau hơn nửa năm thì cháu bỏ hết mọi thứ, ăn rồi chỉ chơi game đến 1 - 2 giờ sáng.
“Đánh đập, la mắng chúng tôi làm hết mà cháu không sợ. Nó còn dọa sẽ bỏ đi vì quen bạn trên mạng rất nhiều, chẳng cần tiền bố mẹ nữa”, chị khóc.
Chuyên gia tâm lý võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm Lý Trẻ) cho hay, trẻ nghiện game là cả một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai. Đáng tiếc là nhiều người thiếu sự quan tâm đến con nên không phát hiện kịp thời để giúp con nên chỉ khi con đã nghiện họ mới ngỡ ngàng.
Quá trình giúp trẻ cai game đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ, quan tâm từ bố mẹ để giúp các em tìm lại được thú vui, ý nghĩa của cuộc sống. Nhiều phụ huynh lại đầu hàng khi nghe đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, tạo nhiều hoạt động tương tác giữa cha mẹ và con cái hơn…
Bà Minh Huệ lắc đầu xót xa khi có phụ huynh tìm đến khóc lóc, mong tìm được cách để giúp con đoạn tuyệt với game. Nhưng nhiều lần hẹn chẳng thấy họ đến, gọi điện thì lại tỉnh bơ nói rằng tôi bận mất rồi.
Gần đây, tỷ lệ trẻ vị thành niên phạm pháp đang có xu hướng tăng, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các em thiếu sự quan tâm từ gia đình. Theo các chuyên gia tâm lý, thực tế rất đau lòng là các vấn đề của con cái thì cha mẹ thường là người biết cuối cùng. Khi chuyện đau lòng xảy ra với con, hầu hết phụ huynh đều đau khổ thốt lên “không ngờ”.
Anh T. (ngụ Q. Bình Thạnh, TPHCM) là giám đốc một công về xuất nhập khẩu đầu, cuộc sống gia đình anh chưa bao giờ phải bận tâm đến nỗi lo vật chất. Vợ đẹp, cậu con trai ngoan, học giỏi như thể là niềm tự hào mang tính bền vững của anh T. nên anh cho rằng mình chỉ cần dốc hết sức cho công việc, kiếm thêm thật nhiều tiền để đảm bảo cho tương lai của con.
Không ít đứa trẻ phải gánh vác mục tiêu của bố mẹ đặt ra nhưng thiếu sự quan tâm, chỉ bảo. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Trưng Vương, TPHCM trong buổi giao lưu tư vấn về tâm lý học đường. |
Anh kể trong nước mắt về đứa con duy nhất theo học tại một trường quốc tế, đời sống vật chất không thiếu thứ gì. Thương và tin tưởng con, từ khi cháu lên cấp hai, vợ chồng anh đã để sẵn tiền trong tủ, cháu tiêu bao nhiêu tùy thích.
Từ khi anh đi xa, nhà chỉ hai mẹ con với người giúp việc nên sinh hoạt ngày càng rời rạc. Mẹ cũng lo công việc của mẹ, con lo mỗi việc lo học hành cho giỏi để sau này đi du học như dự định của bố mẹ.
Một thời gian dài cháu giao lưu với bạn bè xấu mà vợ anh không biết. Chỉ đến khi cháu ôm tiền bỏ nhà đi bụi, chơi thuốc lắc, đập đá, chị mới cuống cuồng gọi anh về giải quyết. Hai vợ chồng cãi vã, đổ lỗi cho nhau.
Anh T. thú nhận từ ngày mình đi làm xa chưa bao giờ bố con nói chuyện với nhau quá vài câu. Mỗi khi anh về nhà, cũng chỉ hỏi han đôi lời, anh cho con tiền để bày tỏ sự quan tâm của mình: “Có khi bận quá, cả tháng tôi không gọi điện cho con. Có lúc cháu gọi sang, tôi cũng đang bận, hẹn gọi lại cho cháu sau nhưng rồi mình lại quên mất”.
Giờ đây, con anh T. bỏ nhà đi triền miên, chỉ khi nào hết tiền mới trở về. Vợ chồng anh từ quát mắng, đe dọa rồi chuyển sang khóc lóc, van xin cũng không xong, cháu như một người vô hồn. Khi bố mẹ không cho tiền, cháu trộm đồ đạc trong nhà mang đi bán rồi lại dọa chết nên họ chỉ biết cách... chiều theo ý con.
“Tôi kiếm tiền cũng chỉ vì con. Giờ tôi không cần gì nữa, đánh đổi hết tiền bạc cũng được miễn sao con tôi trở lại một đứa trẻ bình thường như trước đây”, người bố bần thần.
Đọc cuốn sổ ghi chép chia sẻ của học trò một trường ở Q. Phú Nhuận, TPHCM, không ít người rùng mình. Rất nhiều em chán đời, hành xác, nhiều lần nghĩ đến việc tử tử vì những mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng chủ yếu là những lời bày tỏ bố mẹ lo kiếm tiền không quan tâm, không hiểu mình.
Xin trích tâm sự của một nữ sinh lớp 8, được giáo viên cho biết học giỏi, gia đình rất khá giả, thường ngày có tài xế đưa đón đi học bằng ô tô: “Bố mẹ bắt em phải học thật giỏi, phải đạt thành tích này nọ… nhưng có bao giờ hỏi han việc học, chuyện trường lớp của em chưa? Hết giờ học em không muốn về nhà vì buồn chán kinh khủng, chẳng có ai bên mình.
Nghỉ hè nào cũng vậy vì bận việc mà bố mẹ đẩy em sang nhà dì ở Singapore để học Ngoại ngữ. Lần đó em đã dùng dao lam rạch vào đùi đến chảy máu, cách mà nhiều bạn mách nhau để tránh nỗi buồn nếu không em sẽ tự tử mất. Cả năm nay em vẫn thường hay làm như vậy, trên người em chi chít là sẹo mà họ cũng đâu hay biết”.
Đẩy con “kết bạn” với tệ nạn
Hiện nay rất nhiều tệ nạn “bủa vây” các bạn trẻ mà vấn đề khá nhiều gia đình gặp phải và rơi vào bế tắc là việc con nghiện game online hay các trò chơi điện tử. Khi đã nghiện, nhiều em bỏ bê mọi thứ, quên hết cuộc sống thực chỉ trừ khi… cần tiền. Không ít vụ án đau lòng xuất phát từ việc nghiện chơi game, nhiều học trò ngoan sẵn sàng ăn cắp, trấn lột thậm chí sát hại người thân để có tiền thỏa mãn cơn nghiện.
|
Đến với chương trình tư vấn được tổ chức tại Nhà Thiếu nhi Q.1, TPHCM cách đây không lâu, chị Nguyễn Thị Mận, nhà ở Q.4, nước mắt ngắn dài kể về trường hợp cô con gái 13 tuổi nghiện game đến mức bỏ học cả năm nay.
Vợ chồng chị bán hàng ăn, công việc bận từ sáng sớm đến tối mịt, không có thời gian rảnh nên chị thường cho con tiền ra tiệm Internet để không bị cháu làm phiền. Cứ mỗi ngày một vài tiếng, sau hơn nửa năm thì cháu bỏ hết mọi thứ, ăn rồi chỉ chơi game đến 1 - 2 giờ sáng.
“Đánh đập, la mắng chúng tôi làm hết mà cháu không sợ. Nó còn dọa sẽ bỏ đi vì quen bạn trên mạng rất nhiều, chẳng cần tiền bố mẹ nữa”, chị khóc.
Chuyên gia tâm lý võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm Lý Trẻ) cho hay, trẻ nghiện game là cả một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai. Đáng tiếc là nhiều người thiếu sự quan tâm đến con nên không phát hiện kịp thời để giúp con nên chỉ khi con đã nghiện họ mới ngỡ ngàng.
Quá trình giúp trẻ cai game đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ, quan tâm từ bố mẹ để giúp các em tìm lại được thú vui, ý nghĩa của cuộc sống. Nhiều phụ huynh lại đầu hàng khi nghe đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, tạo nhiều hoạt động tương tác giữa cha mẹ và con cái hơn…
Bà Minh Huệ lắc đầu xót xa khi có phụ huynh tìm đến khóc lóc, mong tìm được cách để giúp con đoạn tuyệt với game. Nhưng nhiều lần hẹn chẳng thấy họ đến, gọi điện thì lại tỉnh bơ nói rằng tôi bận mất rồi.
Gần đây, tỷ lệ trẻ vị thành niên phạm pháp đang có xu hướng tăng, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các em thiếu sự quan tâm từ gia đình. Theo các chuyên gia tâm lý, thực tế rất đau lòng là các vấn đề của con cái thì cha mẹ thường là người biết cuối cùng. Khi chuyện đau lòng xảy ra với con, hầu hết phụ huynh đều đau khổ thốt lên “không ngờ”.
Theo Dân trí
Bình luận