“Qua thông tin trình báo của người bị hại, cán bộ Phòng xác định được nhận dạng của đối tượng: trên ve áo có in chữ Bệnh viện Đức Giang. Vì vậy, đối tượng thường có hành động dùng tay hoặc dùng phim để che ve áo. Đối tượng Thìn thường hoạt động vào khoảng 11h đến 14h (đây là khoảng thời gian sau khi các nhân viên y tế đã thăm khám, cho thuốc và cũng là giờ nghỉ trưa)”.
"Bác sĩ" cũng mặc áo blouse trắng, đeo khẩu trang y tế và luôn trong trạng thái mắt la mày lém, ngó trước ngó sau tìm cách gạ gẫm người nhà bệnh nhân đưa tiền cho chị ta mua thuốc hộ. Tin lời vị "bác sĩ" khả kính, nhiều người đã đưa tiền cho thị nhờ mua hộ, nào ngờ thuốc đâu chẳng thấy, vị bác sĩ rởm đã cao chạy xa bay.
"Hóa trang" thành"thiên thần áo trắng"
Một điều dễ nhận thấy, những phi vụ lừa đảo liên quan đến việc giả danh bác sĩ, nhân viên y tế dường như đã không còn là việc hiếm trong thời gian gần đây. Hẳn dư luận chưa quên, cách đây hơn 1 năm, cháu bé vừa tròn 2 ngày tuổi đã bị một kẻ giả danh nhân viên y tế lọt vào bệnh viện Phụ Sản Trung ương bắt đi.
Thủ đoạn của đối tượng vô cùng đơn giản, thị lấy trộm áo blouse trắng rồi mặc đóng giả nhân viên y tế rồi bắt cóc cháu bé đưa đi một cách đàng hoàng mà nhân viên bệnh viện không hề hay biết."Nữ bác sỹ" rởm Nguyễn Thị Thìn.
Trở lại sự việc nữ bác sĩ rởm lừa tiền bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai vừa bị sa lưới pháp luật, theo nguồn tin từ cơ quan công an, đối tượng lừa đảo tên là Nguyễn Thị Thìn (SN 1976, quê Quảng Phong, Quảng Xương, Thanh Hóa).
Trong khoảng thời gian một tháng trở lại đây, Thìn đã từng gây ra 6 vụ lừa đảo để chiếm tiền của bệnh nhân. Thủ đoạn của thị vô cùng đơn giản, biến mình thành một bác sĩ khả kính được trang bị đồ nghề đầy đủ với áo blouse trắng, khẩu trang y tế để "hành nghề".
Chỉ có điều, khác với những bác sĩ thông thường, "bác sĩ" Thìn hành nghề lừa đảo.
Nhờ vỏ bọc bác sỹ trong viện, Thìn không khó để lọt qua cửa bảo vệ. Thị lân la tìm lên phòng bệnh nhân tại khu vực Viện nhiệt đới Trung ương (bệnh viện Bạch Mai). Sau quá trình thăm dò, thấy thời cơ thuận lợi, Thìn bắt đầu hành động.
Tại đây, thị gặp một người phụ nữ tên Nguyễn Phương T. (SN 1963, quê tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Lân la làm quen, Thìn biết được chị T. hiện đang có người nhà nằm trong bệnh viện này. Ra vẻ là một lương y, Thìn hỏi chị T. cho mình xem những giấy tờ liên quan đến bệnh án của bệnh nhân. Chẳng chút nghi ngờ, chị T. giao cả bệnh án của người nhà mình cho "bác sỹ" Thìn.
Được "nạn nhân" tin tưởng, Thìn bắt đầu "phán" rằng bệnh tình của người bệnh đang rất nguy kịch, nếu không được điều trị tốt có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nghe "bác sỹ" Thìn chẩn đoán bệnh, chị T. giật mình lo lắng.
Biết "con mồi" cắn câu, Thìn trấn an, với bệnh này, nếu biết cách, chỉ cần một liều thuốc đặc trị cho bệnh nhân uống là khỏi và không cần phải nằm viện dài ngày. Nghĩ mình may mắn gặp được thầy thuốc tốt, chị T. đã đưa cho Thìn 4 triệu đồng để mua thuốc giúp. Nhưng đợi mãi chẳng thấy thuốc đâu, nữ "bác sỹ" cũng mất hút, chị T. mới té ngửa mình đã bị lừa.
Chân dung nữ "bác sĩ rởm"
Sau phi vụ đầu trót lọt, tưởng Thìn sẽ nằm im chờ cơ hội khác, nào ngờ thị lộ rõ bộ mặt của kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Khoảng một tiếng sau, Thìn tiếp tục lân la đến những buồng bệnh khác để diễn lại màn kịch tương tự. Thị diễn đạt đến mức, nhiều người nhà bệnh nhân khác cũng bị đưa vào tròng.
Ngày 12/11, sau nhiều ngày theo dõi, phục kích, nhân viên an ninh của Bệnh viện Bạch Mai bắt quả tang đối tượng Nguyễn Thị Thìn. Ông Hồ Quang Tấn, Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, BV Bạch Mai cho biết:
Tại cơ quan điều tra, Thìn khai nhận, ngoài những vụ trên, cô ta còn làm "cò" môi giới, giúp cho bệnh nhân mổ sớm và "gửi gắm" bệnh nhân cho các bác sỹ trong bệnh viện. Chi phí cho mỗi ca từ 1 đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi cầm tiền của người nhà bệnh nhân, "bác sỹ" Thìn đều cao chạy xa bay. Nhân thân của Thìn nhanh chóng được làm rõ, thủ đoạn của nữ "bác sỹ" siêu lừa được đưa ra ánh sáng.
Theo đó, vào hồi tháng 3/2013, cô ta từng bị nhân viên bảo vệ bệnh viện Bạch Mai xử lý về hành vi "cò mồi" khám chữa bệnh. Bản lý lịch của Thìn cũng vô cùng "đáng nể”, với 3 tiền án. Sau khi ra tù, chồng thị không may bị tai biến mạch máu não nằm một chỗ. Thìn phải một tay chèo chống gia đình. Đầu năm 2013, Thìn bỗng dưng đổ bệnh và phải vào bệnh viện Bạch Mai để mổ. Thìn thú thực, chính trong thời gian nằm điều trị tại đây, cô ta đã nắm được quy luật hoạt động của bệnh viện và nghĩ ra cách để "hành nghề".
Để tiện cho việc trà trộn vào bệnh viện, dễ dàng lấy lòng bệnh nhân, Thìn sắm cho mình một chiếc áo blouse trắng ở phía sau bệnh viện với giá 200.000 đồng và nhặt mũ lưới cùng khẩu trang trong thùng rác của bệnh viện để sử dụng.
Chính tại đây, Thìn trà trộn vào bệnh viện đưa nhiều người nhà và bệnh nhân vào tròng. "Thìn thực hiện hành vi phạm tội rất tinh vi. Cô ta nắm rõ nơi nào của bệnh viện được đặt camera nên thị ta không nhận tiền trong phòng bệnh mà thường nhận tiền ở hành lang hoặc phía sau bệnh viện để tránh sự phát hiện...", một cán bộ điều tra cho biết.
Để tránh bị bác sỹ rởm lừa, người nhà bệnh nhân nên chú ý trang phục, thái độ của người tiếp cận mình tại bệnh viện. PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện có quy định về trang phục y tế nhằm thực hiện nghiêm túc và triệt để Quyết định số 2365/QĐ-BYT ngày 8/7/2004 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế trang phục y tế.
Bệnh viện yêu cầu mọi cán bộ y tế trong các đơn vị phải mang trang phục y tế đồng bộ và biển chức danh trong giờ làm việc hành chính và giờ trực. Không mặc trang phục y tế ra ngoài cổng bệnh viện giải quyết việc riêng.
Tất cả nhân viên y tế vào khu vực vô khuẩn (khu vực phẫu thuật, thủ thuật) phải thay trang phục phẫu thuật (hoặc trang phục vô khuẩn theo quy định). Không mang trang phục phẫu thuật, trang phục vô khuẩn từ các khu vực vô khuẩn sang các khu vực khác…
Bệnh viện cũng giao các khoa, phòng giám sát việc thực hiện nghiêm túc các quy định về sử dụng trang phục y tế và có biện pháp xử lý đối với người vi phạm.
Trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai cũng bố trí nhiều bảng tin vạch trần các đối tương cò mồi, lừa đảo người bệnh đã bị phát hiện và xử lý. Người bệnh khi đến khám cũng cần chú ý tìm hiểu thông tin, nâng cao cảnh giác để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc...
Nam Anh (tổng hợp Anninhthudo, SuckhoeDoisong)
Bộ mặt thật của 'nữ bác sỹ' có 3 tiền án
'Nữ bác sỹ' trạc ngoại tứ tuần, dáng người thấp, khuôn mặt tròn, mái tóc buông dài, thường xuyên lượn lờ quanh khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện Bạch Mai.
'Nữ bác sỹ' trạc ngoại tứ tuần, dáng người thấp, khuôn mặt tròn, mái tóc buông dài, thường xuyên lượn lờ quanh khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện Bạch Mai để tiếp cận các bệnh nhân.
Mẫu thẻ dành cho cán bộ công nhân viên và thẻ học viên Bác sĩ nội trú, BV Bạch Mai.
Bình luận