(VTC News) – Quan chức Quốc hội cho rằng cần tiến tới kiểm soát tài sản của toàn xã hội để không xảy ra tình trạng bố là lãnh đạo bộ, lãnh đạo tỉnh không có tài sản nhưng con lại có hàng nghìn tỷ đồng.
Bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền chia sẻ với báo chí nhiều nội dung quan trọng xung quanh việc phòng chống tham nhũng hiện nay.
- Ông đánh giá tình hình tham nhũng hiện nay thế nào?
Tình hình tham nhũng hiện nay đang rất phức tạp và nghiêm trọng. Thanh tra Chính phủ đã có thông tư đưa ra tiêu chí để đánh giá về tình hình tham nhũng.
Bản chất của tham nhũng là ngầm. Tính đo đếm được tham nhũng chính là sự hài lòng của người dân với bộ máy nhà nước.
Qua hoạt động của Ủy ban tư pháp thì đánh giá rằng hoạt động tham nhũng vẫn rất phức tạp. Có thể đỡ ở địa phương này, ngành này thì lại phát triển ở ngành khác.
Điều đó, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách phải năng cao năng lực nghiệp vụ trong việc phát hiện tham nhũng. Từ đó chúng ta phát hiện nhiều hơn. Nếu xử lý nghiêm minh sẽ hạn chế tham nhũng.
- Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay việc phát hiện tham nhũng ở nước ta còn thiếu và yếu. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Theo báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc phát hiện tham nhũng của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trong thanh tra Chính phủ, Viện KSND, Bộ công an mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng là chưa cao. Đặc biệt, việc hiệu quả phát hiện của các cơ quan chuyên trách này còn yếu.
Việc phát hiện chủ yếu thông qua báo chí, qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức chính trị xã hội và mặt trận. Tuy nhiên, thể chế pháp luật cho các thiết chế này tham gia tố giác tham nhũng là chưa đầy đủ. Đặc biệt là thiết chế cho người tố cáo tham nhũng là chưa đầy đủ.
Thực ra, thiết chế bảo vệ nhân chứng, người tố cáo không phải khó khăn ở Việt Nam. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước chúng tôi có sang làm việc với FBI của Mỹ. Ở Mỹ, FBI cũng rất khó khăn trong việc bảo vệ nhân chứng, bảo vệ người tố cáo.
Vì vậy, chúng ta đang hoàn thiện thể chế để khuyến khích và bảo vệ được người tố cáo tham nhũng. Bởi vì không ít trường hợp tố cáo tham nhũng bằng hình thức này hay hình thức khác đã bị trả thù. Đây là rào cản để người dân tham gia vào việc tố cáo tham nhũng.
- Luật phòng chống tham nhũng quy rất rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi xảy ra sai phạm. Tuy nhiên thực tế thì sao, thưa ông?
Trong pháp luật về công chức, luật về hành chính nhà nước thì trách nhiệm của từng vị trí là chưa rõ. Trong nhiệm kỳ khóa trước, tôi đã đề nghị Chính phủ là khẩn trương xây dựng luật công vụ. Trong luật đó, xác định trách nhiệm từng vị trí công tác, vị trí cấp trưởng, cấp phó, nhân viên đến đâu.
Hiện nay khi có sự việc xảy ra chúng ta xác định trách nhiệm của từng cấp là rất khó. Chúng ta cứ loay hoay đi xác định trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó hay người trực tiếp.
Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, mặc dù đã có quy định rồi nhưng trên thực tế áp dụng không đơn giản. Trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm kiểm tra, xử lý cán bộ … Hiện nay chúng ta chưa đủ cơ chế toàn diện để xác định trách nhiệm người đứng đầu. Vì vậy, có nơi làm được, có nơi chưa làm được.
Bên cạnh đó còn bệnh thành tích. Người đứng đầu mà phát hiện ra người tham nhũng thì rõ ràng bị cho là công tác quản lý của mình kém. Đừng lấy những địa phương, đơn vị, bộ ngành phát hiện ra nhiều tham nhũng và cho đó là khuyết điểm. Cần phải coi đó là ưu điểm để khuyến khích người đứng đầu nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong đơn vị của mình.
- Ông đánh giá như thế nào về việc kê khai tài sản khi vừa rồi Thanh tra Chính phủ cũng cho biết không tin có một trường hợp bị xử lý trong một triệu người kê khai tài sản?
Kê khai tài sản chỉ là một trong những giải pháp để quản lý tài sản. Ở các nước, để phòng chống tội tham nhũng thì vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát tài sản.
Kiểm soát tài sản không những là chống tham nhũng mà còn chống rửa tiền, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… Cho đến nay chúng ta chưa kiểm soát được tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn. Đây là một thiết chế vô cùng khó.
Vì vậy, luật phòng chống tham nhũng đã giao cho Chính phủ trình Quốc hội về một văn bản về kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn nhưng vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Đây là một quá trình khó.
Bên cạnh kiểm soát tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn thì người ta còn có quyền công dân, người ta có quyền được giữ bí mật tài sản để đảo đảm an toàn trong giao dịch dân sự của họ.
Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu kiểm soát tài sản của toàn bộ xã hội chứ cứ loay hoay kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tịch UBND tỉnh… không có tài sản nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng nghìn tỷ. Trong trường hợp đó chúng ta không kiểm soát được.
Vì vậy, việc kê khai tài sản ở nơi công tác và nơi cư trú chỉ là một việc rất nhỏ trong việc tiến tới chúng ta kiểm soát tài sản của cán bộ
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng quy định báo chí phải cung cấp thông tin về chống tham nhũng cho cơ quan điều tra thì người dân nào dám cung cấp thông tin cho báo chí?
Cung cấp thông tin ở đây hiểu là mỗi công dân khi có nguồn tin báo tố giác tội phạm thì cơ quan công an phải xử lý nguồn tin báo tố giác tội phạm đó. Khi anh biết thì anh phải báo. Đó là trách nhiệm của công dân.
Khi báo chí tác nghiệp, phải bảo vệ danh tính của người cung cấp thông tin về tham nhũng. Luật báo chí phải quy định cụ thể trong nghiệp vụ.
Khi cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan tố tụng thì người ta có thẩm quyền trong việc khai thác thông tin liên quan đến tội phạm. Còn thông tin đó được khai thác thế nào từ báo chí thì luật báo chí và luật tố tụng phải quy định rõ.
Minh Đức
- Ông đánh giá tình hình tham nhũng hiện nay thế nào?
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Bản chất của tham nhũng là ngầm. Tính đo đếm được tham nhũng chính là sự hài lòng của người dân với bộ máy nhà nước.
Qua hoạt động của Ủy ban tư pháp thì đánh giá rằng hoạt động tham nhũng vẫn rất phức tạp. Có thể đỡ ở địa phương này, ngành này thì lại phát triển ở ngành khác.
Điều đó, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách phải năng cao năng lực nghiệp vụ trong việc phát hiện tham nhũng. Từ đó chúng ta phát hiện nhiều hơn. Nếu xử lý nghiêm minh sẽ hạn chế tham nhũng.
- Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay việc phát hiện tham nhũng ở nước ta còn thiếu và yếu. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Theo báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc phát hiện tham nhũng của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trong thanh tra Chính phủ, Viện KSND, Bộ công an mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng là chưa cao. Đặc biệt, việc hiệu quả phát hiện của các cơ quan chuyên trách này còn yếu.
Việc phát hiện chủ yếu thông qua báo chí, qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức chính trị xã hội và mặt trận. Tuy nhiên, thể chế pháp luật cho các thiết chế này tham gia tố giác tham nhũng là chưa đầy đủ. Đặc biệt là thiết chế cho người tố cáo tham nhũng là chưa đầy đủ.
Thực ra, thiết chế bảo vệ nhân chứng, người tố cáo không phải khó khăn ở Việt Nam. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước chúng tôi có sang làm việc với FBI của Mỹ. Ở Mỹ, FBI cũng rất khó khăn trong việc bảo vệ nhân chứng, bảo vệ người tố cáo.
Vì vậy, chúng ta đang hoàn thiện thể chế để khuyến khích và bảo vệ được người tố cáo tham nhũng. Bởi vì không ít trường hợp tố cáo tham nhũng bằng hình thức này hay hình thức khác đã bị trả thù. Đây là rào cản để người dân tham gia vào việc tố cáo tham nhũng.
- Luật phòng chống tham nhũng quy rất rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi xảy ra sai phạm. Tuy nhiên thực tế thì sao, thưa ông?
|
Hiện nay khi có sự việc xảy ra chúng ta xác định trách nhiệm của từng cấp là rất khó. Chúng ta cứ loay hoay đi xác định trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó hay người trực tiếp.
Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, mặc dù đã có quy định rồi nhưng trên thực tế áp dụng không đơn giản. Trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm kiểm tra, xử lý cán bộ … Hiện nay chúng ta chưa đủ cơ chế toàn diện để xác định trách nhiệm người đứng đầu. Vì vậy, có nơi làm được, có nơi chưa làm được.
Bên cạnh đó còn bệnh thành tích. Người đứng đầu mà phát hiện ra người tham nhũng thì rõ ràng bị cho là công tác quản lý của mình kém. Đừng lấy những địa phương, đơn vị, bộ ngành phát hiện ra nhiều tham nhũng và cho đó là khuyết điểm. Cần phải coi đó là ưu điểm để khuyến khích người đứng đầu nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong đơn vị của mình.
Kê khai tài sản chỉ là một trong những giải pháp để quản lý tài sản. Ở các nước, để phòng chống tội tham nhũng thì vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát tài sản.
Kiểm soát tài sản không những là chống tham nhũng mà còn chống rửa tiền, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… Cho đến nay chúng ta chưa kiểm soát được tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn. Đây là một thiết chế vô cùng khó.
Vì vậy, luật phòng chống tham nhũng đã giao cho Chính phủ trình Quốc hội về một văn bản về kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn nhưng vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Đây là một quá trình khó.
Bên cạnh kiểm soát tài sản của cán bộ công chức và người có chức vụ quyền hạn thì người ta còn có quyền công dân, người ta có quyền được giữ bí mật tài sản để đảo đảm an toàn trong giao dịch dân sự của họ.
Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu kiểm soát tài sản của toàn bộ xã hội chứ cứ loay hoay kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy ra trường hợp bố là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tịch UBND tỉnh… không có tài sản nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng nghìn tỷ. Trong trường hợp đó chúng ta không kiểm soát được.
Vì vậy, việc kê khai tài sản ở nơi công tác và nơi cư trú chỉ là một việc rất nhỏ trong việc tiến tới chúng ta kiểm soát tài sản của cán bộ
Cung cấp thông tin ở đây hiểu là mỗi công dân khi có nguồn tin báo tố giác tội phạm thì cơ quan công an phải xử lý nguồn tin báo tố giác tội phạm đó. Khi anh biết thì anh phải báo. Đó là trách nhiệm của công dân.
Khi báo chí tác nghiệp, phải bảo vệ danh tính của người cung cấp thông tin về tham nhũng. Luật báo chí phải quy định cụ thể trong nghiệp vụ.
Khi cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan tố tụng thì người ta có thẩm quyền trong việc khai thác thông tin liên quan đến tội phạm. Còn thông tin đó được khai thác thế nào từ báo chí thì luật báo chí và luật tố tụng phải quy định rõ.
Minh Đức
Bình luận