• 1
  • Zalo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt đại dịch

Thị trườngThứ Ba, 17/08/2021 16:26:14 +07:00Google News

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó, Bộ mong muốn doanh nghiệp được tiếp cận hỗ trợ.

Ngày 16/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19. Bộ cho biết các quyết sách được đề xuất nhằm giảm thiểu ách tắc trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu thiệt hại từ tác động tiêu cực của dịch bệnh đến khu vực doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được tiếp cận hỗ trợ

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng mục tiêu đầu tiên là sớm kiểm soát được dịch bệnh để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp đó là hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.

Theo dự thảo, Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2021 đạt một số chỉ tiêu cụ thể như: Luỹ kế khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19; khoảng 160.000 doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt đại dịch - 1

Theo Bộ KHĐT, việc giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bộ KHĐT cũng mong muốn khoảng 50.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm nay. Con số của 7 tháng đầu năm đang là 29.600 doanh nghiệp.

Cùng với đó, phấn đấu mục tiêu hàng trăm nghìn doanh nghiệp được tiếp cận các chính sách hỗ trợ về giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động...

4 nhóm giải pháp thực hiện

Bộ KHĐT đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng chống đại dịch Covid-19, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ KHĐT đề nghị Chính phủ giao Bộ Y tế rà soát, sửa đổi các quy định về bảo hiểm y tế theo hướng cho phép bảo hiểm y tế được thanh toán các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa có thu phí. Đồng thời, cần ban hành hướng dẫn doanh nghiệp mua dụng cụ, thực hiện tự xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm của doanh nghiệp.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn. Bộ KHĐT đề nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thủy toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa thông suốt.

Bên cạnh đó, giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan cho phép doanh nghiệp nộp bản scan có xác nhận bằng chữ ký số đối với các chứng từ phải nộp bản giấy là bản chính, để giải tỏa ách tắc khi thông quan hàng hóa.

Bộ KHĐT đề xuất Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, thực hiện các giải pháp gỡ khó về vốn cho các thương nhân, doanh nghiệp thu mua thóc, gạo, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với nhóm giải pháp thứ ba, Bộ KHĐT cho rằng cần hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nhóm giải pháp thứ tư, về vấn đề lao động và chuyên gia, Bộ KHĐT trình đề xuất Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách áp dụng linh hoạt và nới lỏng các quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Đồng thời, nghiên cứu đề xuất việc cho phép doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng, với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Cơ quan này đề xuất Chính phủ giao Bộ Ngoại giao đẩy mạnh ngoại giao vaccine, đàm phán, công nhận lẫn nhau “hộ chiếu vaccine” với các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm sớm mở cửa nền kinh tế khi điều kiện cho phép.

Theo đánh giá của Bộ KHĐT, khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, gần đây tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp khiến các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn.

(Nguồn: Zing News)

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ
Bình luận (1)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Công trình to lớn như vậy, khi người ta xây, chính quyền không biết à? Bây giờ đập phá bỏ à?

6 năm trướcPhản hồi
Cùng chuyên mục
Chứng khoán tuần tới diễn biến thế nào?

Chứng khoán tuần tới diễn biến thế nào?

Thị trường00:59 29/03/2025

Thị trường chứng khoán có thể duy trì tâm lý thận trọng, VN-Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ quan trọng 1.300 điểm (+/-10 điểm) trong tuần đầu tháng 4.

Xem nhiều
Tin mới
Văn khấn Tết Hàn thực 2025 chuẩn nhất

Văn khấn Tết Hàn thực 2025 chuẩn nhất

Gia đình06:30 29/03/2025

Khi dâng lễ lên gia tiên dịp Tết bánh trôi bánh chay, gia chủ nên đọc bài văn khấn cúng Tết Hàn thực chuẩn theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam dưới đây.

Corning ra mắt kính cường lực từ gốm

Corning ra mắt kính cường lực từ gốm

VTC NEWS TV05:20 29/03/2025

Corning vừa ra mắt Gorilla Glass Ceramic, một vật liệu gốm thủy tinh mới được thiết kế để cải thiện khả năng chống va đập ấn tượng.

5 ngành có tỷ lệ nhập học cao nhất 2024

5 ngành có tỷ lệ nhập học cao nhất 2024

Tuyển sinh04:24 29/03/2025

Kinh doanh và quản lý, Máy tính và Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Sức khỏe là 5 nhóm ngành có tỷ lệ nhập học cao nhất năm 2024.