Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa, v.v sẽ được xem xét vào sách giáo khoa sắp biên soạn với dung lượng phù hợp.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sách giáo khoa hiện hành tuy không đề cập đầy đủ nhưng cũng đã nói đến cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nội dung liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa.
Các kiến thức này được đề cập ở bài học chính hay các bài đọc thêm.
Tuy nhiên, do hạn chế số trang sách giáo khoa trong khi nội dung cần truyền đạt nhiều nên thông tin sự kiện được viết ngắn gọn, chưa thỏa mãn được cả những nhà viết sách sử, thầy cô giáo và học sinh.
"Thông qua nhiều kênh khác nhau, Bộ đã được nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà sử học về việc cần đưa nội dung các cuộc chiến tranh vào sách giáo khoa với dung lượng phù hợp", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay.
Trong lúc chưa có bộ sách giáo khoa mới, Bộ khuyến khích các trường học, tổ bộ môn sử đưa nội dung trên vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, như nhiều trường đã làm.
Ví dụ trường học ở TP Đà Nẵng đã tổ chức đưa học sinh đến bảo tàng, lồng ghép nội dung về chủ quyền biển đảo vào bài học và được các em hưởng ứng nhiệt tình.
Trước đó nhắc đến sự kiện 17/2/1979 khi Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, nhiều người bày tỏ bất bình khi thông tin về cuộc chiến chỉ có 11 dòng trong sách giáo khoa.
Về vấn đề này, GS.TS, Nhà giáo ưu tú Đỗ Thanh Bình đến từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong một lần trả lời phỏng vấn đã cho rằng cuộc chiến tranh biên giới 1979 đến nay đã hơn 30 “đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích: “Lịch sử là cái khách quan, không thể quên được. Ngày nay, các bạn trẻ muốn quan tâm tới lịch sử dân tộc có nhiều công cụ phương tiện tiếp cận. Cái cần làm là cung cấp cho các bạn phương pháp khai thác, xử lí lịch sử như thế nào”.
Ông khẳng định: “Đây không phải là lúc bàn nên hay không nên đưa nội dung cuộc chiến vào SGK. Chắc chắn phải đưa vào. Đề cập với lưu lượng, định lượng và nội dung như thế nào phải bàn bạc kĩ, không thể che giấu sự thật”.
Đồng chủ biên cuốn sách, GS Vũ Dương Ninh trả lời trên báo chí cho biết, ban đầu cuộc chiến được viết chi tiết với 4 trang, nhưng sau đó vì khuôn khổ sách giáo khoa quy định và chủ yếu vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại nhiều và bị cắt chỉ còn 11 dòng.
Những tác giả viết sách lúc bấy giờ cảm thấy không thỏa mãn, nhưng buộc phải chấp nhận.
Nguồn: Vietnamnet
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sách giáo khoa hiện hành tuy không đề cập đầy đủ nhưng cũng đã nói đến cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nội dung liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa.
Các kiến thức này được đề cập ở bài học chính hay các bài đọc thêm.
Tuy nhiên, do hạn chế số trang sách giáo khoa trong khi nội dung cần truyền đạt nhiều nên thông tin sự kiện được viết ngắn gọn, chưa thỏa mãn được cả những nhà viết sách sử, thầy cô giáo và học sinh.
"Thông qua nhiều kênh khác nhau, Bộ đã được nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà sử học về việc cần đưa nội dung các cuộc chiến tranh vào sách giáo khoa với dung lượng phù hợp", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay.
Trong lúc chưa có bộ sách giáo khoa mới, Bộ khuyến khích các trường học, tổ bộ môn sử đưa nội dung trên vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, như nhiều trường đã làm.
Ví dụ trường học ở TP Đà Nẵng đã tổ chức đưa học sinh đến bảo tàng, lồng ghép nội dung về chủ quyền biển đảo vào bài học và được các em hưởng ứng nhiệt tình.
Trước đó nhắc đến sự kiện 17/2/1979 khi Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, nhiều người bày tỏ bất bình khi thông tin về cuộc chiến chỉ có 11 dòng trong sách giáo khoa.
Về vấn đề này, GS.TS, Nhà giáo ưu tú Đỗ Thanh Bình đến từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong một lần trả lời phỏng vấn đã cho rằng cuộc chiến tranh biên giới 1979 đến nay đã hơn 30 “đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích: “Lịch sử là cái khách quan, không thể quên được. Ngày nay, các bạn trẻ muốn quan tâm tới lịch sử dân tộc có nhiều công cụ phương tiện tiếp cận. Cái cần làm là cung cấp cho các bạn phương pháp khai thác, xử lí lịch sử như thế nào”.
Ông khẳng định: “Đây không phải là lúc bàn nên hay không nên đưa nội dung cuộc chiến vào SGK. Chắc chắn phải đưa vào. Đề cập với lưu lượng, định lượng và nội dung như thế nào phải bàn bạc kĩ, không thể che giấu sự thật”.
Đồng chủ biên cuốn sách, GS Vũ Dương Ninh trả lời trên báo chí cho biết, ban đầu cuộc chiến được viết chi tiết với 4 trang, nhưng sau đó vì khuôn khổ sách giáo khoa quy định và chủ yếu vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại nhiều và bị cắt chỉ còn 11 dòng.
Những tác giả viết sách lúc bấy giờ cảm thấy không thỏa mãn, nhưng buộc phải chấp nhận.
Nguồn: Vietnamnet
Bình luận