Khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khi trao đổi với các chuyên gia về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Quan điểm của thầy Văn Như Cương về chương trình và sách giáo khoa Cha mẹ "cãi nhau", thầy cô lo lắng Đổi mới giáo dục: chương trình trước, sách giáo khoa sau
Đã thông tư tưởng
PGS. Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - người gần 30 năm theo dõi về giáo dục nhận định, đổi mới chương trình và sách giáo khoa là một vấn đề lớn, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ nhận thức, quan điểm, chủ trương, mục tiêu.
Dường như tầng cao nhất (nhận thức quan điểm) và cách tiếp cận còn đang khác nhau, sự đồng thuận của xã hội chưa cao. Theo quan điểm của PGS. Toản, nếu các tầng trên chưa làm rõ thì các tầng dưới làm ngay sẽ vấp, bài học này không phải không có mà đã xảy ra trong quá trình xây dựng chương trình phổ thông.
Với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa không đơn thuần là một đề án hành chính. Do đó, tổng kết thực tiễn hoàn toàn không phải theo yêu cầu của ngày hôm nay, mà đặt vấn đề đó cho lâu dài. Đề án cũng cần tập trung vào khía cạnh xã hội, đạo đức của vấn đề.
“Vừa rồi Bộ GD&ĐT đã có quyết định đúng là tiểu học không thi nữa, không chấm điểm, không giao bài tập về nhà, xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Vì sao? Bởi người ta đã quen những giá trị cũ, giá trị cũ có khi là tiêu cực nhưng đã thành giá trị phổ biến chế ngự lại.
Giờ chúng ta đổi mới giá trị đó là cả quá trình, chúng ta phải đấu tranh để thay đổi, do đó trong đề án này theo kinh nghiệm cá nhân phải nhận thức rõ hơn nữa” PGS. Toản bày tỏ.
Cũng theo quan điểm của PGS. Toản, cấu trúc của giáo dục phổ thông cần được làm rõ trước khi chúng ta xây dựng chương trình. Vấn đề làm sách, Bộ GD&ĐT chỉ nên chỉ đạo chứ không đứng ra làm, và cần phải tách bạch chuyện soạn thảo sách với việc in và phát hành. In và phát hành cần xã hội hóa cao độ, còn việc soạn thảo phải nằm trong sự chỉ đạo của Bộ, tất cả sách giáo khoa cần được thẩm định từ khi còn là đề cương.
PGS.Trần Quốc Toản cũng đề nghị, vì đây là vấn đề của quốc gia, không phải của cá nhân, cũng không phải kinh doanh, nên nhà nước có thể bỏ ra một phần kinh phí hỗ trợ cho các nhóm soạn thảo một cuốn sách hay vài cuốn sách, sách sau khi được thông qua có thể trả cao hơn.
Theo Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, việc có một chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa là cần thiết, nhưng phải chăng Bộ GD&ĐT quá nhấn mạnh đến sách giáo khoa trong lúc này, trong khi cái cần hơn là làm rõ, định hình rõ chuẩn của chương trình các lớp, xác định chuẩn tối thiểu cần đạt là gì?
Về việc viết sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT cũng cần suy nghĩ có cần cho phép đơn vị hoặc tổ chức đăng ký chỉ nhận biện soạn sách giáo khoa một cấp, một môn cho một số cấp hoặc tất cả các cấp?
Cá nhân không nhất thiết phải biên soạn cả bộ sách
Trao đổi thêm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, hiện nay đề án chương trình, sách giáo khoa chưa được phê duyệt, bởi quy trình Quốc hội sẽ ra Nghị quyết, sau đó Chính phủ phê duyệt đề án, sau đó mới tổ chức biên soạn chương trình tổng thể, sau đó biên soạn chương trình các bộ môn, và viết sách giáo khoa rồi mới thẩm định và ban hành.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: “Cái khó nhất khi phải đổi mới chính là mỗi người phải tự đổi mới mình, cái khó nhất là mỗi người cứ dùng kinh nghiệm cũ của mình để soi cái mới.". Ảnh Xuân Trung
Thứ trưởng Hiển cũng trao đổi, hiện tất các các công việc cho đề án đang triển khai, riêng việc biên soạn sách giáo khoa chưa triển khai. Tuy nhiên, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phải có tính kế thừa, học tập quốc tế và học chính mình.
“Cái khó nhất khi phải đổi mới chính là mỗi người phải tự đổi mới mình, cái khó nhất là mỗi người cứ dùng kinh nghiệm cũ của mình để soi cái mới. Một số quan điểm được thay đổi nhưng còn quan điểm cũ vẫn được giữ để rồi soi những vấn đề cụ thể, đó là cái khó của việc đổi mới” Thứ trưởng Hiển bày tỏ.
Chia sẻ quan điểm, ông Hiển cho rằng Bộ GD&ĐT muốn đứng ra biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ, còn các cá nhân, tổ chức khác biên soạn có thể là một cuốn sách, có thể là sách của một bộ môn chứ không nhất thiết phải biên soạn cả một bộ sách. Việc có nhiều sách giáo khoa cần phải có cả quá trình, các tác giả không thể viết một lúc nhiều sách giáo khoa được.
Nhiều ý kiến chuyên gia băn khoăn, sắp tới việc biên soạn sách giáo khoa có được hỗ trợ tài chính hay không? Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, hiện nay bộ chưa nghĩ tới chuyện hỗ trợ kinh phí, bởi cũng như sách khác sau này có bán được sách thì chính nguồn kinh phí đó bù lại.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là các cá nhân, tổ chức bỏ tiền ra viết sách có rủi ro không? Thứ trưởng Hiển cho rằng, có thể là có rủi ro, nhưng chính mức độ rủi ro này để nâng cao trách nhiệm. Tuy nhiên, để tránh rủi ro ở mức tối đa, Thứ trưởng Hiển cho rằng đang tính tới việc phải thẩm định từ khi có đề cương chứ không thể để đến lúc viết sách mới thẩm định.
Cũng qua đây, Thứ trưởng Hiển khẳng định Bộ GD&ĐT chỉ chỉ đạo viết chứ bộ không viết sách, và bộ không in và phát hành sách giáo khoa, chuyện ai in, ai bán là chuyện của thị trường.
Việc lựa chọn sách giáo khoa trong nhà trường nên tiến hành như thế nào cho hợp lý, bởi khi có nhiều sách giáo khoa các trường sẽ dựa vào điều kiện cũng như đặc thù của địa phương. Vấn đề này, Thứ trưởng Hiển cho biết, có thể các tổ bộ môn nên đứng ra lựa chọn, nhưng kèm theo đó sẽ có quy định hướng dẫn làm đúng thủ tục chọn sách để được khách quan nhất.
Quá trình thay sách được lãnh đạo Bộ GD&ĐT hình dung là; từ năm thứ nhất sẽ thay sách của lớp 1 đến lớp 5, còn bậc cao hơn sẽ là lớp 6 và lớp 10 năm đầu tiên, lớp 7 và 11 năm thứ hai, lớp 8 và 12 năm thứ ba, lớp 9 năm thứ tư.
Lộ trình thực hiện đổi mới CT-SGK theo ba giai đoạn
- Giai đoạn 1 (từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2017): Chuẩn bị các điều kiện để xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình mới; biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới. Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đồng thời các tổ chức, cá nhân biên soạn các sách giáo khoa khác; tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa; biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tập huấn cho đội ngũ cốt cán về quy trình, kỹ thuật tổ chức tập huấn qua Internet cho giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Hoàn thành việc thành lập trang Thông tin điện tử Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng Chương trình Phát thanh và Truyền hình quốc gia về đổi mới giáo dục phổ thông; tổ chức tuyên truyền về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Giai đoạn 2 (từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018): Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tiếp tục biên soạn, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; tiếp tục tuyên truyền về đổi mới chương trình, sách giáo khoa thực hiện bán đấu giá bản quyền một bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT tạo tổ chức biên soạn.
- Giai đoạn 3 (từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2021): Từ năm học 2018 - 2019, triển khai áp dụng chương trình mới; tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tiếp tục biên soạn, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; tiếp tục tuyên truyền về đổi mới chương trình, sách giáo khoa; đánh giá, điều chỉnh, ban hành văn bản chương trình mới.
Theo GDVN
Quan điểm của thầy Văn Như Cương về chương trình và sách giáo khoa Cha mẹ "cãi nhau", thầy cô lo lắng Đổi mới giáo dục: chương trình trước, sách giáo khoa sau
Đã thông tư tưởng
PGS. Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - người gần 30 năm theo dõi về giáo dục nhận định, đổi mới chương trình và sách giáo khoa là một vấn đề lớn, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ nhận thức, quan điểm, chủ trương, mục tiêu.
Dường như tầng cao nhất (nhận thức quan điểm) và cách tiếp cận còn đang khác nhau, sự đồng thuận của xã hội chưa cao. Theo quan điểm của PGS. Toản, nếu các tầng trên chưa làm rõ thì các tầng dưới làm ngay sẽ vấp, bài học này không phải không có mà đã xảy ra trong quá trình xây dựng chương trình phổ thông.
Với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa không đơn thuần là một đề án hành chính. Do đó, tổng kết thực tiễn hoàn toàn không phải theo yêu cầu của ngày hôm nay, mà đặt vấn đề đó cho lâu dài. Đề án cũng cần tập trung vào khía cạnh xã hội, đạo đức của vấn đề.
“Vừa rồi Bộ GD&ĐT đã có quyết định đúng là tiểu học không thi nữa, không chấm điểm, không giao bài tập về nhà, xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Vì sao? Bởi người ta đã quen những giá trị cũ, giá trị cũ có khi là tiêu cực nhưng đã thành giá trị phổ biến chế ngự lại.
Giờ chúng ta đổi mới giá trị đó là cả quá trình, chúng ta phải đấu tranh để thay đổi, do đó trong đề án này theo kinh nghiệm cá nhân phải nhận thức rõ hơn nữa” PGS. Toản bày tỏ.
Cũng theo quan điểm của PGS. Toản, cấu trúc của giáo dục phổ thông cần được làm rõ trước khi chúng ta xây dựng chương trình. Vấn đề làm sách, Bộ GD&ĐT chỉ nên chỉ đạo chứ không đứng ra làm, và cần phải tách bạch chuyện soạn thảo sách với việc in và phát hành. In và phát hành cần xã hội hóa cao độ, còn việc soạn thảo phải nằm trong sự chỉ đạo của Bộ, tất cả sách giáo khoa cần được thẩm định từ khi còn là đề cương.
PGS.Trần Quốc Toản cũng đề nghị, vì đây là vấn đề của quốc gia, không phải của cá nhân, cũng không phải kinh doanh, nên nhà nước có thể bỏ ra một phần kinh phí hỗ trợ cho các nhóm soạn thảo một cuốn sách hay vài cuốn sách, sách sau khi được thông qua có thể trả cao hơn.
PGS. Trần Quốc Toản. Ảnh Xuân Trung |
Theo Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, việc có một chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa là cần thiết, nhưng phải chăng Bộ GD&ĐT quá nhấn mạnh đến sách giáo khoa trong lúc này, trong khi cái cần hơn là làm rõ, định hình rõ chuẩn của chương trình các lớp, xác định chuẩn tối thiểu cần đạt là gì?
Về việc viết sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT cũng cần suy nghĩ có cần cho phép đơn vị hoặc tổ chức đăng ký chỉ nhận biện soạn sách giáo khoa một cấp, một môn cho một số cấp hoặc tất cả các cấp?
Cá nhân không nhất thiết phải biên soạn cả bộ sách
Trao đổi thêm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, hiện nay đề án chương trình, sách giáo khoa chưa được phê duyệt, bởi quy trình Quốc hội sẽ ra Nghị quyết, sau đó Chính phủ phê duyệt đề án, sau đó mới tổ chức biên soạn chương trình tổng thể, sau đó biên soạn chương trình các bộ môn, và viết sách giáo khoa rồi mới thẩm định và ban hành.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: “Cái khó nhất khi phải đổi mới chính là mỗi người phải tự đổi mới mình, cái khó nhất là mỗi người cứ dùng kinh nghiệm cũ của mình để soi cái mới.". Ảnh Xuân Trung
Thứ trưởng Hiển cũng trao đổi, hiện tất các các công việc cho đề án đang triển khai, riêng việc biên soạn sách giáo khoa chưa triển khai. Tuy nhiên, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phải có tính kế thừa, học tập quốc tế và học chính mình.
“Cái khó nhất khi phải đổi mới chính là mỗi người phải tự đổi mới mình, cái khó nhất là mỗi người cứ dùng kinh nghiệm cũ của mình để soi cái mới. Một số quan điểm được thay đổi nhưng còn quan điểm cũ vẫn được giữ để rồi soi những vấn đề cụ thể, đó là cái khó của việc đổi mới” Thứ trưởng Hiển bày tỏ.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: 'Cái khó nhất khi phải đổi mới chính là mỗi người phải tự đổi mới mình, cái khó nhất là mỗi người cứ dùng kinh nghiệm cũ của mình để soi cái mới'. Ảnh Xuân Trung |
Chia sẻ quan điểm, ông Hiển cho rằng Bộ GD&ĐT muốn đứng ra biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ, còn các cá nhân, tổ chức khác biên soạn có thể là một cuốn sách, có thể là sách của một bộ môn chứ không nhất thiết phải biên soạn cả một bộ sách. Việc có nhiều sách giáo khoa cần phải có cả quá trình, các tác giả không thể viết một lúc nhiều sách giáo khoa được.
Nhiều ý kiến chuyên gia băn khoăn, sắp tới việc biên soạn sách giáo khoa có được hỗ trợ tài chính hay không? Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, hiện nay bộ chưa nghĩ tới chuyện hỗ trợ kinh phí, bởi cũng như sách khác sau này có bán được sách thì chính nguồn kinh phí đó bù lại.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là các cá nhân, tổ chức bỏ tiền ra viết sách có rủi ro không? Thứ trưởng Hiển cho rằng, có thể là có rủi ro, nhưng chính mức độ rủi ro này để nâng cao trách nhiệm. Tuy nhiên, để tránh rủi ro ở mức tối đa, Thứ trưởng Hiển cho rằng đang tính tới việc phải thẩm định từ khi có đề cương chứ không thể để đến lúc viết sách mới thẩm định.
Cũng qua đây, Thứ trưởng Hiển khẳng định Bộ GD&ĐT chỉ chỉ đạo viết chứ bộ không viết sách, và bộ không in và phát hành sách giáo khoa, chuyện ai in, ai bán là chuyện của thị trường.
Việc lựa chọn sách giáo khoa trong nhà trường nên tiến hành như thế nào cho hợp lý, bởi khi có nhiều sách giáo khoa các trường sẽ dựa vào điều kiện cũng như đặc thù của địa phương. Vấn đề này, Thứ trưởng Hiển cho biết, có thể các tổ bộ môn nên đứng ra lựa chọn, nhưng kèm theo đó sẽ có quy định hướng dẫn làm đúng thủ tục chọn sách để được khách quan nhất.
Quá trình thay sách được lãnh đạo Bộ GD&ĐT hình dung là; từ năm thứ nhất sẽ thay sách của lớp 1 đến lớp 5, còn bậc cao hơn sẽ là lớp 6 và lớp 10 năm đầu tiên, lớp 7 và 11 năm thứ hai, lớp 8 và 12 năm thứ ba, lớp 9 năm thứ tư.
Lộ trình thực hiện đổi mới CT-SGK theo ba giai đoạn
- Giai đoạn 1 (từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2017): Chuẩn bị các điều kiện để xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình mới; biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới. Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đồng thời các tổ chức, cá nhân biên soạn các sách giáo khoa khác; tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa; biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tập huấn cho đội ngũ cốt cán về quy trình, kỹ thuật tổ chức tập huấn qua Internet cho giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Hoàn thành việc thành lập trang Thông tin điện tử Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng Chương trình Phát thanh và Truyền hình quốc gia về đổi mới giáo dục phổ thông; tổ chức tuyên truyền về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Giai đoạn 2 (từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018): Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tiếp tục biên soạn, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; tiếp tục tuyên truyền về đổi mới chương trình, sách giáo khoa thực hiện bán đấu giá bản quyền một bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT tạo tổ chức biên soạn.
- Giai đoạn 3 (từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2021): Từ năm học 2018 - 2019, triển khai áp dụng chương trình mới; tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tiếp tục biên soạn, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; tiếp tục tuyên truyền về đổi mới chương trình, sách giáo khoa; đánh giá, điều chỉnh, ban hành văn bản chương trình mới.
Theo GDVN
Bình luận