Trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến việc có ý kiến cho rằng, đề thi môn Ngữ Văn năm nay có nhiêu điểm nhầm lẫn, thiếu chặt chẽ, ông Sái Công Hồng (Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng - Bộ GD-ĐT) khẳng định, đối với các ý kiến cho rằng đề thi môn Ngữ Văn có thiếu sót về câu chữ, sau khi trao đổi với tổ ra đề Ngữ Văn, Bộ GD-ĐT khẳng định đề thi năm nay là hoàn toàn chính xác.
"Nguyên tắc chỉ được chọn các tác phẩm ở chương trình lớp 12 và 11 (1 tác phẩm lớp 12 và 1 tác phẩm lớp 11), việc ra đề này hoàn toàn đáp ứng đúng quy định ra đề của Hội đồng ra đề đã ban hành. Các câu hỏi được chia làm các cấp độ khó khác nhau. Trong nhiều năm nay, Bộ đã ra đề theo hướng mở, thì đáp án cũng sẽ mở. Trong ngày hôm nay, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đáp án chính thức, trong đó có môn Ngữ Văn" ông Hồng nói.
Tại buổi họp báo, ông Sái Công Hồng cũng cho biết, đề thi năm nay vẫn giữ cấu trúc như năm 2017, với 60% nội dung cơ bản, 40% còn lại là nội dung nâng cao.
Toàn bộ nội dung đề thi năm trong trương trình học phổ thông (chủ yếu là lớp 12), không vượt quá chương trình học.
Đối với các bài thi, dù là trắc nghiệm hay tự luận cũng phân cấp độ câu hỏi từ dễ đến khó, với 4 cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vân dụng cao). Các môn thi trắc nghiệm, các câu hỏi dễ hơn được nhóm ở phía trên, sau đó lần lượt đến các câu hỏi khó.
Hội đồng cũng tuân thủ yêu cầu của Ban chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia, đề thi phải tăng cường phân hóa, tăng cường độ phân loại đối với các thí sinh, vì vậy trong đề phải có một số câu hỏi khó.
Ông Sái Công Hông cũng cho biết, so với năm 2017, độ khó của đề tăng lên là hiển nhiên, vì nội dung đã mở rộng ra, cả chương trình năm 2011, tạo ra độ rộng, khiến đề thi khó hơn.
"Về việc cân bằng đề thi trắc nghiệm và sử dụng ngân hàng đề thi, phải học tập kinh nghiệm của nước ngoài vì họ đã có cả trăm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng ta chỉ mới một vài năm nay", ông Hồng cho biết.
Bình luận