Để chống lại cuộc càn quét của địch, ông Trần Võ Việt đã leo lên cây dùng súng chống tăng B41 nhắm bắn trực thăng khiến địch “mất vía”.
Súng chống tăng B41 là một loại vũ khí tiêu chuẩn của đơn vị bộ binh Quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và cả hiện nay. B41 thực ra là cách gọi của Việt Nam dành cho khẩu RPG-7 do Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1960 thay cho khẩu RPG-2 (Việt Nam gọi là B40).
B41 có kết cấu hết sức đơn giản, cấu tạo hình ống cỡ 40mm, dài khoảng 950mm, nặng 7kg. Giữa thân phình to ra thành một buồng rộng - buồng đốt chứa liều phóng. Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí và tuye sau.
Chỗ phình ra của nòng có ốp lót gỗ dán (về sau thay bằng nhựa tổng hợp) chống nóng vai xạ thủ. Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau.
B41 hay RPG-7 được thiết kế với rất nhiều đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự. Điển hình có các loại đạn gồm: PG-7V đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm; đạn 2 đầu nổ PG-7VR ra mắt năm 1988 có khả năng phá hủy xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ ERA; đạn nhiệt áp TGB-7V chuyên diệt bộ binh nấp trong lô cốt, được ra mắt năm 1988.
Các viên đạn súng chống tăng B41 đều có cỡ to hơn nòng nên chỉ lắp phần đuôi vào nòng súng B41. Khi bắn, liều phóng nhỏ đẩy viên đạn ra khỏi nòng 11m trước khi động cơ chính hoạt động đưa đạn PG-7 lên vận tốc 295m/s. Nếu không trúng mục tiêu, đạn sẽ bay 1.100m rồi tự hủy.
Dù được thiết kế chuyên để chống xe tăng, thiết giáp hoặc nói chung là các mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, khi cần B41 có thể biến thành vũ khí để răn đe “giặc trời”. Và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã có lần sử dụng B41 để bắn trực thăng địch bay thấp.
“Trong một trận đánh vào giữa năm 1972, địch dùng máy bay trực thăng chở lính đổ quân phía sau trận địa hòng đánh dồn ép lực lượng ta ra sông (Vàm Cỏ Đông) để tiêu diệt. Tình hình lúc đó, trực thăng địch liên tục vòng đi vòng lại bắn phá dữ dội vào đội hình quân ta hòng chi viện cho bộ binh tiến quân vào trận địa.
Tôi đã rời công công sự bò leo lên cây dùng súng B41 bắn trực thăng. Khi hỏa lực bắn lên, trực thăng địch không dám bay thấp dẫn đường nữa, bộ binh địch thiếu hỏa lực trên không cũng không dám tiến lên…”, ông Trần Võ Việt (*) – xạ thủ B41 trả lời phỏng vấn Kiến Thức.
Đáng lưu ý, ông Trần Võ Việt cũng là người lập kỳ tích có “1-0-2” trong cuộc chiến tranh chống Mỹ với chiến tích bắn liên tiếp 14 phát B41 tấn công đội hình tàu địch chở quân về tiếp viện Sài Gòn trong trận đánh ngày 16/5/1972.
Không chỉ ở Việt Nam, các tài liệu ghi nhận việc dùng B41 để bắn trực thăng còn diễn ra ở một số chiến trường khác. Ví dụ điển hình, trong cuộc chiến Mogadishu, Somalia năm 1993, phiến quân đã sử dụng B41 để tấn công trực thăng UH-60 Black Hawk chở đặc nhiệm Mỹ. Vụ việc này thậm chí đã được dựng thành phim “Black Hawk Down”, trong đó có cảnh phiến quân bắn RPG-7 trúng cánh đuôi của chiếc UH-60.
Ngoài ra, vào năm 2011, trực thăng CH-47 chở 39 lính Mỹ (gồm có 15 lính Navy SEAL) đã bị phiến quân Taliban bắn rơi ở Tây Kabul. Theo tài liệu giải mã hộp đen thì, quân Taliban đã sử dụng súng chống tăng RPG bắn 2-3 phát từ khoảng cách 220m phá hủy cánh quạt máy bay.
Nguồn: Hoàng Lê (Kiến thức)
Súng chống tăng B41 là một loại vũ khí tiêu chuẩn của đơn vị bộ binh Quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và cả hiện nay. B41 thực ra là cách gọi của Việt Nam dành cho khẩu RPG-7 do Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1960 thay cho khẩu RPG-2 (Việt Nam gọi là B40).
B41 có kết cấu hết sức đơn giản, cấu tạo hình ống cỡ 40mm, dài khoảng 950mm, nặng 7kg. Giữa thân phình to ra thành một buồng rộng - buồng đốt chứa liều phóng. Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí và tuye sau.
Chỗ phình ra của nòng có ốp lót gỗ dán (về sau thay bằng nhựa tổng hợp) chống nóng vai xạ thủ. Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau.
Khai hỏa súng chống tăng B41. |
B41 hay RPG-7 được thiết kế với rất nhiều đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự. Điển hình có các loại đạn gồm: PG-7V đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm; đạn 2 đầu nổ PG-7VR ra mắt năm 1988 có khả năng phá hủy xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ ERA; đạn nhiệt áp TGB-7V chuyên diệt bộ binh nấp trong lô cốt, được ra mắt năm 1988.
Các viên đạn súng chống tăng B41 đều có cỡ to hơn nòng nên chỉ lắp phần đuôi vào nòng súng B41. Khi bắn, liều phóng nhỏ đẩy viên đạn ra khỏi nòng 11m trước khi động cơ chính hoạt động đưa đạn PG-7 lên vận tốc 295m/s. Nếu không trúng mục tiêu, đạn sẽ bay 1.100m rồi tự hủy.
Trực thăng UH-1 của Mỹ đổ quân và chi viện hỏa lực. |
Dù được thiết kế chuyên để chống xe tăng, thiết giáp hoặc nói chung là các mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, khi cần B41 có thể biến thành vũ khí để răn đe “giặc trời”. Và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã có lần sử dụng B41 để bắn trực thăng địch bay thấp.
“Trong một trận đánh vào giữa năm 1972, địch dùng máy bay trực thăng chở lính đổ quân phía sau trận địa hòng đánh dồn ép lực lượng ta ra sông (Vàm Cỏ Đông) để tiêu diệt. Tình hình lúc đó, trực thăng địch liên tục vòng đi vòng lại bắn phá dữ dội vào đội hình quân ta hòng chi viện cho bộ binh tiến quân vào trận địa.
Tôi đã rời công công sự bò leo lên cây dùng súng B41 bắn trực thăng. Khi hỏa lực bắn lên, trực thăng địch không dám bay thấp dẫn đường nữa, bộ binh địch thiếu hỏa lực trên không cũng không dám tiến lên…”, ông Trần Võ Việt (*) – xạ thủ B41 trả lời phỏng vấn Kiến Thức.
Đáng lưu ý, ông Trần Võ Việt cũng là người lập kỳ tích có “1-0-2” trong cuộc chiến tranh chống Mỹ với chiến tích bắn liên tiếp 14 phát B41 tấn công đội hình tàu địch chở quân về tiếp viện Sài Gòn trong trận đánh ngày 16/5/1972.
Không chỉ ở Việt Nam, các tài liệu ghi nhận việc dùng B41 để bắn trực thăng còn diễn ra ở một số chiến trường khác. Ví dụ điển hình, trong cuộc chiến Mogadishu, Somalia năm 1993, phiến quân đã sử dụng B41 để tấn công trực thăng UH-60 Black Hawk chở đặc nhiệm Mỹ. Vụ việc này thậm chí đã được dựng thành phim “Black Hawk Down”, trong đó có cảnh phiến quân bắn RPG-7 trúng cánh đuôi của chiếc UH-60.
Ngoài ra, vào năm 2011, trực thăng CH-47 chở 39 lính Mỹ (gồm có 15 lính Navy SEAL) đã bị phiến quân Taliban bắn rơi ở Tây Kabul. Theo tài liệu giải mã hộp đen thì, quân Taliban đã sử dụng súng chống tăng RPG bắn 2-3 phát từ khoảng cách 220m phá hủy cánh quạt máy bay.
Nguồn: Hoàng Lê (Kiến thức)
Bình luận