(VTC News)- Đại diện Bộ Công an khẳng định tiếp tục xem xét, giải quyết đúng theo quy định nếu tiếp tục phát hiện ra các trường hợp thí sinh đã trúng tuyển nhưng vướng mắc về lý lịch.
Trước sự việc 2 thí sinh đủ điểm trúng tuyển và có giấy nhập học vào khối trường Công an nhân dân nhưng không được theo học do ghi sai lý lịch, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã trực tiếp chỉ đạo xác minh đối với từng trường hợp.
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) cho biết Bộ trưởng Trần Đại Quang đã chỉ đạo chặt chẽ, yêu cầu Tổng cục Chính trị làm theo đúng quy định.
Đại diện Bộ Công an cho biết, trong thời gian tới, nếu có các trường hợp tương tự như hai em Bùi Kiều Nhi và Nguyễn Đức Ngà, Bộ Công an vẫn phải xem xét, giải quyết, đúng theo quy định. Trường hợp của hai thí sinh vừa qua vẫn nằm trong quy định được xem xét chiếu cố.
Đồng thời, thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn cũng khẳng định Bộ Công an đã có Thông tư số 53 ngày 15/8/2012, quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, kể cả tuyển mới. Tổng cục Chính trị cũng đã có Hướng dẫn số 9443 ngày 15/10, hướng dẫn đơn vị địa phương thực hiện thông tư 53 này.
Theo đó, đối với các trường hợp có thân nhân bị tòa tuyên phạt dưới 3 năm tù hoặc cho hưởng án treo và đã được xóa án tích, trừ trường hợp phạm các tội như: xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm ma túy...đã được quy định trong Bộ luật hình sự, nếu hiện thân nhân chấp hành tốt chủ trương, pháp luật của nhà nước thì công an các địa phương báo cáo về Tổng cục Chính trị để xem xét, kết luận.
Theo quy định, những trường hợp của em Bùi Kiều Nhi, Nguyễn Đức Ngà, công an tỉnh phải có văn bản báo cáo, Bộ Công an sẽ xem xét, trường hợp nào chiếu cố được Tổng cục Chính trị sẽ giải quyết.
Tuy nhiên, công an một số địa phương nắm bắt chưa tốt, chưa báo cáo kịp thời nên mới xảy ra tình trạng như vừa qua.
Bên cạnh đó, thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn cũng cho rằng công an là ngành đặc thù, là lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia, nên phải tuyệt đối trung thành. Vì vậy, mọi tiêu chí phải chặt chẽ, đảm bảo lựa chọn được đúng người để phát triển lực lượng, bảo vệ đất nước.
Trước đó, trường hợp em Bùi Kiều Nhi và Nguyễn Đức Ngà dù đạt điểm cao nhưng đứng trước nguy cơ trượt các trường khối công an vì ghi sai lý lịch đã gây xôn xao dư luận.
Em Bùi Kiều Nhi (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, được 29 điểm khối C trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua (Địa lý 9,75 điểm; Sử 9 điểm; Văn 8,75, cộng với 1,5 điểm ưu tiên) nhưng không được theo học Học viện Chính trị Công an Nhân dân vì bố đẻ từng bị xử phạt 9 tháng tù treo về tội “Chống người thi hành công vụ” 23 năm trước (năm 1992).
Trong khi đó, em Nguyễn Đức Ngà (huyện Nam Đàn, Nghệ An) đạt 29 điểm bị dừng nhập học vào Học viện CSND vì bố em từng có tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” (án treo).
Sau khi báo chí phản ánh, Tổng cục Chính trị CAND đã đồng ý chiếu cố tiêu chuẩn về chính trị cho hai thí sinh này để các em được trúng tuyển vào Học viện Chính trị CAND và Học viện CSND.
Phạm Thịnh
Trước sự việc 2 thí sinh đủ điểm trúng tuyển và có giấy nhập học vào khối trường Công an nhân dân nhưng không được theo học do ghi sai lý lịch, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã trực tiếp chỉ đạo xác minh đối với từng trường hợp.
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) cho biết Bộ trưởng Trần Đại Quang đã chỉ đạo chặt chẽ, yêu cầu Tổng cục Chính trị làm theo đúng quy định.
Bùi Kiều Nhi và Nguyễn Đức Ngà suýt trượt các trường Công an nhân dân do ghi sai lý lịch |
Đồng thời, thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn cũng khẳng định Bộ Công an đã có Thông tư số 53 ngày 15/8/2012, quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, kể cả tuyển mới. Tổng cục Chính trị cũng đã có Hướng dẫn số 9443 ngày 15/10, hướng dẫn đơn vị địa phương thực hiện thông tư 53 này.
Theo đó, đối với các trường hợp có thân nhân bị tòa tuyên phạt dưới 3 năm tù hoặc cho hưởng án treo và đã được xóa án tích, trừ trường hợp phạm các tội như: xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm ma túy...đã được quy định trong Bộ luật hình sự, nếu hiện thân nhân chấp hành tốt chủ trương, pháp luật của nhà nước thì công an các địa phương báo cáo về Tổng cục Chính trị để xem xét, kết luận.
Theo quy định, những trường hợp của em Bùi Kiều Nhi, Nguyễn Đức Ngà, công an tỉnh phải có văn bản báo cáo, Bộ Công an sẽ xem xét, trường hợp nào chiếu cố được Tổng cục Chính trị sẽ giải quyết.
Tuy nhiên, công an một số địa phương nắm bắt chưa tốt, chưa báo cáo kịp thời nên mới xảy ra tình trạng như vừa qua.
Bên cạnh đó, thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn cũng cho rằng công an là ngành đặc thù, là lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia, nên phải tuyệt đối trung thành. Vì vậy, mọi tiêu chí phải chặt chẽ, đảm bảo lựa chọn được đúng người để phát triển lực lượng, bảo vệ đất nước.
Trước đó, trường hợp em Bùi Kiều Nhi và Nguyễn Đức Ngà dù đạt điểm cao nhưng đứng trước nguy cơ trượt các trường khối công an vì ghi sai lý lịch đã gây xôn xao dư luận.
Em Bùi Kiều Nhi (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, được 29 điểm khối C trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua (Địa lý 9,75 điểm; Sử 9 điểm; Văn 8,75, cộng với 1,5 điểm ưu tiên) nhưng không được theo học Học viện Chính trị Công an Nhân dân vì bố đẻ từng bị xử phạt 9 tháng tù treo về tội “Chống người thi hành công vụ” 23 năm trước (năm 1992).
Trong khi đó, em Nguyễn Đức Ngà (huyện Nam Đàn, Nghệ An) đạt 29 điểm bị dừng nhập học vào Học viện CSND vì bố em từng có tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” (án treo).
Sau khi báo chí phản ánh, Tổng cục Chính trị CAND đã đồng ý chiếu cố tiêu chuẩn về chính trị cho hai thí sinh này để các em được trúng tuyển vào Học viện Chính trị CAND và Học viện CSND.
Phạm Thịnh
Bình luận