Phố đèn đỏ nổi danh của Nhật Bản xưa đặt tại Yoshiwara này được thành lập vào năm 1617, nhằm hạn chế việc mua bán kĩ nữ ở những vùng nhất định tại Edo – Tokyo ngày nay. Phía trong bức tường của khu đèn đỏ này là hơn 100 nhà thổ khác nhau.
Những kĩ nữ bị nhốt trong lồng tại Yoshiwara. Phố đèn đỏ này rộng khoảng 80 mét vuông, được rào quanh bởi hào nước và là khu đèn đỏ duy nhất được chính phủ cấp phép hoạt động một cách hợp pháp.
Những hình ảnh hiếm hoi này được chụp bởi một nhiếp ảnh gia vô danh trong khoảng thời gian từ những năm 1890 cho tới 1900. Chúng đã ghi lại khoảnh khắc những kĩ nữ cao cấp ăn mặc sang trọng trốn tránh ống kính máy ảnh, và cả hình ảnh các kĩ nữ thân phận thấp hèn được “trưng bày” trong các cũi giam gọi là “harimise” đặt rải rác trong các khu vực của nhà thổ.
Những kĩ nữ này được cha mẹ bán vào nhà thổ làm nô lệ từ rất sớm, trung bình ở độ 7 tuổi. Những cô bé may mắn hơn sẽ được bán làm tùy tòng cho các kĩ nữ cao cấp hoặc những ai có chức tước trong vùng. Tuy vậy tỉ lệ được làm gia nô cho các gia đình giàu có và có quyền lực là vô cùng ít ỏi và hiếm hoi.
3 kĩ nữ nổi danh tại nhà thổ số 9 Xuân Đào tạo dáng trước máy ảnh.
Lối thoát duy nhất cho các kĩ nữ tại Yoshiwara chính là được một người đàn ông mua chuộc ra, “tiền trao cháo múc” theo hợp đồng với nhà thổ và sau đó các cô gái này sẽ trở thành vợ hoặc tùy nữ của người mua mình. Thảng hoặc khi các cô gái nổi tiếng và thành công tới mức có thể tự mua được tự do cho chính mình, nhưng các trường hợp như vậy vô cùng hiếm.
Một kĩ nữ cấp cao tạo dáng bên hai bé gái – những người nếu may mắn sẽ được sống cùng nhà thổ cùng cô. Các kĩ nữ được trưng bày như vậy nhằm thu hút các quý ông mua mình.
Nếu bé gái thể hiện được rằng mình có tài, các em sẽ được huấn luyện để trở thành các kĩ nữ cao cấp. Tuy vậy thông thường các em gái sẽ phải làm việc quần quật tại các khu kĩ viện cấp thấp và trưng bày bản thân tại các lồng giam triển lãm kĩ nữ “harimise”.
Một hình ảnh hiếm hoi của những người đàn ông bước chân vào nhà thổ, trên ban công là các kĩ nữ đang đứng chào đón. Những vị khách này xuất thân từ đủ mọi tầng lớp và giai cấp trong xã hội, từ giới quý tộc cho tới khách bộ hành tha hương đều được chào đón và đối xử công bằng tại khu kĩ viện này.
Bất cứ ai cũng sẽ được chào đón tại khu nhà thổ, tuy vậy các Samurai sẽ phải bỏ kiếm ra trước khi bước vào cổng. Các kĩ nữ chủ yếu sinh sống ngay tại các nhà thổ này.
Các bé gái năm 7 tuổi sẽ được bán vào nhà thổ để trả nợ cho gia đình. Hầu hết các em đều xuất thân từ các nhà nghèo ở vùng nông thôn. Hợp đồng với các nhà thổ thường kéo dài từ 5 tới 10 năm, nhưng thông thường các món nợ sẽ lớn tới mức giữ chân các em gái này cả đời tại nhà thổ.
Video: Thâm nhập 'phố đèn đỏ' trên quốc lô 22
Các kĩ nữ bên ngoài nhà thổ tại Yoshiwara. Việc trưng bày kĩ nữ tới năm 1916 thì bị cấm bởi sức ép từ các nước tiến bộ. Khu phố đèn đỏ Yoshiwara tiếp tục hoạt động cho tới năm 1958 cho tới khi chính phủ Nhật ra lệnh cấm mua bán xác thịt phụ nữ.
Khung cảnh đường phố tại Yoshiwara những năm 1930: Khu phố phát triển nhanh chóng kể từ khi thành lập vào thế kỉ thứ 7, với quy mô từ 550 lên 9000 kĩ nữ vào năm 1893.
Hình ảnh thường được in trên các bưu thiếp bán cho người nước ngoài nhằm quảng bá cho họ biết về khu đèn đỏ này. Các khách hàng cũng được phép chọn các cô gái mình muốn trước khi bước vào phố đèn đỏ.
Những cô gái may mắn sẽ trở thành tùy nữ của các kĩ nữ cao cấp, thường các cô sẽ gọi họ với danh xưng “chị gái”. Nếu họ có tài thì sẽ được huấn luyện trở thành các kĩ nữ cao cấp như “chị gái” của mình.
Các kĩ nữ nhìn ra bên ngoài từ sau song sắt.
Các phụ nữ đứng bên ngoài nhà thổ số 9 – nơi được cả Rudyard Kipling và cả ứng viên giải Nobel Hideyo Noguchi yêu thích.
Nhiều học giả ngày nay nhấn mạnh và phanh phui bản chất bóc lột đến tận xương tủy khi các cô gái bị đem ra trở thành món hàng mua bán cho dịch vụ kĩ nữ.
Bình luận