Chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ
Vốn đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tư, giải ngân vốn nhanh sẽ thúc đẩy kinh tế của tỉnh Bình Định phát triển, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Vì thế, ngay sau khi phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, ngày 9/1/2024, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02 yêu cầu đẩy mạnh giải ngân đầu tư công vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý, đảm bảo đến hết quý II/2024 đạt trên 40% tổng kế hoạch vốn đầu tư; hết quý III/2024 đạt trên 60%; đến hết quý IV/2024 đạt trên 90% (riêng kế hoạch vốn năm 2023 được cấp thẩm quyền cho phép kéo dài sang năm 2024 đạt 100%) và đến hết ngày 31.1.2025 phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch vốn năm 2024.
UBND tỉnh Bình Định cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng đăng ký kế hoạch giải ngân chi tiết theo từng tháng đối với từng dự án; phân công cụ thể lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, chuyên viên theo dõi từng công trình tăng cường trách nhiệm để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo từng dự án. Bên cạnh đó, quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện kế hoạch, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Định, tính đến ngày 30/4/2024 giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý là 1.908,5 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 25,91% (bình quân cả nước là 17,46%). Còn so với kế hoạch được HĐND tỉnh giao là đạt tỷ lệ 22,13% (bình quân cả nước là 16,18%), trong đó một số nguồn chính:
Vốn ngân sách tỉnh: 1.526,5 tỷ đồng, đạt 20,78% kế hoạch vốn giao (nguồn thu tiền sử dụng đất: 1.157,3 tỷ đồng, đạt 19,03. Riêng Nguồn thu tiền sử dụng đất cấp tỉnh là 595,8 tỷ đồng, đạt 16.55%).
Vốn ngân sách trung ương: 381,9 tỷ đồng trên kế hoạch vốn của trung ương phân bổ cho tỉnh là 1.276,9 tỷ đồng, đạt 29,91%, bao gồm vốn trong nước: 315,6 tỷ đồng, đạt 28,9% (vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu đạt 31,52%; vốn trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia đạt 23,12%); vốn nước ngoài: 66,4 tỷ đồng, đạt 35,9%.
Giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý đến 31/5/2024 là 2.641,4 tỷ đồng. So với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (7.365,6 tỷ đồng), tỷ lệ giải ngân đạt 35,86%; so với kế hoạch HĐND tỉnh giao (8.967,6 tỷ đồng), tỷ lệ giải ngân đạt 29,46% kế hoạch vốn. Trong đó, giải ngân nguồn vốn ngân sách địa phương là 28,62%, trong đó từ nguồn thu tiền sử dụng đất là 27,19%.
Ngoài ra, giá trị giải ngân một số nguồn vốn khác như sau: vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu là 34,37%; vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt 27,07%; vốn nước ngoài (ODA) đạt 49% kế hoạch năm. So với cùng kỳ, giá trị giải ngân cao hơn 39,152 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân cao hơn 2,45%.
Như vậy, với giá trị và tỷ lệ giải ngân nêu trên, tình hình giải ngân của tỉnh Bình Định trong 4 tháng đầu năm đã đạt cao hơn mức bình quân của cả nước.đồng, đạt gần 20% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 17% kế hoạch vốn do HĐND tỉnh giao. So với cùng kỳ năm trước cao hơn 2,61%.
Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công
Cũng theo lãnh đạo Sở KHĐT, năm 2024, tổng kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý thực hiện phân bổ hơn 8.622 tỷ đồng, cao hơn tổng kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao (7.365,617 tỷ đồng), trong đó vốn ngân sách địa phương hơn 7.345 tỷ đồng và vốn ngân sách Trung ương hơn 1.276 tỷ đồng.
Cuối năm 2023, Sở KH&ĐT đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền phân giao cho các chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị triển khai thực hiện ngay trong những ngày đầu năm 2024.
Quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư năm 2024, Sở KH&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 9/1/2024 về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư phải quyết liệt trong chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; chủ động rà soát và báo cáo các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Qua đó, thực hiện một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính:
Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024: thực hiện các mốc thời gian điều chỉnh nếu tỷ lệ giải ngân không đạt (các mốc cụ thể: 31/5/2024, 31/7/2024, 31/10/2024).
Đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 được phép kéo dài sang năm 2024 đảm bảo hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn trong thời hạn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân. Các chủ đầu tư, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố tự cân đối nguồn vốn để bố trí cho các dự án đã được giao kế hoạch nhưng không giải ngân hết nguồn vốn này.
Tập trung thực hiện hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đối với các dự án đã được giao kế hoạch năm 2024 trong công tác nhập dự toán chi đầu tư phát triển (bao gồm phần điều chỉnh, bổ sung trong năm) trên hệ thống Tabmis; lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, thanh toán, giải ngân điện tử trên nền tảng số, đảm bảo an toàn, bảo mật, thuận tiện cho chủ đầu tư; hồ sơ thanh toán, tạm ứng, thu hồi tạm ứng…
Cơ quan tham mưu tổng hợp, các cơ quan có chức năng thẩm định chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp tốt với các chủ đầu tư để kịp thời phát hiện các điểm nghẽn trong thực hiện dự án, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, xử lý các khó khăn vướng mắc kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đồng thời, gắn công tác giải ngân với công tác thi đua khen thưởng và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
“Tỉnh phấn đấu giải ngân đạt 100% tổng kế hoạch vốn đầu tư năm 2024. Cụ thể, đến hết quý II/2024 đạt trên 40%, hết quý III/2024 đạt trên 60%; đến hết quý IV/2024 đạt trên 90% (riêng kế hoạch vốn năm 2023 được cấp thẩm quyền cho phép kéo dài sang năm 2024 đạt 100%) và đến hết ngày 31/01/2025 phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch vốn năm 2024”, đại diện Sở này cho biết.
Bình luận