Vừa qua, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi văn bản tới BigC Việt Nam đề nghị đơn vị này không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016 đối với các doanh nghiệp thành viên.
Đây là phản ứng của VASEP trước việc BigC Việt Nam đòi tăng chiết khấu với nhiều doanh nghiệp thủy sản lên mức cao nhất là 25%.
TheoVASEP, với mức chiết khấu hơn 10% như hiện tại đang gần như vượt quá sức chịu đựng của DN trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản. Nếu phải chịu mức chiết khấu cao nhất lên tới 25% như yêu cầu của BigC Việt Nam thì chắc chắn DN sẽ thua lỗ.
Không chỉ riêng khoản chiết khấu trên doanh thu sản phẩm, hiện tại, để được cung cấp hàng trong siêu thị, các DN còn phải chịu hàng loạt các khoản phí khác như mở điểm bán mới, vận chuyển, khuyến mại … Đặc biệt, nhiều DN phải trả thêm chiết khấu 1% cho các mặt hàng có khả năng bị hỏng, tuy nhiên, dù hàng có hỏng hay không, bên cung cấp vẫn phải mất số tiền này.
Do vậy, VASEP đề nghị giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các doanh nghiệp cung cấp thủy sản.
Đây là đề nghị cực chẳng đã bởi thời gian gần đây, không chỉ riêng BigC, nhiều siêu thị, đặc biệt là các hệ thống của DN ngoại đã đưa ra nhiều mức chiết khấu mới với chiều hướng tăng tới các DN thuộc Hiệp hội. Trong đó BigC Việt Nam là tăng cao nhất với mức từ 17% – 25%, cao hơn khoảng 4% – 5% so với trước đó. Tình trung bình, hàng Việt muốn vào siêu thị ngoại đang phải chịu khoảng 10 khoản phí khác nhau.
Được biết, không chỉ có doanh thủy sản, nhiều DN Việt cung cấp các mặt hàng khác cũng phản ánh tình trạng bị “tận thu” tương tự.Một số DN thuộc VASEP đã thể hiện sự phản ứng đối với chính sách tận thu này của BigC bằng cách rút hàng khỏi hệ thống này.
Với việc chuyển chủ từ Tập đoàn Casino (Pháp) sang Tập đoàn TCC (Thái Lan), nhiều khả năng mức chiết khấu của Big C trong tương lai sẽ khó có thể giảm so với hiện tại.
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
Đây là phản ứng của VASEP trước việc BigC Việt Nam đòi tăng chiết khấu với nhiều doanh nghiệp thủy sản lên mức cao nhất là 25%.
BigC thực hiện chính sách tận thu ngay trong quá trình chuyển đổi chủ mới |
Không chỉ riêng khoản chiết khấu trên doanh thu sản phẩm, hiện tại, để được cung cấp hàng trong siêu thị, các DN còn phải chịu hàng loạt các khoản phí khác như mở điểm bán mới, vận chuyển, khuyến mại … Đặc biệt, nhiều DN phải trả thêm chiết khấu 1% cho các mặt hàng có khả năng bị hỏng, tuy nhiên, dù hàng có hỏng hay không, bên cung cấp vẫn phải mất số tiền này.
Do vậy, VASEP đề nghị giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các doanh nghiệp cung cấp thủy sản.
Đây là đề nghị cực chẳng đã bởi thời gian gần đây, không chỉ riêng BigC, nhiều siêu thị, đặc biệt là các hệ thống của DN ngoại đã đưa ra nhiều mức chiết khấu mới với chiều hướng tăng tới các DN thuộc Hiệp hội. Trong đó BigC Việt Nam là tăng cao nhất với mức từ 17% – 25%, cao hơn khoảng 4% – 5% so với trước đó. Tình trung bình, hàng Việt muốn vào siêu thị ngoại đang phải chịu khoảng 10 khoản phí khác nhau.
Được biết, không chỉ có doanh thủy sản, nhiều DN Việt cung cấp các mặt hàng khác cũng phản ánh tình trạng bị “tận thu” tương tự.Một số DN thuộc VASEP đã thể hiện sự phản ứng đối với chính sách tận thu này của BigC bằng cách rút hàng khỏi hệ thống này.
Với việc chuyển chủ từ Tập đoàn Casino (Pháp) sang Tập đoàn TCC (Thái Lan), nhiều khả năng mức chiết khấu của Big C trong tương lai sẽ khó có thể giảm so với hiện tại.
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
Bình luận