(VTC News) - Có những họa sỹ biệt tài chỉ nghe nhân chứng kể nhưng phác thảo chân dung tội phạm giống y chang khiến chúng kinh hồn, bạt vía.
Sự tương đồng giữa bức phác thảo và nhân vật ngoài đời đã gây bất ngờ lớn cho công chúng và cả chính kẻ bắt cóc. Người góp phần không nhỏ trong cuộc điều tra này là họa sỹ Phan Vũ Linh – giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM.
Ở Nga có rất nhiều họa sĩ chuyên nghiệp ăn lương công an để làm công việc này. Và do được đào tạo theo đúng chuyên ngành, lại có những kinh nghiệm thực tế, các "tác phẩm" của họ đều đã giúp sức khá lớn trong việc phá án.
Họa sỹ công huân (tương đương danh hiệu Họa sỹ Ưu tú) Nga Anatoli Drozdov ở vùng biên giới xa xôi giáp với Trung quốc, thành phố Blagovesensk đã 20 năm nay vẽ chân dung tội phạm giúp lực lượng công an.Một trong những phác họa tội phạm sau khi nghe kể lạicủa họa sỹ Anatoli Drozdov. Sự giống nhau đến kinh ngạc giữa tên tội phạm thật và bức phác họa
Các bức tranh chân dung của ông có thể nói là gần giống đến 100% khi so sánh với tội phạm khi chúng bị sa lưới. Có khi chỉ một chi tiết mà ông dựng nên được chân dung tội phạm.
Lần nọ, 6 năm trước, một tên tội phạm dùng súng bắn bị thương một nữ doanh nhân. Qua hỏi chuyện, bà nói là chỉ nhìn thấy mắt hung thủ.
Qua suy đoán, họa sĩ vẽ nên một khuôn mặt phụ nữ. Nhưng nạn nhân lại nói hung thủ là đàn ông, vì nhìn từ sau lưng, "y" mặc áo khoác nam. Tuy nhiên, bức chân dung vẽ nên có vẻ giống hung thủ.
Drozdov nói với các chiến sĩ hình sự cứ đi truy lùng tội phạm là nữ. Khi sa lưới, hung thủ đúng là một phụ nữ.
Song song với việc dùng họa sĩ vẽ chân dung tội phạm, ở Nga hiện còn dùng phương pháp dựng chân dung tổng hợp tội phạm theo giáo trình của Snetkov Е. А., Zinin А. М., Vinichenko I.L với sự trợ giúp của máy móc. Bức họa nghi phạm bắt cóc trẻ sơ sinh tại TP.HCM của họa sỹ Phan Vũ Linh
Phan Việt Hùng
Bình luận