Sau khi bị di chuyển khỏi các di tích, sư tử đá ngoại lai sẽ đi đâu, về đâu hay chỉ lòng vòng từ di tích này sang di tích khác đang là câu hỏi lớn chưa có lời đáp.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa ra văn bản khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không sử dụng, sản xuất hay tiến cống biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các sản phẩm lạ, văn hóa nước ngoài ở nơi công cộng. Trước mắt, bộ yêu cầu Sở VH-TT-DL các tỉnh tập trung di dời sư tử đá ngoại lai ra khỏi di tích trong tháng 10/2014.
Sư tử đá kiểu Trung Quốc có mặt khắp nơi
Ghi nhận của phóng viên trong ngày 30/8, cổng chính nhiều di tích lịch sử văn hóa, công sở trên cả nước vẫn án ngữ tượng sư tử đá xuất xứ từ Trung Quốc, phương Tây.
Tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, sư tử đá đang trấn giữ trước cổng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trụ sở Bộ đội Biên phòng, Cục Thuế tỉnh Nghệ An, Công an TP Vinh, siêu thị Intimex...Một cặp sư tử đá cao gần 2 m cũng đang nằm ngạo nghễ trước cổng UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Còn tại chùa Linh Ứng (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), ngay từ lối dẫn lên chùa là một cặp sư tử đá to lớn, hung dữ. Đại đức Thích Thông Đạo, Phó Ban Trị sự kiêm Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Đà Nẵng, cho biết nhiều chùa ở Đà Nẵng trưng bày linh vật ngoại lai nhưng chưa hề nghe bất cứ quy định này về việc cấm hay đưa các linh vật này ra khỏi nhà chùa.
Trước đó, Bộ VH-TT-DL đã tổ chức một số đoàn thanh kiểm tra một số đình, chùa tại Hà Nội. Qua đó, thanh tra bộ phát hiện nhiều sai phạm. Đơn cử, tại đình và chùa Mộ Lao (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) có 4 sư tử đá nhe nanh ở phía trước cổng.
Khi thanh tra bộ yêu cầu dẹp bỏ, ông Bạch Ngọc Thụy - tổ trưởng Tổ Quản lý di tích đình, chùa Mộ Lao - phân trần cặp sư tử đá này đã ở đình trên 10 năm, giờ di dời thì không biết mang đi đâu. Nếu cưỡng chế thì ngay ngày mai có thể thuê xe cẩu chuyển luôn sư tử cùng hàng loạt hiện vật lạ khác. Có điều, vì là đồ tiến cống nên hành xử như vậy người dân sẽ thấy phản cảm, không đồng thuận.
“Chúng tôi cần thời gian để tuyên truyền, vận động. Ban quản lý sẽ lưu tâm và chú trọng hơn trong quản lý để tiếp nhận các hiện vật đúng luật, hợp thuần phong mỹ tục” - ông Thụy chia sẻ.
Khó dẹp?
Ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Nghệ An, thừa nhận nhiều cơ quan đơn vị, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh này đang sử dụng các tượng sư tử đá lạ làm vật trang trí, trấn yểm. Theo ông Thanh, việc xử lý các đơn vị sử dụng sư tử đá làm vật trang trí sẽ rất khó vì văn bản của bộ mới dừng lại ở mức khuyến cáo, tuyên truyền.
Cùng quan điểm, ông Lê Tấn Hùng, Phó Chánh thanh tra Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng, khẳng định phần lớn những linh vật này đều do các phu nhân của quan chức tặng cho nên hướng giải quyết ra sao còn phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể của bộ.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa phát hiện linh vật lạ nào. “Tín ngưỡng của người Huế trong thờ cúng, trưng bày cảnh vật đã có truyền thống nên rất khó để linh vật ngoại lai xâm nhập” - ông Nguyễn Văn Hà, Phó chánh Thanh tra Sở VH-TT-DL tỉnh này, nói.
Dự kiến, ngày 4/9, Phòng Văn hóa và Thông tin quận Bình Thủy sẽ là nơi đầu tiên ở TP Cần Thơ kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật tại các khu di tích lịch sử - văn hóa. Một cán bộ thừa nhận rằng dù đã nhận được hình ảnh, các mẫu tượng linh vật của Việt Nam do Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm ban hành nhưng rất khó xác định những linh vật nào là ngoại lai, không phải của Việt Nam.
Cũng theo cán bộ này, thời gian đầu chỉ áp dụng biện pháp tuyên truyền chứ khó chế tài, xử phạt đối với những trường hợp chưa tuân thủ theo công văn của Bộ VH-TT-DL.
Trong buổi làm việc với Bộ VH-TT-DL, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Sở VH-TT-DL TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh mới đây, ông Dương Văn Khá, Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ, cho biết việc di dời sư tử đá quá khó. “Ai là người đưa chúng ra khỏi di tích? Cán bộ, công chức nhà nước? Không được, vì là chuyện nhạy cảm. Những gia đình cung tiến ư? Họ không nghe thì sẽ thế nào?” - ông Khá nói.
Theo chuyên gia này, tốt nhất nên vận động các vị trụ trì, ban quản lý các di tích tự giác di dời. Nhưng vấn đề tiếp theo là di dời thì đưa về đâu? Không lẽ sư tử đá cứ chạy vòng quanh từ di tích này sang di tích khác? Ông Khá khẳng định cần phải tính toán kỹ để có cách xử lý thích hợp.
Bản thân lãnh đạo Bộ VH-TT-DL cũng tỏ ra lúng túng khi cho rằng các hiện vật này trước hết sẽ được trả về cho người cung tiến. “Khi trả về cho các chủ nhân, chúng tôi sẽ yêu cầu họ không được mang đến những địa điểm mà bộ đã cấm như các di tích hay địa điểm công cộng khác” - ông Nông Quốc Thành, Cục phó Cục Di sản văn hóa - Bộ VH-TT-DL, nói.
Sư tử đá kiểu Trung Quốc có mặt khắp nơi
Ghi nhận của phóng viên trong ngày 30/8, cổng chính nhiều di tích lịch sử văn hóa, công sở trên cả nước vẫn án ngữ tượng sư tử đá xuất xứ từ Trung Quốc, phương Tây.
Tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, sư tử đá đang trấn giữ trước cổng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trụ sở Bộ đội Biên phòng, Cục Thuế tỉnh Nghệ An, Công an TP Vinh, siêu thị Intimex...Một cặp sư tử đá cao gần 2 m cũng đang nằm ngạo nghễ trước cổng UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Còn tại chùa Linh Ứng (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), ngay từ lối dẫn lên chùa là một cặp sư tử đá to lớn, hung dữ. Đại đức Thích Thông Đạo, Phó Ban Trị sự kiêm Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Đà Nẵng, cho biết nhiều chùa ở Đà Nẵng trưng bày linh vật ngoại lai nhưng chưa hề nghe bất cứ quy định này về việc cấm hay đưa các linh vật này ra khỏi nhà chùa.
Cặp sư tử đá Trung Quốc ở cổng chùa Linh Ứng (TP Đà Nẵng) |
Trước đó, Bộ VH-TT-DL đã tổ chức một số đoàn thanh kiểm tra một số đình, chùa tại Hà Nội. Qua đó, thanh tra bộ phát hiện nhiều sai phạm. Đơn cử, tại đình và chùa Mộ Lao (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) có 4 sư tử đá nhe nanh ở phía trước cổng.
Khi thanh tra bộ yêu cầu dẹp bỏ, ông Bạch Ngọc Thụy - tổ trưởng Tổ Quản lý di tích đình, chùa Mộ Lao - phân trần cặp sư tử đá này đã ở đình trên 10 năm, giờ di dời thì không biết mang đi đâu. Nếu cưỡng chế thì ngay ngày mai có thể thuê xe cẩu chuyển luôn sư tử cùng hàng loạt hiện vật lạ khác. Có điều, vì là đồ tiến cống nên hành xử như vậy người dân sẽ thấy phản cảm, không đồng thuận.
“Chúng tôi cần thời gian để tuyên truyền, vận động. Ban quản lý sẽ lưu tâm và chú trọng hơn trong quản lý để tiếp nhận các hiện vật đúng luật, hợp thuần phong mỹ tục” - ông Thụy chia sẻ.
Khó dẹp?
Ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Nghệ An, thừa nhận nhiều cơ quan đơn vị, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh này đang sử dụng các tượng sư tử đá lạ làm vật trang trí, trấn yểm. Theo ông Thanh, việc xử lý các đơn vị sử dụng sư tử đá làm vật trang trí sẽ rất khó vì văn bản của bộ mới dừng lại ở mức khuyến cáo, tuyên truyền.
Cùng quan điểm, ông Lê Tấn Hùng, Phó Chánh thanh tra Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng, khẳng định phần lớn những linh vật này đều do các phu nhân của quan chức tặng cho nên hướng giải quyết ra sao còn phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể của bộ.
Sư tử đá chễm chệ ở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An |
Tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa phát hiện linh vật lạ nào. “Tín ngưỡng của người Huế trong thờ cúng, trưng bày cảnh vật đã có truyền thống nên rất khó để linh vật ngoại lai xâm nhập” - ông Nguyễn Văn Hà, Phó chánh Thanh tra Sở VH-TT-DL tỉnh này, nói.
Dự kiến, ngày 4/9, Phòng Văn hóa và Thông tin quận Bình Thủy sẽ là nơi đầu tiên ở TP Cần Thơ kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật tại các khu di tích lịch sử - văn hóa. Một cán bộ thừa nhận rằng dù đã nhận được hình ảnh, các mẫu tượng linh vật của Việt Nam do Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm ban hành nhưng rất khó xác định những linh vật nào là ngoại lai, không phải của Việt Nam.
Cũng theo cán bộ này, thời gian đầu chỉ áp dụng biện pháp tuyên truyền chứ khó chế tài, xử phạt đối với những trường hợp chưa tuân thủ theo công văn của Bộ VH-TT-DL.
Trong buổi làm việc với Bộ VH-TT-DL, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Sở VH-TT-DL TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh mới đây, ông Dương Văn Khá, Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ, cho biết việc di dời sư tử đá quá khó. “Ai là người đưa chúng ra khỏi di tích? Cán bộ, công chức nhà nước? Không được, vì là chuyện nhạy cảm. Những gia đình cung tiến ư? Họ không nghe thì sẽ thế nào?” - ông Khá nói.
Theo chuyên gia này, tốt nhất nên vận động các vị trụ trì, ban quản lý các di tích tự giác di dời. Nhưng vấn đề tiếp theo là di dời thì đưa về đâu? Không lẽ sư tử đá cứ chạy vòng quanh từ di tích này sang di tích khác? Ông Khá khẳng định cần phải tính toán kỹ để có cách xử lý thích hợp.
Bản thân lãnh đạo Bộ VH-TT-DL cũng tỏ ra lúng túng khi cho rằng các hiện vật này trước hết sẽ được trả về cho người cung tiến. “Khi trả về cho các chủ nhân, chúng tôi sẽ yêu cầu họ không được mang đến những địa điểm mà bộ đã cấm như các di tích hay địa điểm công cộng khác” - ông Nông Quốc Thành, Cục phó Cục Di sản văn hóa - Bộ VH-TT-DL, nói.
Theo Người lao động
Bình luận