(VTC News) - Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ nói về thuận lợi và khó khăn của Việt Nam nếu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Gần đây, dư luận xuất hiện nhiều thông tin về thời điểm thuận lợi để Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế với các vấn đề liên quan đến Biển Đông đã tới.
Phóng viên VTC News phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ để làm rõ hơn về nhận định này cũng như các thuận lợi và khó khăn nếu Việt Nam bắt đầu vụ kiện.
Trả lời VTC News, Tiến sĩ Trục nói: "Việt Nam hoàn toàn có căn cứ để kiện Trung Quốc về việc giải thích và áp dụng sai Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Chúng ta có căn cứ pháp lý, có sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý quốc tế".
- Thưa Tiến sỹ, ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế được nhắc đến trên một số phương tiện truyền thông thời gian gần đây?
Đúng là thời gian vừa qua một số phương tiện thông tin nói rất nhiều đến việc Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra các Cơ quan tài phán quốc tế do đã và đang có những hoạt động vi phạm Luật pháp quốc tế, xâm hại đến lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
Theo tôi, có những điểm cần chú ý hiện nay là sự quan tâm và lo ngại của dư luận, trước hết là ở cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước, về những gì đang diễn ra ở Biển Đông, xâm phạm đến các quyền và lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực, có nguy cơ gây nên những xung đột vũ trang.
Những diễn biến này chủ yếu là do Trung Quốc gây nên, bất chấp phản ứng của dư luận, xem thường các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó là sự đồng tình ủng hộ của dư luận đối với chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Nhà nước Việt Nam và việc đưa tranh chấp lên các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết là một trong những biện pháp khả dĩ.
Sự đánh giá cao của dư luận về những chứng cứ của Việt Nam trong việc chứng minh và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông cũng là một điểm cần chú ý.
Và cuối cùng là vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế, của các tổ chức của Liên Hợp quốc trong việc giải quyết những tranh chấp, xung đột khu vực quốc tế đang được dư luận ghi nhận.
Công chúng đang kỳ vọng vào vai trò của các tổ chức này trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, đặc biệt là tình hình căng thẳng đang xảy ra trong khu vực Biển Đông.
- Nếu chấp nhận kiện Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn gì trước tòa án quốc tế thưa ông?
Nếu chấp nhận kiện TQ ra cơ quan tài phán quốc tế, VN sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức.
Về thuận lợi:
Như trình bày ở trên, Việt Nam có chính nghĩa, có các căn cứ, chứng cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh và bảo vệ cho các quyền và lợi ích chính đáng của mình trước thực trạng tranh chấp do Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quan điểm pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ của Việt Nam đã được hầu hết đọng đồng quốc tế ủng hộ, tán đồng.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII.
Gần đây, dư luận xuất hiện nhiều thông tin về thời điểm thuận lợi để Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế với các vấn đề liên quan đến Biển Đông đã tới.
Phóng viên VTC News phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ để làm rõ hơn về nhận định này cũng như các thuận lợi và khó khăn nếu Việt Nam bắt đầu vụ kiện.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ bên cạnh tấm bản đồ Việt Nam và Biển Đông tại nơi làm việc - Ảnh: Tùng Đinh |
Trả lời VTC News, Tiến sĩ Trục nói: "Việt Nam hoàn toàn có căn cứ để kiện Trung Quốc về việc giải thích và áp dụng sai Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Chúng ta có căn cứ pháp lý, có sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý quốc tế".
- Thưa Tiến sỹ, ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế được nhắc đến trên một số phương tiện truyền thông thời gian gần đây?
Đúng là thời gian vừa qua một số phương tiện thông tin nói rất nhiều đến việc Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra các Cơ quan tài phán quốc tế do đã và đang có những hoạt động vi phạm Luật pháp quốc tế, xâm hại đến lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
Theo tôi, có những điểm cần chú ý hiện nay là sự quan tâm và lo ngại của dư luận, trước hết là ở cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước, về những gì đang diễn ra ở Biển Đông, xâm phạm đến các quyền và lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực, có nguy cơ gây nên những xung đột vũ trang.
Những diễn biến này chủ yếu là do Trung Quốc gây nên, bất chấp phản ứng của dư luận, xem thường các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế.
>>>Trung Quốc cấm đánh bắt, Hội nghề cá VN lên tiếng<<<
Bên cạnh đó là sự đồng tình ủng hộ của dư luận đối với chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Nhà nước Việt Nam và việc đưa tranh chấp lên các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết là một trong những biện pháp khả dĩ.
Sự đánh giá cao của dư luận về những chứng cứ của Việt Nam trong việc chứng minh và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông cũng là một điểm cần chú ý.
Và cuối cùng là vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế, của các tổ chức của Liên Hợp quốc trong việc giải quyết những tranh chấp, xung đột khu vực quốc tế đang được dư luận ghi nhận.
Công chúng đang kỳ vọng vào vai trò của các tổ chức này trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, đặc biệt là tình hình căng thẳng đang xảy ra trong khu vực Biển Đông.
- Nếu chấp nhận kiện Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn gì trước tòa án quốc tế thưa ông?
Nếu chấp nhận kiện TQ ra cơ quan tài phán quốc tế, VN sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức.
Về thuận lợi:
Như trình bày ở trên, Việt Nam có chính nghĩa, có các căn cứ, chứng cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh và bảo vệ cho các quyền và lợi ích chính đáng của mình trước thực trạng tranh chấp do Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quan điểm pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ của Việt Nam đã được hầu hết đọng đồng quốc tế ủng hộ, tán đồng.
|
Việc chiếm hữu ,thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình, rõ ràng và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị và căn cứ pháp lý để chứng minh và bảo vệ chân lý đó.
Ngoài ra, Việt Nam là thành viên của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam là thanh viên có trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm túc các quy định của Công ước này thể hiện bằng những hoạt động thực tế trên các lĩnh vực pháp lý, ngoại giao, khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật, không sinh vật, bảo vệ môi trường, giải quyết các vùng chồng lấn thông qua đàm phán hòa bình với các nước liên quan.
Chính vì vậy, Việt Nam có đủ điều kiện để có thể kiện các thành viên đã cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước, xâm phạm đến các quyền và lợi ích chính đáng của mình và các thành viên khác trong khu vực. Chắc chắn chúng ta sẽ nhận được đồng tình ủng hộ của cộng đồng khu vực và thế giới.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có những khó khăn:
Trước hết, phải thấy rằng về mặt thủ tục pháp lý, để thưa kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế và được các cơ quan tài phán này thụ lý là phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ.
Không phải bất kỳ một vu việc nào đều có thể đơn phương thưa kiện.
Chẳng hạn, nếu kiện về việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, về phân định ranh giới biển, thềm lục địa thì các bên liên quan phải có thỏa thuận bằng văn bản mới đệ trình lên cơ quan tài phán quốc tế và mới được thụ lý.
Và điều này chính là một trở ngại rất lớn cho chúng ta, không phải ta đơn phương muốn là được. Như mọi người đều đã biết, Trung Quốc luôn luôn quay lưng lại với thiện chí này, tìm mọi cách để cản bất kỳ một vụ kiện nào, vì chủ trương của họ là không muốn quốc tế hóa vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Mỗi một khi quyết định thưa kiện, chúng ta cũng còn cần phải chuẩn bị rất kỹ, không những về thủ tục như nói trên mà còn phải chuẩn bị lý lẽ, chứng cứ pháp lý, chuẩn bị điều kiện vật chất, nhân sự, phải tìm hiểu thật kỹ thành phần cơ cấu tổ chức nhân sự của cơ quan tài phán mà mình sẽ đệ đơn kiện.
Điều quan trọng là phải cân nhắc giữa lợi và bất lợi, đặc biệt là hậu quả về mặt pháp lý, chính trị, kinh tế, thậm chí cũng phải sẵn sàng chấp nhận phán quyết bất lợi cho chúng ta.
- Là chuyên gia về biên giới, ông đánh giá thế nào về các căn cứ của Việt Nam nếu tham gia vụ kiện này?
Nếu xét trên phương diện pháp lý và căn cứ vào tính chất của từng vụ việc có thể thưa kiện để được cơ quan tài phán quốc tế thụ lý.
Chẳng hạn như việc kiện về đường biên giới ‘lưỡi bò’ đến nay vẫn bị phía Trung Quốc hợp thức hóa, xuất phát từ việc cố tình giải thích và áp dụng sai công ước của Liên Hợp quốc về biển năm 1982.
Việt Nam có thể kiện Trung Quốc bởi vì, theo quy định của Liên Hợp quốc, việc có thành viên giải thích và áp dụng sai Công ước biển, các bên liên quan không thể đi đến thống nhất sau khi đàm phán thì có quyền đơn phương kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế.
Philippines đã làm như vậy trong vụ kiện với Trung Quốc. Nhiều người vẫn nhầm lẫn, Manila kiện Bắc Kinh về tranh chấp chủ quyền các quần đảo, bãi cạn hay đường biên giới trên biển.
Nhưng không phải, họ kiện Trung Quốc giải thích và áp dụng sai Công ước về biển năm 1982.
Việc giải thích và áp dụng sai này được thể hiện ở đường biên giới ‘lưỡi bò’ chiếm 85% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vô lý đưa ra. Bắc Kinh liên tục có những động thái để hợp thức hóa đường biên giới vô căn cứ này.
Đầu tiên là đưa ra khái niệm về đường biên giới ‘lưỡi bò’ sau khi Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ lên Tiểu ban thềm lục địa tháng 5/2008 trong một công hàm phản đối và bản đồ gửi Liên Hợp quốc.
Sau này, trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện các hành động về mặt hành chính như đưa các tàu thuyền Hải giám, Ngư chính hay Hải quân tuần tiễu cà thực hiện các hoạt động trong phạm vi của đường ‘lưỡi bò’.
Gần đây nhất là việc tỉnh Hải Nam đưa ra quy định bắt buộc các tàu thuyền đánh cá nước ngoài khi đi vào vùng biển này phải xin phép, chịu các quy định của họ nếu không sẽ bị bắt, bị phạt, tịch thu phương tiện, sản phẩm.
Qua đó có thể thấy được nỗ lực hợp thức hóa đường biên giới vô căn cứ của Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà phân tích, các chính khách quốc tế đều lên tiếng phê phán quan điểm này.
Vì vậy Việt Nam hoàn toàn có căn cứ để kiện Trung Quốc về việc giải thích và áp dụng sai Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Chúng ta có căn cứ pháp lý, có sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý quốc tế.
- Trung Quốc gần đây liên tiếp có hành động ngang ngược như đơn yêu cầu tàu cá các nước phải báo cáo khi đi vào khu vực họ vạch ra – chiếm 2/3 Biển Đông, phải chăng sự ngang ngược của Bắc Kinh ngày càng trở nên không thể chấp nhận?
Thực ra mà nói, việc các quy định này được đưa ra bắt các bên xin phép hay chịu sự quản lý của Trung Quốc đã xảy ra từ lâu.
Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị và căn cứ pháp lý để chứng minh và bảo vệ chân lý đó.
Ngoài ra, Việt Nam là thành viên của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam là thanh viên có trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm túc các quy định của Công ước này thể hiện bằng những hoạt động thực tế trên các lĩnh vực pháp lý, ngoại giao, khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật, không sinh vật, bảo vệ môi trường, giải quyết các vùng chồng lấn thông qua đàm phán hòa bình với các nước liên quan.
Chính vì vậy, Việt Nam có đủ điều kiện để có thể kiện các thành viên đã cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước, xâm phạm đến các quyền và lợi ích chính đáng của mình và các thành viên khác trong khu vực. Chắc chắn chúng ta sẽ nhận được đồng tình ủng hộ của cộng đồng khu vực và thế giới.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có những khó khăn:
Trước hết, phải thấy rằng về mặt thủ tục pháp lý, để thưa kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế và được các cơ quan tài phán này thụ lý là phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ.
Không phải bất kỳ một vu việc nào đều có thể đơn phương thưa kiện.
Chẳng hạn, nếu kiện về việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, về phân định ranh giới biển, thềm lục địa thì các bên liên quan phải có thỏa thuận bằng văn bản mới đệ trình lên cơ quan tài phán quốc tế và mới được thụ lý.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy |
Và điều này chính là một trở ngại rất lớn cho chúng ta, không phải ta đơn phương muốn là được. Như mọi người đều đã biết, Trung Quốc luôn luôn quay lưng lại với thiện chí này, tìm mọi cách để cản bất kỳ một vụ kiện nào, vì chủ trương của họ là không muốn quốc tế hóa vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Mỗi một khi quyết định thưa kiện, chúng ta cũng còn cần phải chuẩn bị rất kỹ, không những về thủ tục như nói trên mà còn phải chuẩn bị lý lẽ, chứng cứ pháp lý, chuẩn bị điều kiện vật chất, nhân sự, phải tìm hiểu thật kỹ thành phần cơ cấu tổ chức nhân sự của cơ quan tài phán mà mình sẽ đệ đơn kiện.
Điều quan trọng là phải cân nhắc giữa lợi và bất lợi, đặc biệt là hậu quả về mặt pháp lý, chính trị, kinh tế, thậm chí cũng phải sẵn sàng chấp nhận phán quyết bất lợi cho chúng ta.
- Là chuyên gia về biên giới, ông đánh giá thế nào về các căn cứ của Việt Nam nếu tham gia vụ kiện này?
Nếu xét trên phương diện pháp lý và căn cứ vào tính chất của từng vụ việc có thể thưa kiện để được cơ quan tài phán quốc tế thụ lý.
Chẳng hạn như việc kiện về đường biên giới ‘lưỡi bò’ đến nay vẫn bị phía Trung Quốc hợp thức hóa, xuất phát từ việc cố tình giải thích và áp dụng sai công ước của Liên Hợp quốc về biển năm 1982.
|
Philippines đã làm như vậy trong vụ kiện với Trung Quốc. Nhiều người vẫn nhầm lẫn, Manila kiện Bắc Kinh về tranh chấp chủ quyền các quần đảo, bãi cạn hay đường biên giới trên biển.
Nhưng không phải, họ kiện Trung Quốc giải thích và áp dụng sai Công ước về biển năm 1982.
Việc giải thích và áp dụng sai này được thể hiện ở đường biên giới ‘lưỡi bò’ chiếm 85% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vô lý đưa ra. Bắc Kinh liên tục có những động thái để hợp thức hóa đường biên giới vô căn cứ này.
Đầu tiên là đưa ra khái niệm về đường biên giới ‘lưỡi bò’ sau khi Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ lên Tiểu ban thềm lục địa tháng 5/2008 trong một công hàm phản đối và bản đồ gửi Liên Hợp quốc.
Sau này, trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện các hành động về mặt hành chính như đưa các tàu thuyền Hải giám, Ngư chính hay Hải quân tuần tiễu cà thực hiện các hoạt động trong phạm vi của đường ‘lưỡi bò’.
Gần đây nhất là việc tỉnh Hải Nam đưa ra quy định bắt buộc các tàu thuyền đánh cá nước ngoài khi đi vào vùng biển này phải xin phép, chịu các quy định của họ nếu không sẽ bị bắt, bị phạt, tịch thu phương tiện, sản phẩm.
Qua đó có thể thấy được nỗ lực hợp thức hóa đường biên giới vô căn cứ của Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà phân tích, các chính khách quốc tế đều lên tiếng phê phán quan điểm này.
Cộng đồng thế giới kịch liệt lên án việc Trung Quốc đơn phương đưa ra các yêu sách trên Biển Đông - Ảnh minh họa |
Vì vậy Việt Nam hoàn toàn có căn cứ để kiện Trung Quốc về việc giải thích và áp dụng sai Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Chúng ta có căn cứ pháp lý, có sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý quốc tế.
- Trung Quốc gần đây liên tiếp có hành động ngang ngược như đơn yêu cầu tàu cá các nước phải báo cáo khi đi vào khu vực họ vạch ra – chiếm 2/3 Biển Đông, phải chăng sự ngang ngược của Bắc Kinh ngày càng trở nên không thể chấp nhận?
Thực ra mà nói, việc các quy định này được đưa ra bắt các bên xin phép hay chịu sự quản lý của Trung Quốc đã xảy ra từ lâu.
Hằng năm họ vẫn ra lệnh cắm bắt cá ở khu vực nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định hay việc bắt bớ, thu giữ ngư cụ thậm chí là bắn cháy tàu cá Việt Nam.
Trung Quốc bất chấp phản ứng của dư luận, bất chấp tất cả các tiếng nói chính nghĩa và bất chấp cả những thiện chí của các bên liên quan để đưa ra các quy định vô căn cứ, biến các hoạt động bình thường của các ngư dân trong Biển Đông mà chủ yếu là Việt Nam phải chịu sự quản lý của họ.
Điều này cho thấy Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các hoạt động ngày càng nguy hiểm hơn để phục vụ cho chủ trương chiến lược biến thành cường quốc của mình.
Trước khi trở thành siêu cường thế giới, Trung Quốc muốn trở thành cường quốc về biển. Họ muốn dùng Biển Đông làm cửa ngõ tiến ra đại dương và không bao giờ từ bỏ ý định đó.
- Trước đây Philippines đã kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về vấn đề biển, đảo và đã phải chịu trừng phạt về kinh tế như cấm xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc, theo ông nguy cơ này đối với Việt Nam sẽ như thế nào nếu vụ kiện được tổ chức?
Như chúng ta đã biết, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế hay đa phương hóa.
Rõ ràng, nếu đưa ra quốc tế Bắc Kinh sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi và họ sẽ tìm mọi cách để đem lại lợi thế cho mình, thậm chí là sử dụng những biện pháp không đàng hoàng như chính trị, sức ép kinh tế.
Theo tôi, khi chúng ta kiện đương nhiên sẽ vấp phải sự phản ứng tương tự như với Philippines. Nếu khi đã bắt tay vào việc này, Việt Nam chắc chắn đã lường trước vấn đề này và tính toán các biện pháp để vượt qua được.
- Nếu phải chịu các trừng phạt về kinh tế và xuất nhập khẩu vì vụ kiện trên Biển Đông, theo ông Việt Nam sẽ có những phương án nào để đối phó?
Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước chống ngoại xâm và những giai đoạn cực kỳ khó khăn, Việt Nam vẫn có những giải pháp hợp lý.
Nếu có bị gây sức ép về kinh tế hay cấm cản xuất nhập khẩu thì hiện nay Việt Nam không biệt lập trên trường quốc tế.
Trung Quốc bất chấp phản ứng của dư luận, bất chấp tất cả các tiếng nói chính nghĩa và bất chấp cả những thiện chí của các bên liên quan để đưa ra các quy định vô căn cứ, biến các hoạt động bình thường của các ngư dân trong Biển Đông mà chủ yếu là Việt Nam phải chịu sự quản lý của họ.
Điều này cho thấy Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các hoạt động ngày càng nguy hiểm hơn để phục vụ cho chủ trương chiến lược biến thành cường quốc của mình.
Trước khi trở thành siêu cường thế giới, Trung Quốc muốn trở thành cường quốc về biển. Họ muốn dùng Biển Đông làm cửa ngõ tiến ra đại dương và không bao giờ từ bỏ ý định đó.
- Trước đây Philippines đã kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về vấn đề biển, đảo và đã phải chịu trừng phạt về kinh tế như cấm xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc, theo ông nguy cơ này đối với Việt Nam sẽ như thế nào nếu vụ kiện được tổ chức?
Như chúng ta đã biết, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế hay đa phương hóa.
Rõ ràng, nếu đưa ra quốc tế Bắc Kinh sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi và họ sẽ tìm mọi cách để đem lại lợi thế cho mình, thậm chí là sử dụng những biện pháp không đàng hoàng như chính trị, sức ép kinh tế.
Theo tôi, khi chúng ta kiện đương nhiên sẽ vấp phải sự phản ứng tương tự như với Philippines. Nếu khi đã bắt tay vào việc này, Việt Nam chắc chắn đã lường trước vấn đề này và tính toán các biện pháp để vượt qua được.
- Nếu phải chịu các trừng phạt về kinh tế và xuất nhập khẩu vì vụ kiện trên Biển Đông, theo ông Việt Nam sẽ có những phương án nào để đối phó?
Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước chống ngoại xâm và những giai đoạn cực kỳ khó khăn, Việt Nam vẫn có những giải pháp hợp lý.
Nếu có bị gây sức ép về kinh tế hay cấm cản xuất nhập khẩu thì hiện nay Việt Nam không biệt lập trên trường quốc tế.
Chúng ta quan hệ đa phương và có nhiều bạn bè trên thế giới để vượt qua khó khăn nếu vấp phải chứ không chỉ phụ thuộc vào một nước nào đó.
Hơn nữa, chưa chắc việc hạn chế giao lưu kinh tế chỉ gây bất lợi cho Việt Nam mà Trung Quốc không bị ảnh hưởng.
>>>Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy những việc làm sai trái<<<
Hơn nữa, chưa chắc việc hạn chế giao lưu kinh tế chỉ gây bất lợi cho Việt Nam mà Trung Quốc không bị ảnh hưởng.
Điều đó cho thấy nếu cấm cản xuất nhập khẩu thì không chỉ chúng ta phải suy nghĩ tìm cách đối phó mà họ cũng vậy.
- Một số hãng tin quốc tế nói Bắc Kinh cực kỳ giận dữ và sợ hãi khi bị Manila kiện ra tòa án quốc tế bởi nước này biết rõ rằng họ chẳng có bất cứ cơ sở pháp lý nào về ‘đường lưỡi bò’ do họ tự vẽ ra. Vì thế, Trung Quốc chọn cách không tham gia tại phiên tòa, vụ kiện vì thế cũng không được giải quyết. Theo ông, Bắc Kinh sẽ lựa chọn giải pháp gì nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế?
Nếu chúng ta kiện chắc chắn sẽ nhận lại sự quay lưng của Trung Quốc với những lý do của riêng họ.
Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, khi thực hiện đúng các thủ tục pháp lý và có chứng cứ cụ thể giống Philippines thì hội đồng trọng tài sẽ vẫn được thành lập và xem xét.
Sau đó sẽ có phán quyết được đưa ra mang tính chất bắt buộc. Trung Quốc nếu khi đó không chấp hành đương nhiên sẽ nhận lại búa rìu dư luận.
Chúng ta không thể vì lo ngại Trung Quốc không tham gia mà không kiện, chỉ cần đúng quy trình, thủ tục pháp lý quốc tế thì sẽ kiện được.
- Có thông tin nói để đến bây giờ Việt Nam mới chuẩn bị sẵn sàng cho vụ kiện là ‘hơi muộn’, ông nghĩ sao về điều này?
Theo tôi, không phải bây giờ Việt Nam mới chuẩn bị cho vụ kiện này, chúng ta đã có công tác chuẩn bị và các phương án được nghiên cứu rất kỹ.
Vấn đề là thời điểm, Việt Nam phải cân nhắc rất nhiều vấn đề, khía cạnh mới có thể quyết định.
Khi chúng ta bước vào vụ kiện này, mọi thứ đều phải sẵn sàng và chuẩn bị chu đáo nhất để đem lại lợi thế cho mình.
Điều đó khiến cho vụ kiện phải có thời điểm, thời cơ thích hợp chứ không thể nói là muộn hay sớm.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh - Văn Việt (Thực hiện)
Bình luận