(VTC News) - Ngày 9/01/2016, tại Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2015, giai đoạn 5 năm 2011-2015 và trọng tâm nhiệm vụ kinh doanh 2016.
Hội nghị có sự tham dự của Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cùng toàn thể HĐQT, Ban điều hành và gần 400 cán bộ chủ chốt trong toàn hệ thống BIDV.
Báo cáo tình hình thực hiện kết quả kinh doanh năm 2015, Ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc BIDV cho biết: cùng với thành công của thương vụ sát nhập MHB, BIDV đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2015.
Tính đến 31/12/215, tổng tài sản BIDV có quy mô dẫn đầu thị trường, đạt trên 857 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2014; Vốn điều lệ đạt trên 34 ngàn tỷ đồng; Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt trên 799 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng trên 22% so với năm 2014; Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,71%; Tín dụng bán lẻ tăng trưởng 44%, chiếm 22,7% tổng dư nợ. Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 793 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 26%; Lợi nhuận trước thuế khối NHTM đạt 7.036 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước; ROE đạt gần 15% và ROA 0,76%.
Với những nỗ lực trong giai đoạn vừa qua, BIDV được các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s và S&P đánh giá có triển vọng ổn định, nằm trong nhóm các ngân hàng có bậc xếp hạng tín nhiệm cao nhất Việt Nam; Được Forbes bình chọn là một trong 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Đánh giá về kết quả thực hiện các mục tiêu chiến lược, tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khẳng định mức tăng trưởng của BIDV trong 5 năm vừa qua là rất ấn tượng, đồng đều và toàn diện ở tất các cả chỉ tiêu tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng, Bán lẻ, dịch vụ ... với mức tăng trưởng cao (bình quân 17%/năm), so sánh một số chỉ tiêu cụ thể: Tổng tài sản tăng gấp hơn 2,1 lần, Huy động vốn tăng gấp 2,5 lần, Dư nợ tăng gấp 2,6 lần, Dư nợ bán lẻ tăng gấp khoảng 4 lần, Lợi nhuận trước thuế tăng gấp 1,7 lần.
BIDV đã hoàn thành toàn diện ở mức cao so với các mục tiêu kế hoạch tái cơ cấu theo Quyết định 41 của NHNN: (i) Huy động vốn hoàn thành 117%; (ii) Dư nợ tín dung hoàn thành 118%; (iii) Bán lẻ hoàn thành 141%, (iv) tất cả các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng hoạt động đều đáp ứng.
Về mạng lưới hoạt động, BIDV có 182 chi nhánh cấp 1 và gần 800 phòng giao dịch trải dài trên khắp cả nước, tăng 63 chi nhánh và 284 phòng giao dịch so với 2011.
BIDV cũng đã hoàn thành tốt vai trò là công cụ đắc lực của Đảng, Chính phủ và NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Cũng trong 5 năm qua, BIDV đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, tiên phong “mở đường” trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Ngoài duy trì và phát triển quan hệ với các tổ chức kinh tế trong nước BIDV thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ĐCTC lớn tại 122 quốc gia.
BIDV đã có hiện diện thương mại tại 06 quốc gia, gồm: Lào, Campuchia, Myanmar, Séc, Nga, Đài Loan. BIDV cũng khởi xướng, đồng tổ chức 13 chương trình hợp tác kinh tế quốc tế để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham gia các hiệp định FTA, mở cửa cộng đồng ASEAN, kết nối thị trường EU, đặt dấu ấn tại thị trường Đông Bắc Á.
Đặc biệt, BIDV là đơn vị đi đầu thực hiện trách nhiệm đối với xã hội vì cộng đồng; uy tín thương hiệu được ghi nhận và đánh giá cao. Giai đoạn 2010-2015, BIDV đã triển khai các chương trình ASXH trong và ngoài nước với tổng kinh phí thực hiện hơn 2.214 tỷ đồng, chiếm 18,5% trên tổng số ASXH của toàn ngành ngân hàng.
Phát biểu tại Tại Hội nghị, thay mặt NHNN Việt Nam, Phó Thống đốc Đào Minh Tú ghi nhận BIDV đã nỗ lực đạt được những kết quả hết sức ấn tượng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành, ban cán sự Đảng, ban lãnh đạo NHNN đề nghị BIDV tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2015, nỗ lực khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đề xây dựng mục tiêu KHKD phù hợp với định hướng chung của ngành và xứng đáng với vai trò đầu tàu của BIDV trong hệ thống TCTD.
Giai đoạn 2016–2020 mở đầu của một giai đoạn mới với nhiều vận hội, thời cơ nhưng cũng không ít thách thức đang chờ đón, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập cộng đồng chung Asean, tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ký các Hiệp định thương mại tự do FTA với liên minh Á – Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Trong bối cảnh đó, BIDV đặt ra một số mục tiêu nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2016-2018 và năm 2016 của toàn hệ thống như sau: Giữ vững vị thế Ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm của quốc gia. Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 20%, trong đó tín dụng bán lẻ tăng trưởng trên 35%; Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%, phấn đấu dưới 2%; Huy động vốn tăng trưởng 21-22%; Thu dịch vụ ròng tăng trưởng 20%.
Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế; Tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, có hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Xử lý nợ xấu với các giải pháp, biện pháp đồng bộ; Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ; Xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của BIDV, trong đó chú trọng lộ trình thực hiện đến năm 2018 cơ bản đạt được nền tảng của một “ngân hàng đạt chuẩn ASEAN”...
Nguồn: BIDV
Hội nghị có sự tham dự của Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cùng toàn thể HĐQT, Ban điều hành và gần 400 cán bộ chủ chốt trong toàn hệ thống BIDV.
Ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc BIDV |
Báo cáo tình hình thực hiện kết quả kinh doanh năm 2015, Ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc BIDV cho biết: cùng với thành công của thương vụ sát nhập MHB, BIDV đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2015.
Tính đến 31/12/215, tổng tài sản BIDV có quy mô dẫn đầu thị trường, đạt trên 857 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2014; Vốn điều lệ đạt trên 34 ngàn tỷ đồng; Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt trên 799 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng trên 22% so với năm 2014; Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,71%; Tín dụng bán lẻ tăng trưởng 44%, chiếm 22,7% tổng dư nợ. Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 793 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 26%; Lợi nhuận trước thuế khối NHTM đạt 7.036 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước; ROE đạt gần 15% và ROA 0,76%.
Với những nỗ lực trong giai đoạn vừa qua, BIDV được các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s và S&P đánh giá có triển vọng ổn định, nằm trong nhóm các ngân hàng có bậc xếp hạng tín nhiệm cao nhất Việt Nam; Được Forbes bình chọn là một trong 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
Đánh giá về kết quả thực hiện các mục tiêu chiến lược, tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khẳng định mức tăng trưởng của BIDV trong 5 năm vừa qua là rất ấn tượng, đồng đều và toàn diện ở tất các cả chỉ tiêu tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng, Bán lẻ, dịch vụ ... với mức tăng trưởng cao (bình quân 17%/năm), so sánh một số chỉ tiêu cụ thể: Tổng tài sản tăng gấp hơn 2,1 lần, Huy động vốn tăng gấp 2,5 lần, Dư nợ tăng gấp 2,6 lần, Dư nợ bán lẻ tăng gấp khoảng 4 lần, Lợi nhuận trước thuế tăng gấp 1,7 lần.
BIDV đã hoàn thành toàn diện ở mức cao so với các mục tiêu kế hoạch tái cơ cấu theo Quyết định 41 của NHNN: (i) Huy động vốn hoàn thành 117%; (ii) Dư nợ tín dung hoàn thành 118%; (iii) Bán lẻ hoàn thành 141%, (iv) tất cả các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng hoạt động đều đáp ứng.
Về mạng lưới hoạt động, BIDV có 182 chi nhánh cấp 1 và gần 800 phòng giao dịch trải dài trên khắp cả nước, tăng 63 chi nhánh và 284 phòng giao dịch so với 2011.
BIDV cũng đã hoàn thành tốt vai trò là công cụ đắc lực của Đảng, Chính phủ và NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Cũng trong 5 năm qua, BIDV đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, tiên phong “mở đường” trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Ngoài duy trì và phát triển quan hệ với các tổ chức kinh tế trong nước BIDV thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ĐCTC lớn tại 122 quốc gia.
BIDV đã có hiện diện thương mại tại 06 quốc gia, gồm: Lào, Campuchia, Myanmar, Séc, Nga, Đài Loan. BIDV cũng khởi xướng, đồng tổ chức 13 chương trình hợp tác kinh tế quốc tế để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham gia các hiệp định FTA, mở cửa cộng đồng ASEAN, kết nối thị trường EU, đặt dấu ấn tại thị trường Đông Bắc Á.
Đặc biệt, BIDV là đơn vị đi đầu thực hiện trách nhiệm đối với xã hội vì cộng đồng; uy tín thương hiệu được ghi nhận và đánh giá cao. Giai đoạn 2010-2015, BIDV đã triển khai các chương trình ASXH trong và ngoài nước với tổng kinh phí thực hiện hơn 2.214 tỷ đồng, chiếm 18,5% trên tổng số ASXH của toàn ngành ngân hàng.
Giai đoạn 2016–2020 mở đầu của một giai đoạn mới với nhiều vận hội, thời cơ nhưng cũng không ít thách thức đang chờ đón, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập cộng đồng chung Asean, tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ký các Hiệp định thương mại tự do FTA với liên minh Á – Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế; Tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, có hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Xử lý nợ xấu với các giải pháp, biện pháp đồng bộ; Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ; Xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của BIDV, trong đó chú trọng lộ trình thực hiện đến năm 2018 cơ bản đạt được nền tảng của một “ngân hàng đạt chuẩn ASEAN”...
Nguồn: BIDV
Bình luận