Bia thừa trong cốc được đổ dồn vào xô nhựa, gom lại kha khá thì cho vào sục ga, rồi lại cho vào bom ướp lạnh.
Thực sự tôi đã choáng khi chứng kiến cảnh làm ăn mất vệ sinh và thiếu đạo đức kiểu này. Để làm rõ hơn vấn đề, tôi đã thâm nhập nhiều quán bia ở phố Tạ Hiện ở phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, và ở đâu cũng đầy rẫy sự thất vọng.
Cả năm quán bia vỉa hè này luôn trong tình trạng đổ bia thừa vào ca bán lại cho khách. Rợn mình hơn khi tôi đến với quán bia tươi ở số nhà 21 (Lương Ngọc Quyến, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm), bom bia để ngay dưới lòng đường, sát miệng cống và che mắt người uống bởi chiếc xe máy chặn ngang.
Để ý quan sát là cảnh tượng chủ quán dùng bia còn thừa của các tất cả các cốc đổ dồn vào một cốc, nhoằng đã có một ly bia thừa “đầy đặn”. Đương nhiên nó được “dành bán” cho người đến sau. Qua vài thủ thuật, nhất là ướp lạnh lại, người uống cứ “chắc mẩm” là bia mới bơm từ bom ra.
Bẩn hơn, khi khách đông, họ không thèm tráng cốc, sau những lần thu cốc về, có khách gọi thì cứ thế rót bia luôn.
Tôi thắc mắc việc tích bia thừa và không tráng cốc, chủ quán cau mặt chối: “Cốc của khách uống thì phải tráng hết chứ, còn phải kỳ cọ nữa là. Mấy cốc này là của khách đang uống dở gọi tiếp nên không cần tráng”.
Nhưng nếu ai để ý nhìn vào chậu nước tráng cốc đục ngầu thì chẳng ai còn hứng uống bia khi ly cốc được “tráng” bởi chậu nước bẩn ấy. Nhiều khách sau khi đi vệ sinh cũng “tiện thể” rửa luôn tay vào chậu tráng cốc.
Khi khách thắc mắc thì chủ quán sẽ ra sức “hùng biện”, đại khái là: “Bia chúng tôi ngày nào cũng bán còn thừa thì để đó trả lại cho công ty chứ làm gì có chuyện bán bia thừa cho khách. Vào mỗi buổi sớm công ty chở bia mới đến, thu lượm vỏ bom bia cùng bia thừa về”.
“Thượng đế” bất ngờ
Nhiều thực khách khi được hỏi đều tỏ ra bất ngờ. Anh Phương, một nhân viên công nghệ thông tin cho hay: “Tôi cũng không biết là đã uống bia cũ vì thực ra mỗi lần đến đó chỉ chú ý tán chuyện với bạn bè, nhìn khách đi đường là chính”. Sau khi được tôi chia sẻ những hình ảnh về bia thừa đổ lại, cốc không tráng, rót luôn cho khách, vị khách này tỏ ra khá ngạc nhiên và chốt lại một câu: “Hy vọng mình chưa gặp phải trường hợp này”.
Các “thượng đế” cứ thế hy vọng mình là người may mắn. Hy vọng mình chưa uống phải những cốc bia thừa đổ dồn, bia pha trộn hôm nay để ngày mai bán lại. Trong khi chủ quán không chừa một ai, đơn giản chỉ vì tiền.
Và câu chuyện an toàn thực phẩm cho bia hơi cũng như quản lý loại đồ uống này vô cùng lỏng lẻo. Người tiêu dùng cũng chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình, chủ quán vì tiền và lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý nên mặc sức làm càn, đó là tất cả những nguyên nhân chính yếu để bia hơi bẩn tấn công sức khỏe cộng đồng.
Tôi đồ rằng không chỉ ở đây mà còn rất nhiều quán bia hơi ở Hà Nội có kiểu làm ăn thất đức này. Bia cặn, sục khí và ướp lạnh lại, thủ thuật này có khó khăn gì ở các cửa hàng bia hơi?.
Làm sao phân biệt bia mới, bia cũ?
Một chủ quán bán bia hơi tên Nghĩa cho biết: Để phân biệt bia cũ với bia mới rất dễ. Cần chú ý màu bia, nếu là bia tươi có màu vàng đậm, nhiều bọt hơn, rót bia bọt trào ra nhiều hơn. Bia mới thì sau mười phút rót ra chưa chắc bọt đã tan hết, còn bia cũ chỉ cần để sau khoảng một phút bọt tan gần hết.
Bia mới uống sẽ đậm hơn, độ mạnh hơn, cảm giác sốc hơn khi uống vào, không đắng. Chỉ cần uống ngụm bia đầu tiên thấy đắng miệng thì chắc chắn đó là bia cũ, bia thiu.
Bia hơi để lâu màu bia sẽ nhạt dần từ vàng tươi ban đầu sang vàng nhạt. Tinh ý hơn, nếu nhìn theo hướng thẳng đứng bia màu vàng nhạt, nhìn ngang cốc bia hơi đỏ nhạt. Nếu để đến ngày thứ tư hầu như bia không còn vị màu gì, uống như nước lã.
Có lẽ chỉ có cách học chút kinh nghiệm nho nhỏ này thì may ra những người thích bia hơi mới tự “cứu mình” khỏi những cốc bia bẩn. Tất nhiên đây chỉ là giải pháp “ngọn” từ người tiêu dùng, còn gốc vấn đề tùy vào cách xử lý của cơ quan quản lý về An toàn thực phẩm...
Theo Tài Tiến/Pháp luật Việt Nam
Thực sự tôi đã choáng khi chứng kiến cảnh làm ăn mất vệ sinh và thiếu đạo đức kiểu này. Để làm rõ hơn vấn đề, tôi đã thâm nhập nhiều quán bia ở phố Tạ Hiện ở phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, và ở đâu cũng đầy rẫy sự thất vọng.
Bia thừa được gom vào ca hay những chiếc xô nhựa rồi “phù phép” mang ra cho thực khách uống như bia mới rót từ bom ra |
Cả năm quán bia vỉa hè này luôn trong tình trạng đổ bia thừa vào ca bán lại cho khách. Rợn mình hơn khi tôi đến với quán bia tươi ở số nhà 21 (Lương Ngọc Quyến, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm), bom bia để ngay dưới lòng đường, sát miệng cống và che mắt người uống bởi chiếc xe máy chặn ngang.
Để ý quan sát là cảnh tượng chủ quán dùng bia còn thừa của các tất cả các cốc đổ dồn vào một cốc, nhoằng đã có một ly bia thừa “đầy đặn”. Đương nhiên nó được “dành bán” cho người đến sau. Qua vài thủ thuật, nhất là ướp lạnh lại, người uống cứ “chắc mẩm” là bia mới bơm từ bom ra.
Bẩn hơn, khi khách đông, họ không thèm tráng cốc, sau những lần thu cốc về, có khách gọi thì cứ thế rót bia luôn.
Tôi thắc mắc việc tích bia thừa và không tráng cốc, chủ quán cau mặt chối: “Cốc của khách uống thì phải tráng hết chứ, còn phải kỳ cọ nữa là. Mấy cốc này là của khách đang uống dở gọi tiếp nên không cần tráng”.
Nhưng nếu ai để ý nhìn vào chậu nước tráng cốc đục ngầu thì chẳng ai còn hứng uống bia khi ly cốc được “tráng” bởi chậu nước bẩn ấy. Nhiều khách sau khi đi vệ sinh cũng “tiện thể” rửa luôn tay vào chậu tráng cốc.
Khi khách thắc mắc thì chủ quán sẽ ra sức “hùng biện”, đại khái là: “Bia chúng tôi ngày nào cũng bán còn thừa thì để đó trả lại cho công ty chứ làm gì có chuyện bán bia thừa cho khách. Vào mỗi buổi sớm công ty chở bia mới đến, thu lượm vỏ bom bia cùng bia thừa về”.
“Thượng đế” bất ngờ
Nhiều thực khách khi được hỏi đều tỏ ra bất ngờ. Anh Phương, một nhân viên công nghệ thông tin cho hay: “Tôi cũng không biết là đã uống bia cũ vì thực ra mỗi lần đến đó chỉ chú ý tán chuyện với bạn bè, nhìn khách đi đường là chính”. Sau khi được tôi chia sẻ những hình ảnh về bia thừa đổ lại, cốc không tráng, rót luôn cho khách, vị khách này tỏ ra khá ngạc nhiên và chốt lại một câu: “Hy vọng mình chưa gặp phải trường hợp này”.
Các “thượng đế” cứ thế hy vọng mình là người may mắn. Hy vọng mình chưa uống phải những cốc bia thừa đổ dồn, bia pha trộn hôm nay để ngày mai bán lại. Trong khi chủ quán không chừa một ai, đơn giản chỉ vì tiền.
Và câu chuyện an toàn thực phẩm cho bia hơi cũng như quản lý loại đồ uống này vô cùng lỏng lẻo. Người tiêu dùng cũng chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình, chủ quán vì tiền và lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý nên mặc sức làm càn, đó là tất cả những nguyên nhân chính yếu để bia hơi bẩn tấn công sức khỏe cộng đồng.
Tôi đồ rằng không chỉ ở đây mà còn rất nhiều quán bia hơi ở Hà Nội có kiểu làm ăn thất đức này. Bia cặn, sục khí và ướp lạnh lại, thủ thuật này có khó khăn gì ở các cửa hàng bia hơi?.
Làm sao phân biệt bia mới, bia cũ?
Một chủ quán bán bia hơi tên Nghĩa cho biết: Để phân biệt bia cũ với bia mới rất dễ. Cần chú ý màu bia, nếu là bia tươi có màu vàng đậm, nhiều bọt hơn, rót bia bọt trào ra nhiều hơn. Bia mới thì sau mười phút rót ra chưa chắc bọt đã tan hết, còn bia cũ chỉ cần để sau khoảng một phút bọt tan gần hết.
Bia mới uống sẽ đậm hơn, độ mạnh hơn, cảm giác sốc hơn khi uống vào, không đắng. Chỉ cần uống ngụm bia đầu tiên thấy đắng miệng thì chắc chắn đó là bia cũ, bia thiu.
Bia hơi để lâu màu bia sẽ nhạt dần từ vàng tươi ban đầu sang vàng nhạt. Tinh ý hơn, nếu nhìn theo hướng thẳng đứng bia màu vàng nhạt, nhìn ngang cốc bia hơi đỏ nhạt. Nếu để đến ngày thứ tư hầu như bia không còn vị màu gì, uống như nước lã.
Có lẽ chỉ có cách học chút kinh nghiệm nho nhỏ này thì may ra những người thích bia hơi mới tự “cứu mình” khỏi những cốc bia bẩn. Tất nhiên đây chỉ là giải pháp “ngọn” từ người tiêu dùng, còn gốc vấn đề tùy vào cách xử lý của cơ quan quản lý về An toàn thực phẩm...
Theo Tài Tiến/Pháp luật Việt Nam
Bình luận