(VTC News) – Bị nhiều luật sư yêu cầu phải đính chính phát ngôn, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương chính thức lên tiếng.
Trước việc rất nhiều luật sư yêu cầu ĐBQH Đỗ Văn Đương phải đính chính, xin lỗi vì nhận xét 'thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền’, đại biểu này đã có cuộc trao đổi với báo chí bên lề phiên họp Quốc hội sáng 28/10.
- Mới đây ông có bình luận việc luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền. Điều này đang gây phản ứng khá dữ dội trong giới luật sư vì cho rằng ông đã ‘thóa mạ’ họ?
Tôi không nói luật sư vì tiền, làm việc thì phải có thù lao, chứ không lấy không khí mà sống à. Muốn có thù lao thì phải là người có tiền chứ không thì với người vô gia cư, nghiện hút, thì lấy đâu tiền mà thuê luật sư.
Trong thực tế hiện nay thì tôi thấy, 80% các vụ xét xử là không có luật sư. Có nguyên nhân là thiếu luật sư nhưng cơ bản là người ta không có tiền. Mà 80% người ta cũng nhận tội ngay để xét xử cho nhanh. Chứ thuê luật sư thì người ta không có điều kiện.
Tuy nhiên trong các vụ án kinh tế thì 100% thường có luật sư bào chữa, đặc biệt là các vụ án kinh tế lớn, những vụ án nhiều tiền thì người ta vào ngay từ đầu.
Đó, chưa cần nói khởi tố con người cụ thể nào. Mới khởi tố vụ án là khởi tố hành vi chứ đã nói con người cụ thể nào đâu, mà kéo nhau rầm rộ để bào chữa. Thậm chí những vụ án lớn như Bầu Kiên, Huyền Như ấy vẫn cãi là không có tội… Thế chứ.
Từ đó mình nói thế này, vai trò của luật sư là rất quan trọng. Có sự tham gia của luật sư nó sẽ có đối trọng. Cái đó là tốt, để xử vụ án chống oan sai, không bỏ lọt tội phạm.
Tôi giả sử, tôi là người phạm tội thì tôi phải có tiền mới đi thuê luật sư. Chứ kể cả trong trợ giúp pháp lý, luật sư công ấy, thì nhà nước cũng phải bỏ tiền ra. Một ngày là bao nhiêu tiền cho họ.
Cái đó phải rõ như vậy, rất sòng phẳng. Tôi không nói là luật sư vì tiền, mà tôi nói là bào chữa cho người có tiền. Còn tôi chịu trách nhiệm về việc đó.
- Tuy nhiên nếu ông nói là luật sư chỉ bào chữa cho những người có tiền, thực ra cái đó cũng rất dễ gây ra phản ứng?
Tôi không nói là nhiều tiền hay ít, mà tôi nói là bào chữa cho người có tiền, chứ không phải cho người giàu, hay người nghèo. Không có tiền thì lấy đâu mà chi phí dịch vụ, lấy đâu mà chi phí cho văn phòng hoạt động nên phải hiểu cho đúng.
Tôi không nói anh vì tiền mà tôi nói rằng, phải có tiền thì mới có thể thuê luật sư. Còn một bộ phận nào đó mà đi chạy án lại là chuyện khác. Đấy là vấn đề tiêu cực, cần lên án, chạy án, môi giới hối lộ là phạm tội.
- Một số luật sư yêu cầu ông đính chính về phát ngôn này. Ông phản ứng như thế nào?
Tôi không có đính chính gì cả. Tôi nói là hoàn toàn đúng như thế. Thực chất, tôi thấy cũng có luật sư người ta không vì tiền, nhưng số đó ít. Thông thường có ai sống bằng không khí đâu?
- Trong các báo cáo gần đây cũng cho thấy có những luật sư tham gia chạy án, hôm qua có đại biểu đề nghị cơ quan điều tra các tội phạm, thưa ông?
Đúng rồi, có một số, hoặc thậm chí một bộ phận đứng ra làm môi giới hối lộ giữa cán bộ tố tụng với các bị can ấy. Trong thực tế có chứ không phải không.
Bây giờ phải giám sát luật sư. Nhưng thông thường việc phát hiện không dễ bởi vì luật sư họ am hiểu luật, khác nghề khác. Cho nên phải giám sát chặt chẽ, cái gì cũng phải giám sát hết. Vấn đề là cơ chế giám sát thế nào, chứ không phải “nhân danh’’, cứ tưởng ta tốt nhưng không phải đâu. Tốt hay không ở việc làm ấy, chứ không phải lời nói. Tốt phải từ tâm, tâm không trong sáng thì anh làm nghề gì cũng dễ làm bậy.
- Vừa qua ở một số phiên tòa có những dấu hiệu cho thấy đôi khi tiếng nói của các luật sư cũng không được coi trọng mấy. Có phiên tòa vừa rồi, chủ tọa phiên tòa còn nghe điện thoại, nói chuyện điện thoại trong khi luật sư đang trình bày…?
Tôi cho rằng cái đó đáng trách, đáng phê phán bởi vì chức năng gỡ tội là một trong những chức năng cơ bản của luật tố tụng. Vậy thì vai trò của luật sư, người ta thực hiện chức trách đó. Cho nên chứng cứ luật sư đưa ra là các cơ quan tố tụng phải tôn trọng, phải nghiên cứu và xem xét.
Nghị quyết của ta quy định lấy kết quả tranh tụng làm căn cứ, thì anh phải coi trọng cả chứng cứ gỡ tội, cả chứng cứ buộc tội, chứ anh không thể làm một chiều để đảm bảo làm sao bản án ra nó minh bạch giữa buộc tội và gỡ tội.
Phải đàng hoàng, thì người ta mới tâm phục khẩu phục. Chứ nếu anh chỉ coi trọng chứng cứ buộc tội thì đôi khi là hỏng. Cho nên cái này không phải do cơ chế luật pháp đâu, mà trong tổ chức thực hiện có sai phạm, hai là do bảo thủ.
Giờ chúng ta còn nặng về bảo thủ lắm, cứ nói trái, ngược tai thì không nghe. Do đó cần phải có cách nhìn đa chiều như thế. Cho nên cần phải tôn trọng ý kiến luật sư. Như tôi cũng thế thôi, rất tôn trọng các luật sư.
Lan Uyên
ĐBQH Đỗ Văn Đương. (Ảnh: HL) |
Tôi không nói luật sư vì tiền, làm việc thì phải có thù lao, chứ không lấy không khí mà sống à. Muốn có thù lao thì phải là người có tiền chứ không thì với người vô gia cư, nghiện hút, thì lấy đâu tiền mà thuê luật sư.
Trong thực tế hiện nay thì tôi thấy, 80% các vụ xét xử là không có luật sư. Có nguyên nhân là thiếu luật sư nhưng cơ bản là người ta không có tiền. Mà 80% người ta cũng nhận tội ngay để xét xử cho nhanh. Chứ thuê luật sư thì người ta không có điều kiện.
Tuy nhiên trong các vụ án kinh tế thì 100% thường có luật sư bào chữa, đặc biệt là các vụ án kinh tế lớn, những vụ án nhiều tiền thì người ta vào ngay từ đầu.
Đó, chưa cần nói khởi tố con người cụ thể nào. Mới khởi tố vụ án là khởi tố hành vi chứ đã nói con người cụ thể nào đâu, mà kéo nhau rầm rộ để bào chữa. Thậm chí những vụ án lớn như Bầu Kiên, Huyền Như ấy vẫn cãi là không có tội… Thế chứ.
Từ đó mình nói thế này, vai trò của luật sư là rất quan trọng. Có sự tham gia của luật sư nó sẽ có đối trọng. Cái đó là tốt, để xử vụ án chống oan sai, không bỏ lọt tội phạm.
Tôi giả sử, tôi là người phạm tội thì tôi phải có tiền mới đi thuê luật sư. Chứ kể cả trong trợ giúp pháp lý, luật sư công ấy, thì nhà nước cũng phải bỏ tiền ra. Một ngày là bao nhiêu tiền cho họ.
Cái đó phải rõ như vậy, rất sòng phẳng. Tôi không nói là luật sư vì tiền, mà tôi nói là bào chữa cho người có tiền. Còn tôi chịu trách nhiệm về việc đó.
- Tuy nhiên nếu ông nói là luật sư chỉ bào chữa cho những người có tiền, thực ra cái đó cũng rất dễ gây ra phản ứng?
Tôi không nói là nhiều tiền hay ít, mà tôi nói là bào chữa cho người có tiền, chứ không phải cho người giàu, hay người nghèo. Không có tiền thì lấy đâu mà chi phí dịch vụ, lấy đâu mà chi phí cho văn phòng hoạt động nên phải hiểu cho đúng.
Tôi không nói anh vì tiền mà tôi nói rằng, phải có tiền thì mới có thể thuê luật sư. Còn một bộ phận nào đó mà đi chạy án lại là chuyện khác. Đấy là vấn đề tiêu cực, cần lên án, chạy án, môi giới hối lộ là phạm tội.
- Một số luật sư yêu cầu ông đính chính về phát ngôn này. Ông phản ứng như thế nào?
Tôi không có đính chính gì cả. Tôi nói là hoàn toàn đúng như thế. Thực chất, tôi thấy cũng có luật sư người ta không vì tiền, nhưng số đó ít. Thông thường có ai sống bằng không khí đâu?
|
Đúng rồi, có một số, hoặc thậm chí một bộ phận đứng ra làm môi giới hối lộ giữa cán bộ tố tụng với các bị can ấy. Trong thực tế có chứ không phải không.
Bây giờ phải giám sát luật sư. Nhưng thông thường việc phát hiện không dễ bởi vì luật sư họ am hiểu luật, khác nghề khác. Cho nên phải giám sát chặt chẽ, cái gì cũng phải giám sát hết. Vấn đề là cơ chế giám sát thế nào, chứ không phải “nhân danh’’, cứ tưởng ta tốt nhưng không phải đâu. Tốt hay không ở việc làm ấy, chứ không phải lời nói. Tốt phải từ tâm, tâm không trong sáng thì anh làm nghề gì cũng dễ làm bậy.
- Vừa qua ở một số phiên tòa có những dấu hiệu cho thấy đôi khi tiếng nói của các luật sư cũng không được coi trọng mấy. Có phiên tòa vừa rồi, chủ tọa phiên tòa còn nghe điện thoại, nói chuyện điện thoại trong khi luật sư đang trình bày…?
Tôi cho rằng cái đó đáng trách, đáng phê phán bởi vì chức năng gỡ tội là một trong những chức năng cơ bản của luật tố tụng. Vậy thì vai trò của luật sư, người ta thực hiện chức trách đó. Cho nên chứng cứ luật sư đưa ra là các cơ quan tố tụng phải tôn trọng, phải nghiên cứu và xem xét.
Nghị quyết của ta quy định lấy kết quả tranh tụng làm căn cứ, thì anh phải coi trọng cả chứng cứ gỡ tội, cả chứng cứ buộc tội, chứ anh không thể làm một chiều để đảm bảo làm sao bản án ra nó minh bạch giữa buộc tội và gỡ tội.
Phải đàng hoàng, thì người ta mới tâm phục khẩu phục. Chứ nếu anh chỉ coi trọng chứng cứ buộc tội thì đôi khi là hỏng. Cho nên cái này không phải do cơ chế luật pháp đâu, mà trong tổ chức thực hiện có sai phạm, hai là do bảo thủ.
Giờ chúng ta còn nặng về bảo thủ lắm, cứ nói trái, ngược tai thì không nghe. Do đó cần phải có cách nhìn đa chiều như thế. Cho nên cần phải tôn trọng ý kiến luật sư. Như tôi cũng thế thôi, rất tôn trọng các luật sư.
Lan Uyên
Bình luận