'Tôi hàng ngày đi trên đường thấy 'chuồng cọp' đeo vào các tòa nhà chung cư cũng hết sức e ngại, cái chuồng cọp như thế mà rơi từ tầng 4, tầng 5 xuống thì không biết điều gì sẽ xảy ra'.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị bày tỏ lo lắng khi tiếp xúc với cử tri TP Hà Nội.
Chỉ khu chung cư sinh lời mới cải tạo?
Vấn đề cải tạo chung cư cũ một lần nữa lại được đề cập đến tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH TP Hà Nội ngày 1/10. Băn khoăn lo lắng trước tình trạng chung cư cũ xuống cấp từng ngày mà chủ trương cải tạo lại chưa có tiến triển nhiều là tâm trạng chung của cử tri TP Hà Nội.
Ông Phạm Ngọc Kết (phường Kim Liên, quận Đống Đa) thể hiện sự lo lắng khi khu tập thể Nguyễn Công Trứ và nhiều khu tập thể khác đã và đang xuống cấp ngày một nghiêm trọng hơn. Mặc dù kêu gọi xã hội hóa, song ông Kết cho rằng 5 năm nay chủ trương này không có chuyển động gì.
Chỉ khu chung cư sinh lời mới cải tạo?
Vấn đề cải tạo chung cư cũ một lần nữa lại được đề cập đến tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH TP Hà Nội ngày 1/10. Băn khoăn lo lắng trước tình trạng chung cư cũ xuống cấp từng ngày mà chủ trương cải tạo lại chưa có tiến triển nhiều là tâm trạng chung của cử tri TP Hà Nội.
Ông Phạm Ngọc Kết (phường Kim Liên, quận Đống Đa) thể hiện sự lo lắng khi khu tập thể Nguyễn Công Trứ và nhiều khu tập thể khác đã và đang xuống cấp ngày một nghiêm trọng hơn. Mặc dù kêu gọi xã hội hóa, song ông Kết cho rằng 5 năm nay chủ trương này không có chuyển động gì.
Bí thư Phạm Quang Nghị tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 1/10 (Ảnh ND) |
“Chúng tôi đề nghị TP phải tìm ra lời giải cho bài toán này, nếu không sẽ không ổn, nhỡ xảy ra vấn đề gì ai là người chịu trách nhiệm?” – ông Kết băn khoăn.
Liên quan đến kế hoạch cải tạo chung cư cũ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, thời gian qua TP đã xem xét thực hiện thí điểm chủ trương này.
Chung cư cũ ở một số khu vực trên địa bàn có khả năng sinh lời đã được triển khai. Còn một số nhà chung cư cũ ở Kim Liên, Trung tự, Tân Mai, Quỳnh Mai…đã xuống cấp và cũng đang có kế hoạch nghiên cứu để cải tạo một cách đồng bộ.
Người đứng đầu TP Hà Nội cũng e ngại khi hàng ngày thấy "chuồng cọp" đeo ở chung cư
Vận động không được, cưỡng chế không xong
Về việc này, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị nói với cử tri, cải tạo chung cư cũ là yêu cầu cấp bách và mong muốn thiết tha của người dân thủ đô.
“Tôi hàng ngày đi trên đường thấy "chuồng cọp" đeo vào các tòa nhà chung cư cũng hết sức e ngại, không biết lúc nào nó rơi xuống. Mà cái "chuồng cọp" như thế lại rơi từ tầng 4, tầng 5 xuống thì không biết điều gì sẽ xảy ra?” – Ông Nghị băn khoăn.
Theo người đứng đầu TP Hà Nội, do nguồn vốn của TP không đủ kinh phí thực hiện, nên phải khắc phục bằng cách mời doanh nghiệp vào tham gia. Cải tạo nhà chung cư, họ được phép xây cao tầng lên để bù đắp chi phí bỏ rỏ ra.
Tuy nhiên chủ trương này đang gặp nhiều khó khăn, vì theo quy hoạch trong nội thành cũ không được xây nhà cao tầng quá, gây mất mỹ quan và làm tăng dân số cơ học… Điều này khiến doanh nghiệp không đảm bảo lợi ích, nên họ ít mặn mà.
Ngoài ra chủ trương này cũng gặp nhiều khó khăn vì nguyện vọng của các hộ chung cư cũng không giống nhau. Trong khi người từ tầng 2 của tòa nhà trở lên muốn đi, thì người ở tầng 1 lại muốn ở đến cùng.
Bí thư thành ủy dẫn dụ ở Giảng Võ có nhà chung cư đã xuống cấp rất nghiêm trọng, các hộ tầng 2 nhất trí cải tạo còn ở tầng 1 thì chưa. Việc giải tỏa cũng gặp rất nhiều khó khăn vì “nhà họ có sổ đỏ, cưỡng chế làm sao? Vận động không nghe, thuyết phục không được, khó vô kể các bác ạ!”.
Ngoài khu Giảng võ, còn nhiều khu tập thể khác như ở Nguyễn Công Trứ, Kim Liên…cũng đang gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện. Song theo Bí thư Phạm Quang Nghị thấy khó khăn như vậy nhưng không có nghĩa phải dừng lại, mà TP sẽ phải tiếp tục để tìm ra được các giải pháp hài hòa, đảm bảo lợi ích thiết thực của các bên trong việc cải tạo chung cư cũ.
Theo Infonet
Liên quan đến kế hoạch cải tạo chung cư cũ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, thời gian qua TP đã xem xét thực hiện thí điểm chủ trương này.
Chung cư cũ ở một số khu vực trên địa bàn có khả năng sinh lời đã được triển khai. Còn một số nhà chung cư cũ ở Kim Liên, Trung tự, Tân Mai, Quỳnh Mai…đã xuống cấp và cũng đang có kế hoạch nghiên cứu để cải tạo một cách đồng bộ.
Người đứng đầu TP Hà Nội cũng e ngại khi hàng ngày thấy "chuồng cọp" đeo ở chung cư
Vận động không được, cưỡng chế không xong
Về việc này, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị nói với cử tri, cải tạo chung cư cũ là yêu cầu cấp bách và mong muốn thiết tha của người dân thủ đô.
“Tôi hàng ngày đi trên đường thấy "chuồng cọp" đeo vào các tòa nhà chung cư cũng hết sức e ngại, không biết lúc nào nó rơi xuống. Mà cái "chuồng cọp" như thế lại rơi từ tầng 4, tầng 5 xuống thì không biết điều gì sẽ xảy ra?” – Ông Nghị băn khoăn.
Theo người đứng đầu TP Hà Nội, do nguồn vốn của TP không đủ kinh phí thực hiện, nên phải khắc phục bằng cách mời doanh nghiệp vào tham gia. Cải tạo nhà chung cư, họ được phép xây cao tầng lên để bù đắp chi phí bỏ rỏ ra.
Người đứng đầu TP Hà Nội cũng e ngại khi hàng ngày thấy 'chuồng cọp' đeo ở chung cư |
Tuy nhiên chủ trương này đang gặp nhiều khó khăn, vì theo quy hoạch trong nội thành cũ không được xây nhà cao tầng quá, gây mất mỹ quan và làm tăng dân số cơ học… Điều này khiến doanh nghiệp không đảm bảo lợi ích, nên họ ít mặn mà.
Ngoài ra chủ trương này cũng gặp nhiều khó khăn vì nguyện vọng của các hộ chung cư cũng không giống nhau. Trong khi người từ tầng 2 của tòa nhà trở lên muốn đi, thì người ở tầng 1 lại muốn ở đến cùng.
Bí thư thành ủy dẫn dụ ở Giảng Võ có nhà chung cư đã xuống cấp rất nghiêm trọng, các hộ tầng 2 nhất trí cải tạo còn ở tầng 1 thì chưa. Việc giải tỏa cũng gặp rất nhiều khó khăn vì “nhà họ có sổ đỏ, cưỡng chế làm sao? Vận động không nghe, thuyết phục không được, khó vô kể các bác ạ!”.
Ngoài khu Giảng võ, còn nhiều khu tập thể khác như ở Nguyễn Công Trứ, Kim Liên…cũng đang gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện. Song theo Bí thư Phạm Quang Nghị thấy khó khăn như vậy nhưng không có nghĩa phải dừng lại, mà TP sẽ phải tiếp tục để tìm ra được các giải pháp hài hòa, đảm bảo lợi ích thiết thực của các bên trong việc cải tạo chung cư cũ.
Theo Infonet
Bình luận