Giếng trời không mái che - thiết kế độc đáo cho nhà phố
Trong tiếng Anh, giếng trời được gọi là “skylight" thể hiện công năng mang lại ánh sáng và sự thông thoáng đến ngôi nhà của gia chủ. Không những vậy, giếng trời còn mang lại các lợi ích về phong thủy, giúp gia chủ mở đón, gần gũi với thiên nhiên. Tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà hay vị trí đặt mà giếng trời mang đến những ưu, nhược điểm.
Nếu không gian ngôi nhà cao, hẹp và ánh sáng yếu, gia chủ có thể thiết kế giếng trời như một thác nước, một vách nổi để đưa thiên nhiên vào, biến nơi đây thành “lá phổi” của ngôi nhà.
Với những ngôi nhà lệch tầng, gia chủ có thể trang trí bằng các chậu treo hoặc dây leo xanh trên bờ tường, lan can. Dưới sàn nhà, xen lẫn cây cảnh, gia chủ có thể tạo những hồ nước nhỏ, thả cá hoặc hoa để tạo phong thuỷ cân bằng.
Với những căn nhà có giếng trời nhỏ, có thể đặt thêm bình gốm, sỏi hoặc các vật trang trí để mang đến điểm nhấn mát mắt cho ngôi nhà. Trên mảng tường của giếng trời, gia chủ có thể ốp đá làm điểm nhấn.
Nếu trước đây, các kiến trúc sư và gia chủ ưa chuộng xu hướng thông thuỷ lấy ánh sáng và gió từ trên nóc nhà ở phía sau hoặc giữa ngôi nhà, thì hiện nay, nhiều gia đình hướng đến việc mang thiên nhiên vào nhà bằng giếng trời không mái che.
Chị Đào Thị Thúy (quận 10, TP.HCM) cho biết: “Thích trồng cây xanh trong nhà nên tôi đã quyết định cải tạo giếng trời, tháo gỡ phần mái che để không gian thêm phần thông thoáng. Vườn cây trong nhà được ngậm sương, đón nhận nắng mưa như được trồng giữa thiên nhiên”.
Theo các chuyên gia, giếng trời không mái che có nhiều ưu điểm như truyền dẫn nguồn ánh sáng thiên nhiên, khí trời trong lành vào trong nhà mà không phải chịu các vật cản. Bên cạnh đó, có thể tận dụng nguồn nước tự nhiên từ các hạt mưa dẫn vào trong nhà, thấm xuống đất nuôi cây.
Tuy nhiên, đi cùng với những ưu điểm sẽ có những rủi ro hư hại cho ngôi nhà, đặc biệt là thấm dột và ẩm mốc. Tình trạng này xuất hiện là do tường xung quanh giếng trời bị nứt, hệ thống thoát nước dưới đáy giếng không tốt, thiết kế đỉnh giếng không khoa học khiến nước mưa rơi xuống đáy giếng và tràn vào trong ngôi nhà, lâu ngày có thể sinh rêu mốc. Điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến “sức khoẻ" ngôi nhà.
Giải pháp chống thấm và ngăn ẩm mốc khu vực xung quanh giếng trời hiệu quả
Ông Eunseo Lee - chuyên gia các giải pháp sàn mái từ Sika® cho biết: “Sika đang cung cấp một giải pháp phù hợp cho vấn đề tường ngoài với tên gọi là SikaCoat® Plus. Với gốc Acrylic, SikaCoat® Plus sẽ tạo ra một bức màn mỏng giúp ngăn chặn nước mưa làm thấm tường, chuyển lượng nước xuống thẳng phần đáy giếng trời tưới cây và thoát nước nhanh chóng theo hệ thống”.
SikaCoat® Plus cũng là giải pháp được gia đình chị Thuý sử dụng để chống thấm cho bề mặt tường xung quanh giếng trời thay thế cho các dòng sơn thông thường. Không những thế, gia đình chị còn sử dụng Sikagard® 905W để chống thấm cho mảng tường được trang trí bằng đá tự nhiên, nhờ vậy đã chống thấm hiệu quả và ngăn chặn được tình trạng rêu mốc.
Chuyên gia từ Sika® cho biết, Sikagard® 905W được gọi là “vệ sĩ tàng hình”, bởi sau khi thẩm thấu lên bề mặt vật liệu sẽ tạo thành lớp màng chống thấm trong suốt nhờ đó giữ nguyên tính thẩm mỹ của bề mặt hoàn thiện.
Chuyên gia Sika® lý giải thêm: “Công nghệ tiên tiến của Sika® cho phép Sikagard®-905W ngăn ngừa sự hút ẩm trên bề mặt thạch cao hoặc vữa trát, gạch, đá… nhờ vậy nấm mốc và rêu không có cơ hội để phát triển sinh sôi. Hơn thế nữa, sản phẩm này còn góp phần tăng độ cứng bề mặt nền yếu và chống thấm rất hiệu quả nên rất thích hợp sử dụng cho khu vực giếng trời”.
Là điểm thu hút, bắt mắt của toàn bộ ngôi nhà, giếng trời và khu vực tường xung quanh cần được chống thấm và xử lý đúng cách để tránh “tiền mất tật mang". Những giải pháp vượt kỳ vọng của Sika® sẽ giúp bảo vệ toàn diện cho ngôi nhà và sức khoẻ của gia chủ.
Để tìm hiểu thêm về chuỗi giải pháp toàn diện trong xây dựng nhà phố của Sika®, độc giả tham khảo tại https://vnm.sika.com/vi/home.html
Bình luận