(VTC News) - Lắng nghe người dân, lắng nghe và đồng hành cùng doanh nghiệp là 'bí quyết' giúp Đà Nẵng trở lại giành ngôi vị 'quán quân' PCI năm 2013.
“Cuộc mổ xẻ” chưa từng có!
Gần 1 năm về trước, khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 của Đà Nẵng tụt hạng thê thảm. Đà Nẵng đã nhanh chóng tổ chức “cuộc mổ xẻ” chưa từng có nhằm tìm nguyên nhân của sự tụt giảm này.
“Hội thảo Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Đà Nẵng” được diễn ra nhằm phân tích các nguyên nhân tụt hạng và tìm giải pháp nâng cao chỉ số này trong thời gian tới.
Tại cuộc Hội thảo, ông Trần Thọ, Bí Thư Thành ủy Đà Nẵng đã nói: “Mặc dù thành phố Đà Nẵng đã có những chuyển biến trong công tác cải cách hành chính, minh bạch thông tin nhưng chỉ số PCI vẫn tụt xuống. Trách nhiệm ở đâu, các sở Tài nguyên môi trường ở đâu, Văn phòng UBND thành phố ở đâu, các sở ban ngành liên quan ở đâu hay do chính sách của chúng ta? Vì sao thiết chế pháp luật lại tụt thêm thảm như vậy. Văn bản quy phạm không đảm bảo, không tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp hay thực thi pháp luật không nghiêm. Các đồng chí phải xem xét, trả lời cho được !”.
Trước thái độ cầu thị của chính quyền Đà Nẵng, các doanh nghiệp đã thẳng thắn cho ý kiến và mổ xẻ vấn đề.
Theo các doanh nghiệp, chính quyền cần đối xử đẹp với doanh nghiệp, cần chăm sóc doanh nghiệp tốt hơn. Bên cạnh việc công khai, minh bạch các chính sách, chủ trương, thành phố cần tạo nên môi trường tiếp xúc, đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp để tạo điều kiện nắm bắt các ý kiến của doanh nghiệp.
"Tôi thấy thành phố thích xây dựng hoành tráng, cái gì cũng lớn, nhưng phải hiểu để vận hành cần có con người, nguồn nhân lực đảm bảo… Đầu tư lớn nhưng không có nhân lực vận hành thì làm sao mà làm và làm sao đạt hiệu quả”, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng khi đó rất thẳng thắn.
Một lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng chỉ rõ: “Ai cũng thấy một điều vô lý mà không ai nói vì nói sẽ đụng chạm. Đó là vấn đề con người, ở chính cán bộ công chức. Tại sao phải có quan hệ mới xong việc, tại sao phải có chi phí không chính thức mới xong việc. Trong khi ngoài mặt ai cũng phản đối điều này. Ai cũng nói phải minh bạch, công khai nhưng không kiểm soát được cán bộ công chức, loại bỏ những công chức thiếu tận tâm, chờ cơ hội để “gợi ý”.
Đi sâu đến nguyên nhân của vấn đề, bên cạnh báo cáo của Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), các chỉ số PCI năm 2012 của Đà Nẵng tụt dốc mạnh do các chỉ tiêu: Thiết chế pháp lý tụt đến 34 bậc xuống vị trí thứ 60; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh tụt 16 bậc ở vị trí thứ 20; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất tụt 11 bậc đứng vị trí 55…
Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế-xã hội Đà Nẵng đã đưa ra số liệu nghiên cứu cho thấy tính minh bạch, tiếp cận thông tin, chất lượng đào tạo lao động,… một lần nữa là nguyên nhân dẫn đến sự tụt hạng.
Đặc biệt, đối với khối doanh nghiệp FDI, các thủ tục: cấp phép xây dựng, gia hạn giấy phép kinh doanh, thủ tục hải quan, thủ tục thuế, chi phí không chính thức,…là những vấn đề gây cản trở đối với doanh nghiệp.
Những hạn chế được chỉ ra khiến Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ không khỏi “nóng ruột”: “Các chỉ số dẫn đầu là tốt nhưng cần xem xét thực chất. Ai cũng tốt nhưng tại sao dân, doanh nghiệp vẫn kêu ca. Vì sao chỉ số thiết chế pháp luật tụt thê thảm như vậy, văn bản quy phạm không đảm bảo, không tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân. Vì sao tính minh bạch lại tụt, vì sao tính năng động của lãnh đạo lại giảm… Chúng ta phải xem xét nguyên nhân, trách nhiệm ở đâu ?”.
Mạnh tay 'điều trị' tận gốc những yếu kém
Sau khi tổ chức hội thảo “mổ xẻ” nguyên nhân tụt hạng chỉ số PCI, Đà Nẵng đã bắt đầu nỗ lực lấy lại “phong độ” vốn có của mình.
Một loạt các chính sách đã được Đà Nẵng đưa ra từ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công chức, tăng cường minh bạch thông tin,… Mặc dù vậy, kết quả ngay lập tức vẫn chưa thể khả quan.
Lãnh đạo Đà Nẵng hiểu rằng mình cần có sự thay đổi và đổi mới trong quản lý điều hành. Một loạt các chính sách thực thi mới đi vào chiều sâu đã được Đà Nẵng cam kết “điều trị” tận gốc. Một bộ phận cán bộ công chức sách nhiễu được xử lý, điều chuyển, trả lại hình ảnh tốt cho cán bộ công chức thành phố.
Chưa dừng lại, Sở Nội vụ Đà Nẵng liên tiếp xây dựng các chương trình hành động, công cụ đánh giá chất lượng công chức, cũng như rút ngắn các thủ tục hành chính đến mức “gọn nhất có thể” đã mang lại những dấu hiệu khả quan.
Đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được Đà Nẵng thực hiện ngay từ đầu năm 2013. Và quan trọng hơn là Đà Nẵng đã chọn năm 2014 làm “Năm Doanh nghiệp” nhằm “toàn lực” hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay đã tạo môi trường thuận lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người dân.
Những nỗ lực của Đà Nẵng đã thu được kết quả tốt. Sáng 20/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USS) đã công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 với sự trở lại ngôi vị “quán quân” của Đà Nẵng khi đạt mức điểm cao nhất là 66,45 điểm, vượt xa 2 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Trả lời báo chí về việc Đà Nẵng trở lại vị trí dẫn đầu, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến chia sẻ: Năm 2012 là năm duy nhất Đà Nẵng rời danh sách đầu bảng xếp hạng và tụt về thứ vị 12. Sau sự tụt giảm này, Đà Nẵng đã nghiên cứu, đánh giá định lượng các tiêu chí trong bộ chỉ số, qua đó tìm ra những nguyên nhân để phấn đấu trở lại vị trí trong năm 2013.
Quan trọng hơn, theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, thứ hạng không phải là sự thắng hay thua, mà là những đánh giá về sự năng động của chính quyền trong hoạt động điều hành. Tiêu chí của Đà Nẵng là hướng tới một chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp.
Bửu Lân
Gần 1 năm về trước, khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 của Đà Nẵng tụt hạng thê thảm. Đà Nẵng đã nhanh chóng tổ chức “cuộc mổ xẻ” chưa từng có nhằm tìm nguyên nhân của sự tụt giảm này.
“Hội thảo Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Đà Nẵng” được diễn ra nhằm phân tích các nguyên nhân tụt hạng và tìm giải pháp nâng cao chỉ số này trong thời gian tới.
Tại cuộc Hội thảo, ông Trần Thọ, Bí Thư Thành ủy Đà Nẵng đã nói: “Mặc dù thành phố Đà Nẵng đã có những chuyển biến trong công tác cải cách hành chính, minh bạch thông tin nhưng chỉ số PCI vẫn tụt xuống. Trách nhiệm ở đâu, các sở Tài nguyên môi trường ở đâu, Văn phòng UBND thành phố ở đâu, các sở ban ngành liên quan ở đâu hay do chính sách của chúng ta? Vì sao thiết chế pháp luật lại tụt thêm thảm như vậy. Văn bản quy phạm không đảm bảo, không tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp hay thực thi pháp luật không nghiêm. Các đồng chí phải xem xét, trả lời cho được !”.
Trước thái độ cầu thị của chính quyền Đà Nẵng, các doanh nghiệp đã thẳng thắn cho ý kiến và mổ xẻ vấn đề.
Theo các doanh nghiệp, chính quyền cần đối xử đẹp với doanh nghiệp, cần chăm sóc doanh nghiệp tốt hơn. Bên cạnh việc công khai, minh bạch các chính sách, chủ trương, thành phố cần tạo nên môi trường tiếp xúc, đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp để tạo điều kiện nắm bắt các ý kiến của doanh nghiệp.
"Tôi thấy thành phố thích xây dựng hoành tráng, cái gì cũng lớn, nhưng phải hiểu để vận hành cần có con người, nguồn nhân lực đảm bảo… Đầu tư lớn nhưng không có nhân lực vận hành thì làm sao mà làm và làm sao đạt hiệu quả”, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng khi đó rất thẳng thắn.
Hội thảo "Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Đà Nẵng" tổ chức vào tháng 6/2013 nhằm "mổ xẻ" nguyên nhân tụt hạng và tìm giải pháp khắc phục |
Một lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng chỉ rõ: “Ai cũng thấy một điều vô lý mà không ai nói vì nói sẽ đụng chạm. Đó là vấn đề con người, ở chính cán bộ công chức. Tại sao phải có quan hệ mới xong việc, tại sao phải có chi phí không chính thức mới xong việc. Trong khi ngoài mặt ai cũng phản đối điều này. Ai cũng nói phải minh bạch, công khai nhưng không kiểm soát được cán bộ công chức, loại bỏ những công chức thiếu tận tâm, chờ cơ hội để “gợi ý”.
Đi sâu đến nguyên nhân của vấn đề, bên cạnh báo cáo của Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), các chỉ số PCI năm 2012 của Đà Nẵng tụt dốc mạnh do các chỉ tiêu: Thiết chế pháp lý tụt đến 34 bậc xuống vị trí thứ 60; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh tụt 16 bậc ở vị trí thứ 20; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất tụt 11 bậc đứng vị trí 55…
Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế-xã hội Đà Nẵng đã đưa ra số liệu nghiên cứu cho thấy tính minh bạch, tiếp cận thông tin, chất lượng đào tạo lao động,… một lần nữa là nguyên nhân dẫn đến sự tụt hạng.
Đặc biệt, đối với khối doanh nghiệp FDI, các thủ tục: cấp phép xây dựng, gia hạn giấy phép kinh doanh, thủ tục hải quan, thủ tục thuế, chi phí không chính thức,…là những vấn đề gây cản trở đối với doanh nghiệp.
Những hạn chế được chỉ ra khiến Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ không khỏi “nóng ruột”: “Các chỉ số dẫn đầu là tốt nhưng cần xem xét thực chất. Ai cũng tốt nhưng tại sao dân, doanh nghiệp vẫn kêu ca. Vì sao chỉ số thiết chế pháp luật tụt thê thảm như vậy, văn bản quy phạm không đảm bảo, không tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân. Vì sao tính minh bạch lại tụt, vì sao tính năng động của lãnh đạo lại giảm… Chúng ta phải xem xét nguyên nhân, trách nhiệm ở đâu ?”.
Mạnh tay 'điều trị' tận gốc những yếu kém
Sau khi tổ chức hội thảo “mổ xẻ” nguyên nhân tụt hạng chỉ số PCI, Đà Nẵng đã bắt đầu nỗ lực lấy lại “phong độ” vốn có của mình.
Một loạt các chính sách đã được Đà Nẵng đưa ra từ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công chức, tăng cường minh bạch thông tin,… Mặc dù vậy, kết quả ngay lập tức vẫn chưa thể khả quan.
Ngoài việc hỗ trợ, hoạt động tôn vinh các doanh nghiệp được Đà Nẵng thực hiện như chính sách tạo điều kiện doanh nghiệp hoạt động tốt nhất tại địa phương |
Lãnh đạo Đà Nẵng hiểu rằng mình cần có sự thay đổi và đổi mới trong quản lý điều hành. Một loạt các chính sách thực thi mới đi vào chiều sâu đã được Đà Nẵng cam kết “điều trị” tận gốc. Một bộ phận cán bộ công chức sách nhiễu được xử lý, điều chuyển, trả lại hình ảnh tốt cho cán bộ công chức thành phố.
Chưa dừng lại, Sở Nội vụ Đà Nẵng liên tiếp xây dựng các chương trình hành động, công cụ đánh giá chất lượng công chức, cũng như rút ngắn các thủ tục hành chính đến mức “gọn nhất có thể” đã mang lại những dấu hiệu khả quan.
Đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được Đà Nẵng thực hiện ngay từ đầu năm 2013. Và quan trọng hơn là Đà Nẵng đã chọn năm 2014 làm “Năm Doanh nghiệp” nhằm “toàn lực” hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay đã tạo môi trường thuận lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người dân.
Những nỗ lực của Đà Nẵng đã thu được kết quả tốt. Sáng 20/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USS) đã công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 với sự trở lại ngôi vị “quán quân” của Đà Nẵng khi đạt mức điểm cao nhất là 66,45 điểm, vượt xa 2 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Trả lời báo chí về việc Đà Nẵng trở lại vị trí dẫn đầu, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến chia sẻ: Năm 2012 là năm duy nhất Đà Nẵng rời danh sách đầu bảng xếp hạng và tụt về thứ vị 12. Sau sự tụt giảm này, Đà Nẵng đã nghiên cứu, đánh giá định lượng các tiêu chí trong bộ chỉ số, qua đó tìm ra những nguyên nhân để phấn đấu trở lại vị trí trong năm 2013.
Sau nhiều nỗ lực , Đà Nẵng đã trở lại "ngôi quán quân" PCI năm 2013 |
Quan trọng hơn, theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, thứ hạng không phải là sự thắng hay thua, mà là những đánh giá về sự năng động của chính quyền trong hoạt động điều hành. Tiêu chí của Đà Nẵng là hướng tới một chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp.
Bửu Lân
Bình luận