• Zalo

Bí quyết chống nồm cho nhà ngày mưa phùn

Kinh tếThứ Hai, 16/03/2015 10:20:00 +07:00Google News

Thời tiết nồm ẩm khiến nước thường ngưng tụ trên mặt sàn nhà gây ra nhiều bất lợi cho việc sinh hoạt của các gia đình, vì vậy làm thế nào để tránh được hiện tượng này là câu hỏi luôn được đặt ra khi bắt đầu xây dựng.

Thời tiết nồm ẩm khiến nước thường ngưng tụ trên mặt sàn nhà gây ra nhiều bất lợi cho việc sinh hoạt của các gia đình, vì vậy làm thế nào để tránh được hiện tượng này là câu hỏi luôn được đặt ra khi bắt đầu xây dựng.

Các biệt thự do người Pháp xây dựng trước đây đều tính đến yếu tố này, vì vậy nhà do người Pháp xây dựng có khả năng chống nóng về mùa hè mà lại ấm về mùa đông, đặc biệt có thể chống nồm ẩm vào mùa mưa phùn.

Bí quyết chống nồm cho nhà ngày mưa phùn
Bí quyết chống nồm cho nhà ngày mưa phùn 
Đặc điểm chung của các căn biệt thự Pháp là được xây dựng khá kiên cố, tường dày, hệ thống từ cửa đến trần, nền đều hợp lý. Đặc biệt, nền nhà các biệt thự này khá cao và không bao giờ bị ẩm ướt trong mùa nồm.


Khi hạ nền các nhà được xây từ thời Pháp thuộc trước đây thì nhận thấy nền nhà được thiết kế bằng cát vàng (khoảng 45cm) và xỉ than (khoảng 25cm). Điều này đã khiến cho nền nhà luôn được khô ráo ngay cả khi trời nồm ẩm kéo dài.

Cụ thể, bí quyết người Pháp xây nhà chống nồm là: Về xỉ than: là loại xỉ cục, kích thước 1-2 cm được đặt mua từ các cửa hàng, đại lý cung cấp vật liệu ở Hà Nội. Được biệt loại xỉ này hiện cũng do các cơ sở dệt nhuộm, tơ tằm ở ngoại thành Hà Nội bán. Loại xỉ này trước đây thậm chí phải mất tiền thuê chở đi đổ nhưng nay nhiều người có nhu cầu mua, chủ yếu để chống nóng trần nhà nên bán khá chạy.

Còn quy trình xử lý cụ thể như sau: Đào sâu nền nhà 50-75cm (tùy khả năng đầu tư), san bằng nền đất, đổ cát vàng dày 35-45cm, san bằng, sau đó đổ xỉ than 25-30 cm san bằng đều.

Dùng dầm diện dầm đều nền, bổ sung thêm cát vàng vào lớp xỉ than này và tưới đều nước vào nền cho thật sũng ta sẽ tạo được lớp nền phân 2 lớp cát vàng ở dưới, xỉ than ở trên chắc chắn.

Trước khi lát gạch nền trộn đều xi măng cát vàng khô (tỷ lệ như vữa xây) và trải đều 1 lớp cát vàng xi măng (dày khoảng 2 cm) lên nền xỉ than sau đó tráng một lớp vữa xi măng cát ướt (tỷ lệ xi măng: cát đen đã rửa sạch là 2:1) và chỉ việc dán gạch lát nền trên cùng.

Bộ Xây dựng cũng đã ban hành quy chuẩn xây nền nhà chống nồm (TCXD 230-1998- Nền nhà chống nồm), ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2003.  Rất tiếc không hiểu sao rất ít người biết và vận dụng theo quy chuẩn này. Đây là quy chuẩn được được nghiên cứu và trình bày khá chi tiết từ cơ sở khoa học đến các nguyên tắc vận dụng trong thiết kế và thi công nhà chống nồm.

Tuy nhiên, có lẽ quy chuẩn này được trình bày tương đối dài (với 85 trang, bao gồm phụ lục bản vẽ kèm theo), lại không được công bố trên các phương tiên thông tin đại chúng nên ít người biết để vận dụng.

So với Quy chuẩn chống nồm trên thì kinh nghiệm mô tả về người Pháp xây nhà chống nồm chỉ là một giải pháp đơn giản, dễ áp dụng cho mọi gia đình xây dựng nhà ở nhưng không có khả năng đầu tư cao.

Ngoài ra, để chống lại ẩm ướt, có thể áp dụng giải pháp khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được: Đó là thiết kế nền nhà bằng vật liệu truyền nhiệt tốt chứ không phải vật liệu cách nhiệt tốt. Vì hiện tượng ẩm ướt nền nhà là do chênh lệch nhiệt độ giữa nền dưới và bề mặt trên nền, làm hơi ẩm trong không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà. Nôm na như khi ta để một cốc kem hoặc cốc nước lạnh ở trên bàn, sau vài phút sẽ thấy mặt ngoài cốc ngưng tụ thành nước, chứ không phải do nước từ trong cốc ngấm ra hoặc từ sàn nhà ngấm lên như nhiều người lầm tưởng.

Ngày nay, khi sửa chữa, tôn tạo các công trình cũ để ngăn ngừa khí ẩm từ đất lên theo các mao quản ở trong tường, người ta đặt các tấm chắn bằng kim loại cứng hoặc khoan các lỗ. Các lỗ này có đường kính 30mm được khoan chếch 30 độ cách nhau 15cm dọc theo bề mặt của tường trên một cốt nhất định và có độ sâu bằng chiều dày của tường trừ đi 8cm. Sau đó, các lỗ được lấp dưới một áp lực bằng loại dung dịch đặc biệt cho đến khi các mao dẫn bão hòa.

Thường thường thì quá trình này cần được thực hiện ít nhất là 3 lần. Sau khi các lỗ đã lấp đầy dung dịch cần được lau sạch. Dung dịch sẽ biến vữa xây trong tường thành hợp chất silic không hoà tan và lắng đọng trong các mao quản làm cho chúng hẹp lại hoặc bị lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp chắn mao dẫn sẽ trở thành lớp chống thấm và khí ẩm không còn khả năng thẩm thấu lên trên.

Châu Anh (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn