Bí mật của chiếc sim di động thứ hai

Kinh tếThứ Sáu, 30/01/2015 07:37:00 +07:00

Những năm trước đây, “hai tay hai súng” là từ dùng để chỉ một điện thoại di động để giữ liên lạc, một chuyên dùng để gọi. Giờ đây, khái niệm này mang một ý nghĩ

Những năm trước đây, “hai tay hai súng” là từ dùng để chỉ một điện thoại di động để giữ liên lạc, một chuyên dùng để gọi. Giờ đây, khái niệm này mang một ý nghĩa khác

Nguyễn Đức Tuấn là phụ trách bán hàng của một công ty hàng tiêu dùng nước ngoài lớn có chi nhánh tại Hà Nội. Công việc thường phải đi công tác xa và hệ thống báo cáo cần kết nối di động với máy chủ để thông tin theo thời gian thực khiến việc sử dụng 3G để truy cập internet là “một phần tất yếu của cuộc sống”.

Tuấn cũng như các nhân viên bán hàng thường dùng iPad kèm sim 3G Viettel để phục vụ công việc. “3G thì đương nhiên là dùng Viettel rồi vì chỉ như vậy mới không lo mất sóng khi đi tỉnh và mạng rất ổn định. Chứ bán hàng luôn phải check được số liệu theo realtime (thời gian thực) mà lại bị đứt giữa chừng thì chết dở” - Tuấn chia sẻ.
Với truy cập 3G qua laptop, DCOM 3G được xem là sự lựa chọn đương nhiên, giống như Honda đồng nghĩa với xe máy ở Việt Nam
Với truy cập 3G qua laptop, DCOM 3G được xem là sự lựa chọn đương nhiên, giống như Honda đồng nghĩa với xe máy ở Việt Nam

Những năm trước đây, nhiều người sử dụng “hai tay hai súng” là để tận dụng khuyến mãi, gọi điện cho rẻ. Còn giờ đây, việc sử dụng 2 thiết bị di động (có thể là 2 máy di động hoặc 1 di động kèm 1 máy tính bảng), mục đích đã hoàn toàn thay đổi.

Nguyễn Thu Hằng, chuyên viên truyền thông của một công ty bất động sản tại TP HCM, cho biết chị chuyên dùng một máy di động cho nhu cầu lướt web, check mail…  và đặc biệt là Facebook. “Dùng smartphone mà sử dụng WiFi, 3G liên tục hết pin rất nhanh nên dùng máy riêng sẽ tốt hơn. Còn một lý do khác là muốn online mọi lúc mọi nơi tốt, 3G ổn định, đặc biệt là khi đi công tác tỉnh xa, thì phải dùng  Viettel” - Hằng giải thích.

Tuấn, Hằng là 2 ví dụ điển hình của “thế hệ smartphone” tại Việt Nam khi cuộc sống và công việc của họ gắn liền với các thiết bị di động kết nối internet để có thể liên lạc, tương tác trên mạng ở mọi lúc mọi nơi. Khái niệm “hai tay hai súng” trước đây dùng để chỉ một người luôn bận rộn với các cuộc điện thoại thì giờ đây, nó dùng cho những người bận rộn với hệ thống quản lý công việc điện tử hoặc tương tác trên Facebook mọi nơi mọi lúc qua 3G hoặc WiFi.

Đi kèm với đó, nếu chiếc sim di động thứ hai của người dùng để gọi thì giờ chuyển qua 3G. Nhưng yếu tố then chốt nhất với sim 3G không hẳn là giá cước (bởi các nhà mạng lớn đều tương tự nhau) mà là vùng phủ sóng, tốc độ truy cập và sự ổn định.

Với truy cập internet thông qua USB 3G cho laptop, từ này được gọi phổ biến là DCOM 3G - tương tự như Honda đồng nghĩa với xe máy ở Việt Nam. Điều này chủ yếu do vùng phủ 3G của Viettel là lớn nhất trong các mạng di động (với gần 30.000 trạm BTS 3G, chiếm hơn 50% tổng số trạm BTS 3G tại Việt Nam) giúp người dùng luôn online được với 3G cả khi đến vùng sâu, vùng xa.

Trong khi đó, với sim 3G trên smartphone thì tình hình khác hơn. Khi sử dụng Mobile Internet, khách hàng có thể dùng sim mình đang sử dụng. Vì thế, lượng người dùng 3G trên smartphone không có tình trạng “độc bá” của Viettel như DCOM 3G.

Tuy nhiên, với những khách hàng thường xuyên truy cập internet di động và có nhu cầu truy cập 3G mọi lúc mọi nơi với tốc độ cao, ổn định, đặc biệt là khi đi ra ngoại thành, các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… chiếc sim 3G của Viettel là lựa chọn không thể thiếu.

Nguồn tin từ Viettel cho biết đầu năm 2015, nhà mạng này hoàn tất nâng cấp tốc độ truy cập tối đa lên 42 Mbps tại trung tâm các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ở điều kiện tốt nhất, người dùng có thể tải bài hát MP3 dung lượng 5 MB trong 1 giây.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến cuối năm 2014, Việt Nam có khoảng 27,5 triệu thuê bao 3G, trong đó Viettel là 14 triệu (chiếm gần 51%). Con số này lớn hơn tỉ lệ thuê bao 2G của họ tại Việt Nam (gần 50%) và cũng trùng khớp với tương quan chênh lệch về thuê bao 3G từ chiếc sim di động thứ hai. Trong năm 2015, nếu làn sóng sim di động thứ hai vẫn chạy theo hướng hiện nay thì bức tranh về thị phần 3G có thể còn thay đổi mạnh hơn

Theo NLD
Bình luận
vtcnews.vn