(VTC News) - Muốn làm nước cốt dừa ăn một lần “nhớ mãi” thì phải biết chọn dừa.
Dừa khi được nạo thủ công sẽ không tránh khỏi việc lẫn phần vỏ nâu bên ngoài. |
Còn nói khó là vì để có được món nước cốt dừa đậm đà còn tùy thuộc vào bí quyết được lưu truyền trong dân gian và kinh nghiệm của người đầu bếp.
Nhớ lọc lại bằng rây tránh cho nước cốt bị lẫn phần thịt dừa. |
Muốn làm nước cốt dừa ăn một lần “nhớ mãi” thì phải biết chọn dừa. Quả dừa đạt tiêu chuẩn phải già, cầm nặng tay và khi lắc lắc thì nghe tiếng nước róc rách bên trong.
Có thể dùng dừa non để làm, tuy nhiên nước cốt chắc chắn không béo và ngọt như dừa già. Dừa khi được mua về phải lột sạch vỏ bên ngoài và dùng dao bổ đôi.
Khi bổ đôi dừa nhớ giữ lại phần nước dừa vì đây chính là một trong những yếu tố làm nên sự thành bại của nước cốt dừa. Thịt dừa được nạo thủ công sẽ không tránh khỏi việc lẫn phần vỏ nâu bên ngoài, nhưng điều này không làm ảnh hướng gì đến chất lượng của nước cốt dừa.
Nước cốt dừa có vị sền sệt và béo ngậy |
Để có nước cốt dừa béo ngậy chỉ nên rưới nước vừa đủ để làm ẩm phần cơm dừa. Sau đó, chúng ta có thể dùng tay hoặc dùng một miếng vải mỏng để vắt phần cơm dừa để lấy nước.
Nhớ lọc lại bằng rây tránh cho nước cốt bị lẫn phần thịt dừa. Tùy theo vệc sử dụng nước cốt dừa cho món ăn nào mà người ta sẽ lấy nước cốt từ cơm dừa lần đầu hay lần thứ hai.
Món chè đậu xanh đánh sẽ kém đậm đà nếu thiếu đi nước cốt dừa. |
Để chế biến nước cốt dừa dùng chung với các loại chè như chè chuối, chè đậu xanh đánh, kem chuối..., ta đun nước cốt với lửa liu riu cùng một chút đường.
Muốn nước cốt có hương thơm độc đáo, bạn có thể cho vào một ít lá dứa. Quan trọng nhất là nêm thêm một chút muối để “dằn” cho nước cốt có vị ngọt béo thanh thoát.
Sau cùng ta lấy một chút bột năng hoặc bột sắn hòa lẫn với nước trước khi cho vào nồi nước cốt dừa và khuấy đều đến khi nào nước cốt dừa sền sệt thì tắt bếp, để nguội.
Nước cốt dừa là nguyên liệu chính để làm món kem chuối giải nhiệt mùa hè. |
Nguồn: ihay
Bình luận