Sau những trận đánh đầu tiên, Liên Xô đã thừa nhận những sai sót của mình đối với lực lượng xe tăng để biến chúng thành một trong những loại vũ khí đáng gờm nhất trên chiến trường chỉ trong 2 năm.
Điều này được chứng minh trong trận Kursk, trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sự loài người năm 1943. Trong trận đánh này, nỗ lực ngăn chặn giàn xe tăng khổng lồ của Đức Quốc xã khiến Liên Xô phải chịu thiệt hại nặng nề.
Theo RBTH, trong trận đánh này, phía Liên Xô đã mất hơn 1/2 số xe tăng của mình, thiệt hại gấp 2,5 lần so với Đức Quốc xã. Từ đó các chỉ huy của Hồng quân buộc phải đối mặt với vấn đề làm sao để tăng hiệu quả tác chiến của lực lượng này.
Chiến thuật mới, kết quả mới
Nửa sau của Thế chiến, các vị tướng Liên Xô nhận ra rằng những chiếc xe tăng cần được sử dụng một cách chính xác để phát huy được đầy đủ lợi thế của mình.
Trong những năm 1944-1945, xe tăng Hồng quân bắt đầu được sử dụng hiệu hiệu quả, kết hợp với bộ binh để chọc thủng các phòng tuyến của kẻ thù, cắt đứt liên lạc, chia cắt các trận địa.
Giai đoạn đầu của Thế chiến, lực lượng xe tăng Liên Xô thường nhanh chóng bị Wehrmacht của Đức Quốc xã ngăn chặn, khiến lực lượng bộ binh rơi vào tình trạng tác chiến độc lập. Nhưng sau đó, các xe tăng được điều chuyển, nhận nhiệm vụ tấn công từ phía sau đem lại hiệu quả bất ngờ.
Những thay đổi này được chứng minh hiệu quả rõ ràng khi Hồng quân tấn công Phát xít Nhật ở Mãn Châu. Sau khi vượt qua hàng trăm km ở sa mạc Mông Cổ, các xe tăng được bố trí tấn công vào phía sau của quân Quan Đông, nơi mà không ai có thể ngờ tới.
Video lính thiết giáp Nga tập trận
Khi trận chiến bắt đầu, 3 sư đoàn quân Quan Đông bị tiêu diệt và số còn lại bị lực lượng tăng của Liên Xô bao vây nhanh chóng.
Với sự sáng tạo, chấp nhận sai lầm thể thay đổi, chiến thuật sử dụng xe tăng của Hồng quân trong Chiến dịch Mãn Châu đến nay vẫn được nhắc lại trong nhiều bài giảng của các học viện quân sự trên toàn thế giới.
Bình luận