Luôn là học sinh khá giỏi, nhưng cô bé Thu Vân học sinh lớp 12 tại Quảng Ninh đã phải nhập viện tâm thần vì học quá nhiều.
Nhập viện vì học
Mùa thi luôn là thời điểm căng thẳng đối với các bạn học sinh, sinh viên. Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến 24 giờ học quay cuồng của một nữ sinh lớp 9. Bài viết đã nhận được sự phản hồi của đông đảo độc giả về nỗi lo lắng cho học sinh trong mùa thi.
Và những năm qua, với những kỳ vọng của gia đình, thể trạng yếu không đáp ứng được áp lực học tập, nhiều bạn trẻ đã phải nhập viện tâm thần vì học.
Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đến Viện sức khỏe tâm thần (bệnh viện Bạch Mai) vào thời điểm nước rút của hàng loạt các kỳ thi: thi hết năm học, thi tốt nghiệp, thi vào đầu cấp, thi đại học.
Điều khiến chúng tôi không khỏi xót xa đó là thời điểm này các bác sĩ liên tục phải bận rộn với những bệnh nhân còn đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học.
Ánh mắt đờ đẫn, bước đi chậm chạp của những cô cậu học trò nơi đây luôn ám ảnh người khác. Đặc biệt, sau khi gặp và trò chuyện với Thu Vân, một trường hợp điển hình nhập viện vì học quá nhiều, nhiều người sẽ phải xót xa.
Thu Vân nhập viện đã gần một tháng, sau thời gian điều trị, em đã phần nào bình phục và tự kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện của mình.
Là con của một gia đình khá giả tại Quảng Ninh, ngay từ bé Thu Vân đã được cả nhà yêu quý và đầu tư cho việc học của em. Ở đâu có thầy giỏi là Vân được bố mẹ đưa đến đó theo học dù cách xa nhà hàng chục cây số.
Bản thân cũng là một cô bé thông minh, chăm chỉ nên Thu Vân trở thành học sinh khá giỏi từ cấp 1 đến cấp 2. Với lực học của mình Vân dễ dàng thi vào lớp chọn của một trường cấp 3 nổi tiếng của tỉnh.
Gia đình mặc dù không trực tiếp áp đặt Vân trong chuyện học hành nhưng luôn tự hào về con và muốn Vân luôn luôn duy trì lực học này.
Nhận thức được những kỳ vọng của gia đình đối với mình, Vân ngày càng lao đầu vào học nhiều hơn. Em kể: “Nhiều lúc mệt và ốm nhưng em vẫn bắt mẹ đưa đến lớp học thêm vì đã gần đến ngày thi”.
Suốt thời gian cấp 3, cuộc sống hàng ngày của em chỉ có đến trường, đi học thêm và trở về nhà nghỉ ngơi vì quá mệt. Em không giao tiếp và tham gia những hoạt động ở trường, lớp.
Vân nói: “Bạn bè có rủ em đi chơi một vài lần nhưng thấy em không đi vì bận học nên sau đó cũng thôi. Nhiều lúc em cảm thấy mình hơi giống bị tự kỷ vì lúc nào cũng chỉ có một mình”.
Trước khi nhập viện, do việc học căng thẳng kéo dài khiến Vân mệt mỏi và sinh ra triệu chứng hoang tưởng. Em nói: “Lúc đó em rất sợ vì luôn cảm thấy bất an như có ai đó đang đứng sau lưng theo dõi mình. Em không thể tập trung được vào việc học nhưng vẫn cố gắng đến lớp, đi học thêm đều đặn vì chỉ còn 2 tháng nữa là thi tốt nghiệp”.
Cảm nhận được sự khác thường của con, gia đình ngay lập tức đưa Vân vào viện Sức khỏe tâm thần của bệnh viện Bạch Mai. Sau một tháng, em đã ổn định được tâm lý hơn nhưng vẫn đang tiếp tục điều trị.
Vân chia sẻ: “Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề rối loạn tâm lý của bản thân là việc em đã tự đặt áp lực quá lớn cho bản thân và trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến học và thi. Em sợ nếu mình thất bại sẽ khiến bố mẹ thất vọng”.
Cô học trò này nghẹn ngào tâm sự: “Em đã sai khi nghĩ rằng chỉ học tập thật chăm chỉ là tốt nhất. Có lẽ, một phần nguyên nhân khiến em phải vào đây là do em không chịu giao tiếp, kết nối với bạn bè và tham gia các hoạt động của trường, lớp”.
Vân cho rằng việc mình được gia đình phát hiện và đưa vào bệnh viện sớm là một điều may mắn, bởi nếu không được các bác sĩ điều trị, tư vấn tâm lý kịp thời thì không biết em sẽ như thế nào.
Nhiều em sau một thời gian điều trị vẫn chưa ổn định tâm lý và làm chủ được hành động của mình. (Ảnh: Khám phá)
Cô bé chia sẻ: “Thời gian ở viện đã giúp em thay đổi suy nghĩ. Sau khi khỏi bệnh, em cần phải cân bằng giữa việc học và các hoạt động khác như chơi thể thao, kết nối với bạn bè”.
Chỉ còn hơn một tháng kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra, tiếp đến là thi đại học, cao đẳng, với thể trạng sức khỏe của Vân có lẽ em chưa thể tham gia hai kỳ thi này, nhưng cô bé vẫn vui vẻ nói: “Hiện tại sức khỏe là quan trọng nhất vì vậy em sẽ cố gắng ăn uống đầy đủ để nhanh chóng phục hồi cơ thể. Còn nếu năm nay không thi được thì sang năm em sẽ tham gia, còn rất nhiều cơ hội khác cho mình”.
Khi được hỏi về ước mơ, Vân hào hứng chia sẻ em muốn trở thành phóng viên, vì nghề này năng động và được gặp gỡ và giao lưu với nhiều người.
Không dừng lại ở việc vào viện điều trị
Câu chuyện về cô bé Thu Vân chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đáng thương mà chúng tôi đã chứng kiến tại Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều em sau khi đã được điều trị một thời gian nhưng vẫn chưa ổn định tâm lý, không làm chủ được lời nói và hành động của mình.
Áp lực học tập, thi cử không chỉ làm ảnh hưởng tâm lý của các em mà còn dẫn tới những suy nghĩ và hành động bồng bột, trong đó đau xót nhất là nhiều gia đình đã mất đi đứa con thân yêu chỉ vì học. Xin điểm lại một số trường hợp thương tâm trong ba năm gần đây:
Ngày 7/7/2010, nữ sinh N. T. H, sinh năm 1992, ở Lâm Đồng đã uống thuốc diệt cỏ vì không nhận được giấy báo thi ĐH. Người nhà nạn nhân cho biết, em H. đã nộp hồ sơ dự thi vào ĐH Đà Lạt tại trường THPT Tân Hà, nhưng sát ngày diễn ra kỳ thi mà H. vẫn không nhận được giấy báo. Sau đó, H. lên ĐH Đà Lạt nhờ kiểm tra thì phát hiện không có hồ sơ đăng ký dự thi của em tại đây. Trong lúc quẫn trí, H. đã viết một bức thư để lại cho gia đình rồi uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Cũng trong tháng 7/2010, em Trịnh Công S., một học sinh giỏi của trường chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) đã uống thuốc rầy tự vẫn bởi vì một bài thi làm dang dở.
Tiếp đó, vào tháng 4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo mắng trong giờ học môn Hóa.
Gần đây nhất, vào ngày 5/3/2013, em Lê Chí H., học sinh lớp 7 trường THCS Hải Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị cũng bị gia đình la mắng do mải chơi, không lo chuyện học hành. Bứa xúc, H. đã nhảy sông tự tử.
Đây là lời cảnh tỉnh đến những bậc phụ huynh, nhà trường và chính bản thân các em học sinh cần phải biết cân bằng và xắp xếp hợp lý giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Viện sức khỏe tâm thần (bệnh viện Bạch Mai). |
|
Thu Vân nhập viện đã gần một tháng, sau thời gian điều trị, em đã phần nào bình phục và tự kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện của mình.
Là con của một gia đình khá giả tại Quảng Ninh, ngay từ bé Thu Vân đã được cả nhà yêu quý và đầu tư cho việc học của em. Ở đâu có thầy giỏi là Vân được bố mẹ đưa đến đó theo học dù cách xa nhà hàng chục cây số.
Bản thân cũng là một cô bé thông minh, chăm chỉ nên Thu Vân trở thành học sinh khá giỏi từ cấp 1 đến cấp 2. Với lực học của mình Vân dễ dàng thi vào lớp chọn của một trường cấp 3 nổi tiếng của tỉnh.
Gia đình mặc dù không trực tiếp áp đặt Vân trong chuyện học hành nhưng luôn tự hào về con và muốn Vân luôn luôn duy trì lực học này.
Nhận thức được những kỳ vọng của gia đình đối với mình, Vân ngày càng lao đầu vào học nhiều hơn. Em kể: “Nhiều lúc mệt và ốm nhưng em vẫn bắt mẹ đưa đến lớp học thêm vì đã gần đến ngày thi”.
Những bệnh nhân nhập viện vì áp lực học tập. |
|
Trước khi nhập viện, do việc học căng thẳng kéo dài khiến Vân mệt mỏi và sinh ra triệu chứng hoang tưởng. Em nói: “Lúc đó em rất sợ vì luôn cảm thấy bất an như có ai đó đang đứng sau lưng theo dõi mình. Em không thể tập trung được vào việc học nhưng vẫn cố gắng đến lớp, đi học thêm đều đặn vì chỉ còn 2 tháng nữa là thi tốt nghiệp”.
Cảm nhận được sự khác thường của con, gia đình ngay lập tức đưa Vân vào viện Sức khỏe tâm thần của bệnh viện Bạch Mai. Sau một tháng, em đã ổn định được tâm lý hơn nhưng vẫn đang tiếp tục điều trị.
Vân chia sẻ: “Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề rối loạn tâm lý của bản thân là việc em đã tự đặt áp lực quá lớn cho bản thân và trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến học và thi. Em sợ nếu mình thất bại sẽ khiến bố mẹ thất vọng”.
Cô học trò này nghẹn ngào tâm sự: “Em đã sai khi nghĩ rằng chỉ học tập thật chăm chỉ là tốt nhất. Có lẽ, một phần nguyên nhân khiến em phải vào đây là do em không chịu giao tiếp, kết nối với bạn bè và tham gia các hoạt động của trường, lớp”.
Vân cho rằng việc mình được gia đình phát hiện và đưa vào bệnh viện sớm là một điều may mắn, bởi nếu không được các bác sĩ điều trị, tư vấn tâm lý kịp thời thì không biết em sẽ như thế nào.
Nhiều em sau một thời gian điều trị vẫn chưa ổn định tâm lý và làm chủ được hành động của mình. (Ảnh: Khám phá)
Cô bé chia sẻ: “Thời gian ở viện đã giúp em thay đổi suy nghĩ. Sau khi khỏi bệnh, em cần phải cân bằng giữa việc học và các hoạt động khác như chơi thể thao, kết nối với bạn bè”.
Chỉ còn hơn một tháng kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra, tiếp đến là thi đại học, cao đẳng, với thể trạng sức khỏe của Vân có lẽ em chưa thể tham gia hai kỳ thi này, nhưng cô bé vẫn vui vẻ nói: “Hiện tại sức khỏe là quan trọng nhất vì vậy em sẽ cố gắng ăn uống đầy đủ để nhanh chóng phục hồi cơ thể. Còn nếu năm nay không thi được thì sang năm em sẽ tham gia, còn rất nhiều cơ hội khác cho mình”.
Khi được hỏi về ước mơ, Vân hào hứng chia sẻ em muốn trở thành phóng viên, vì nghề này năng động và được gặp gỡ và giao lưu với nhiều người.
Không dừng lại ở việc vào viện điều trị
Câu chuyện về cô bé Thu Vân chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đáng thương mà chúng tôi đã chứng kiến tại Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều em sau khi đã được điều trị một thời gian nhưng vẫn chưa ổn định tâm lý, không làm chủ được lời nói và hành động của mình.
Áp lực học tập, thi cử không chỉ làm ảnh hưởng tâm lý của các em mà còn dẫn tới những suy nghĩ và hành động bồng bột, trong đó đau xót nhất là nhiều gia đình đã mất đi đứa con thân yêu chỉ vì học. Xin điểm lại một số trường hợp thương tâm trong ba năm gần đây:
Ngày 7/7/2010, nữ sinh N. T. H, sinh năm 1992, ở Lâm Đồng đã uống thuốc diệt cỏ vì không nhận được giấy báo thi ĐH. Người nhà nạn nhân cho biết, em H. đã nộp hồ sơ dự thi vào ĐH Đà Lạt tại trường THPT Tân Hà, nhưng sát ngày diễn ra kỳ thi mà H. vẫn không nhận được giấy báo. Sau đó, H. lên ĐH Đà Lạt nhờ kiểm tra thì phát hiện không có hồ sơ đăng ký dự thi của em tại đây. Trong lúc quẫn trí, H. đã viết một bức thư để lại cho gia đình rồi uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Cũng trong tháng 7/2010, em Trịnh Công S., một học sinh giỏi của trường chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) đã uống thuốc rầy tự vẫn bởi vì một bài thi làm dang dở.
Tiếp đó, vào tháng 4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo mắng trong giờ học môn Hóa.
Gần đây nhất, vào ngày 5/3/2013, em Lê Chí H., học sinh lớp 7 trường THCS Hải Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị cũng bị gia đình la mắng do mải chơi, không lo chuyện học hành. Bứa xúc, H. đã nhảy sông tự tử.
Đây là lời cảnh tỉnh đến những bậc phụ huynh, nhà trường và chính bản thân các em học sinh cần phải biết cân bằng và xắp xếp hợp lý giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
An Hoàng/ Theo Infonet
Bình luận