• Zalo

Bị hoại tử tay sau tiêm phòng lao: Không do vắcxin

Sức khỏeThứ Bảy, 22/03/2014 10:53:00 +07:00Google News

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu cho một bé trai (dưới một tháng tuổi) bị tím tái cánh tay nặng sau tiêm vắcxin phòng lao.



Vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu cho một bé trai (dưới một tháng tuổi) bị tím tái cánh tay nặng sau tiêm vắcxin phòng lao.


Bệnh nhân tên là K.T.M được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong tình trạng phải thở bằng máy, cánh tay sau khi tiêm phòng bị tím tái.
bé sơ sinh
 

Chiều 21/3, trao đổi với phóng viên, tiến sỹ Lê Thị Hà, Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, bệnh nhi trên bị nhiễm trùng huyết nặng trùng hợp ngẫu nhiên với tiêm phòng vắcxin lao nên nhiều người lầm tưởng do vắcxin gây ra. Thực tế, không có cơ sở khoa học nào để vắcxin gây nên hiện tượng này.

Theo người nhà của bệnh nhân, sáng 4/3, mẹ của bé M. đưa con đến trạm y tế xã tiêm thuốc phòng lao, khi tiêm về bé vẫn bình thường. Đến ngày thứ hai, bé không ăn uống được, thường xuyên bị trớ ra ngoài, cả đêm quấy khóc.

Ngày thứ ba, bé vẫn tiếp tục khóc dữ dội và không bú được, môi bầm tím. Đến đêm mùng 7/3, gia đình đưa bé lên bệnh viện tỉnh, lúc này cháu gần như đã ngừng thở. Sau đó bé được các bác sỹ chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo tiến sỹ Hà, bé M. được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê, tím tái, ngừng thở, suy tuần hoàn. Hiện, bé đang được thở bằng máy, điều trị tích cực tại khu vực cách ly.

Tình trạng của bé ngày càng xấu đi khi cánh tay trái, cánh tay mà bé tiêm phòng đã bị hoại tử tím đen.

Phân tích về việc tay bé bị hoại tử, bác sỹ Hà cho hay, do bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết nặng gây đông máu nội quản rải rác. Việc bé bị nhiễm trùng huyết có thể gây ra tắc mạch ở bất kỳ cơ quan nào, đặc biệt hay gặp các cơ quan ở xa, ở các chi do tại đây, các vi mạch bé, cục máu đông di chuyển đến đây bị tắc lại, gây hoại tử.

Theo bác sỹ Hà, tại Khoa Sơ sinh từng gặp khá nhiều bệnh nhi trong tình trạng nhiễm trùng huyết nặng gây đông máu nội quản rải rác mà không tìm được nguyên nhân, gây hoại tử đầu chi nhanh chóng và tỷ lệ tử vong rất cao. May mắn, bệnh nhi này đã khống chế được tình trạng nhiễm trùng, dù chưa thoát thở máy nhưng tiên lượng cũng đã sáng sủa hơn.

Lý giải vì sao trẻ lại bị nhiễm trùng nặng như vậy, bác sỹ Hà khẳng định: “Với trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu, có thể nhiễm bất kỳ vi khuẩn gì, đặc biệt ở trẻ sinh non sức đề kháng kém. Mà khi đã nhiễm trùng thì bệnh lý rất nặng nề.”

Vì vậy tiến sỹ Hà khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt, bỏ bú, ho, khò khè… thì phải đưa con đi khám, không tự điều trị./.

» Hà Nội: Một trẻ tử vong sau tiêm vắc xin 6 trong 1
» Một bé trai tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem
» Một bé trai tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem

Theo VNplus
Bình luận
vtcnews.vn