Cho rằng bị ngân hàng Vietinbank sa thải vô cớ, ông Hải làm đơn kiện đòi bồi thường gần 600 triệu đồng.
TAND Hà Nội vừa mở phiên phúc thẩm xét xử vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là cựu phó phòng Vietinbank Trương Thanh Hải và nhà băng này vì cho rằng bị chấm dứt hợp đồng trái quy định gây thiệt hại gần 600 triệu đồng.
Ông Hải trình bày công tác trong ngành ngân hàng từ năm 1983, có 25 năm làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Tháng 8/2012, ông bị cách chức phó trưởng phòng giao dịch Cát Linh, chi nhánh Đống Đa. Từ đây mức thu nhập hàng tháng của ông tại Vietinbank bị giảm tới 50%, xuống còn 7,5 triệu đồng một tháng. Ông nhiều lần khiếu nại nhưng không được xem xét.
Sau lần bị bắt quả tang cùng 3 đồng nghiệp đánh bạc, ông bị lãnh đạo ngân hàng yêu cầu nghỉ việc và dọa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong cuộc họp đầu tháng 12/2012.
Ông Hải cho hay làm đơn xin ở lại làm việc nhưng không được chấp thuận nên ngày 10/12/2012 ông xin nghỉ theo chế độ dôi dư sắp xếp lại lao động. Khi ông nộp đơn, phía ngân hàng nói đơn không hợp lệ, yêu cầu ký vào đơn soạn sẵn, để trống ngày.
Đến đầu tháng 3/2013 ông được ngân hàng thông báo đến nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm và các thủ tục. Lúc này ông biết ngân hàng đã ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 22/11/2012.
Cho rằng bị Vietinbank ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và không giải quyết các chế độ khi chấm dứt hợp đồng, ông Hải kiện ra tòa.
Trong đơn, ông yêu cầu ngân hàng hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời chi trả 590 triệu đồng các khoản: tiền lương kinh doanh năm 2012 (200 triệu đồng); lương cho những ngày không được làm việc, tiền nghỉ việc theo chính sách lao động dôi dư của ngân hàng (trong trường hợp ngân hàng không nhận ông về làm việc lại)...
Tại phiên tòa sơ thẩm mở tháng 7/2015, TAND quận Hoàn Kiếm tuyên chấp nhận một phần yêu cầu theo đơn khởi kiện của ông Hải, yêu cầu Viettinbank phải trả cho nguyên đơn 480 triệu đồng bao gồm tiền lương kinh doanh năm 2012, tiền nghỉ theo chế độ dôi dư cùng tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, cả ông Hải và Viettinbank đều không đồng ý với phán quyết này, cùng có kháng cáo. Ông Hải tiếp tục yêu cầu tòa phúc thẩm hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Còn ngân hàng đề nghị hủy yêu cầu trả số tiền 480 triệu đồng.
Tại phiên phúc thẩm mở ngày 14/1, đại diện Vietinbank khẳng định, việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hải được thực hiện đúng quy trình và quy định của pháp luật. Việc ông Hải đánh bạc không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng nội quy của ngân hàng.
Riêng việc này đã đủ điều kiện bị sa thải. Do ông là cán bộ lâu năm, nhà băng chọn hình thức để ông tự nguyện xin thôi việc. Khi chấm dứt hợp động lao động, ngân hàng đã giải quyết đầy đủ các chế độ với người lao động.
Đại diện ngân hàng cho rằng ông Hải nói phía Vietinbank tự điền ngày tháng vào đơn xin thôi việc là "không có căn cứ"... Suốt phần thẩm vấn, ngân hàng phản đối tất cả yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Đại diện VKS trong phiên phúc thẩm nhận định tòa sơ thẩm đã vi phạm trầm trọng về mặt tố tụng khi công nhận những lập luận ông Hải đưa ra trong phiên sơ thẩm như ghi âm cuộc họp, cách tính các khoản thiệt hại…
HĐXX phúc thẩm cũng cùng quan điểm với VKS, nhận định án sơ thẩm tuyên khi không có đủ căn cứ. Tòa phúc thẩm hủy quyết định Vietinbank phải bồi thường 480 triệu đồng, tuyên giữ nguyên quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hải.
Nguồn: VNE
TAND Hà Nội vừa mở phiên phúc thẩm xét xử vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là cựu phó phòng Vietinbank Trương Thanh Hải và nhà băng này vì cho rằng bị chấm dứt hợp đồng trái quy định gây thiệt hại gần 600 triệu đồng.
Ông Hải trình bày công tác trong ngành ngân hàng từ năm 1983, có 25 năm làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Ông Hải tố ngân hàng Vietinbank sa thải ông sai quy định nên đâm đơn kiện đòi bồi thường gần 600 triệu đồng (Ảnh minh họa) |
Sau lần bị bắt quả tang cùng 3 đồng nghiệp đánh bạc, ông bị lãnh đạo ngân hàng yêu cầu nghỉ việc và dọa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong cuộc họp đầu tháng 12/2012.
Ông Hải cho hay làm đơn xin ở lại làm việc nhưng không được chấp thuận nên ngày 10/12/2012 ông xin nghỉ theo chế độ dôi dư sắp xếp lại lao động. Khi ông nộp đơn, phía ngân hàng nói đơn không hợp lệ, yêu cầu ký vào đơn soạn sẵn, để trống ngày.
Đến đầu tháng 3/2013 ông được ngân hàng thông báo đến nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm và các thủ tục. Lúc này ông biết ngân hàng đã ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 22/11/2012.
Cho rằng bị Vietinbank ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và không giải quyết các chế độ khi chấm dứt hợp đồng, ông Hải kiện ra tòa.
Trong đơn, ông yêu cầu ngân hàng hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời chi trả 590 triệu đồng các khoản: tiền lương kinh doanh năm 2012 (200 triệu đồng); lương cho những ngày không được làm việc, tiền nghỉ việc theo chính sách lao động dôi dư của ngân hàng (trong trường hợp ngân hàng không nhận ông về làm việc lại)...
Tại phiên tòa sơ thẩm mở tháng 7/2015, TAND quận Hoàn Kiếm tuyên chấp nhận một phần yêu cầu theo đơn khởi kiện của ông Hải, yêu cầu Viettinbank phải trả cho nguyên đơn 480 triệu đồng bao gồm tiền lương kinh doanh năm 2012, tiền nghỉ theo chế độ dôi dư cùng tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, cả ông Hải và Viettinbank đều không đồng ý với phán quyết này, cùng có kháng cáo. Ông Hải tiếp tục yêu cầu tòa phúc thẩm hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Còn ngân hàng đề nghị hủy yêu cầu trả số tiền 480 triệu đồng.
Tại phiên phúc thẩm mở ngày 14/1, đại diện Vietinbank khẳng định, việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hải được thực hiện đúng quy trình và quy định của pháp luật. Việc ông Hải đánh bạc không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng nội quy của ngân hàng.
Riêng việc này đã đủ điều kiện bị sa thải. Do ông là cán bộ lâu năm, nhà băng chọn hình thức để ông tự nguyện xin thôi việc. Khi chấm dứt hợp động lao động, ngân hàng đã giải quyết đầy đủ các chế độ với người lao động.
Đại diện ngân hàng cho rằng ông Hải nói phía Vietinbank tự điền ngày tháng vào đơn xin thôi việc là "không có căn cứ"... Suốt phần thẩm vấn, ngân hàng phản đối tất cả yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Đại diện VKS trong phiên phúc thẩm nhận định tòa sơ thẩm đã vi phạm trầm trọng về mặt tố tụng khi công nhận những lập luận ông Hải đưa ra trong phiên sơ thẩm như ghi âm cuộc họp, cách tính các khoản thiệt hại…
HĐXX phúc thẩm cũng cùng quan điểm với VKS, nhận định án sơ thẩm tuyên khi không có đủ căn cứ. Tòa phúc thẩm hủy quyết định Vietinbank phải bồi thường 480 triệu đồng, tuyên giữ nguyên quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hải.
Video: Bị bắt oan được bồi thường 1 triệu USD
Nguồn: VNE
Bình luận