Ngành dầu khí kêu khó khi giá dầu giảm nhưng thực tế cho thấy thu nhập của một kỹ sư ngày dầu khí đang gấp hơn 5 lần so mức thu nhập trung bình của lao động thông thường.
Theo số liệu thống kê do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2015 cho thấy, tiền lương năm 2015 có xu hướng ổn định và tăng khá so với năm 2014, lương bình quân là 5,53 triệu đồng/người/tháng
Lương bình quân của lao động tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 7,04 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp tư nhân là 4,99 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp FDI là 5,47 triệu đồng/tháng.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn T một kỹ sư của Liên doanh dầu khí Việt- Nga (Vietsovpetro) cho biết lương kỹ sư làm việc tại giàn khoan khoảng 40 triệu đồng/tháng, giá dầu giảm khiến thu nhập giảm 1/3, tức còn khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Theo anh này, các khoản thưởng ngày lễ, Tết cũng giảm sút đáng kể từ 200 USD xuống còn 50 USD vào các ngày lễ như 30/4, 1/5; 2/9; Tết dương…và Tết Nguyên đán vừa qua khoản thưởng cũng eo hẹp với 100 USD/người.
Toàn ngành dầu khí đang kêu khó, hàng ngàn người có nguy cơ mất việc bởi chính sách thắt chặt chi tiêu. Cụ thể Vietsovpetro cho hay, trong vòng 5 năm tới, đơn vị này sẽ phải cắt giảm 2.000 nhân sự. Hiện tại tập đoàn này đang có 7.200 nhân sự. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên NDH, số người đứng trước nguy cơ nghỉ việc chủ yếu là những người gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc đang ở độ tuổi lao động trung niên.
Ngành dầu khí gặp khó khăn khi giá dầu giảm sâu, nhưng Petrolimex, Tập đoàn kinh doanh xăng dầu công bố lãi khủng hơn ngàn tỷ, số lãi lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí. Dù giá dầu đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công, nhân viên ngành dầu khí nhưng thu nhập của họ vẫn cao hơn nhiều so với ngành nghề khác.
Làm một phép so sánh nhanh, có thể thấy, thu nhập của nhân viên khai thác dầu khí đang cao gấp 5,4 lần so với mức thu nhập trung bình của lao động trong năm 2015 được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội công bố. Cụ thể hơn, mức thu nhập này cao gấp 4,2 lần so với lao động làm việc tại các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, cao gấp 6 lần so với lao động làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.
Thực tế cho thấy, nhiều công nhân viên ngành dầu khí vẫn có cuộc sống sung túc dù thu nhập của họ đang bị giảm 1/3. Lý giải điều này, một nhân viên của ngành dầu khí chia sẻ: “Thu nhập giảm sút nhiều là so với nội bộ trong ngành dầu khí. Còn nếu so với các ngành khác bên ngoài, mức thu nhập ấy thuộc top cao”. Vị này cũng cho hay, do đặc thù ngành dầu khí nhiều nguy cơ độc hại nên có mức thu nhập tốt hơn với các ngành bình thường.
Theo tìm hiểu của phóng viên NDH, giá dầu lao dốc khiến thu nhập của nhân viên ngành dầu khí giảm 1/3 so với bình thường và thu nhập của lãnh đạo giảm khoảng 10-15%.
Ngành dầu khí lo ứng phó
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cũng cảnh báo sự trì trệ của các nền kinh tế mới nổi đang cản trở giá dầu phục hồi. WB dự báo giá dầu thô trong năm 2016 sẽ ở mức 37 USD một thùng. Theo WB, tình trạng giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi mạnh hơn dự kiến, đặc biệt là khi kết hợp với những khó khăn về tài chính, có thể khiến giá hàng hóa, trong đó có dầu giảm mạnh hơn
Vào những ngày đầu năm nay, giá dầu thế giới đang dao động xung quanh mức 37USD/thùng. Hầu hết những dự báo về giá dầu năm 2016 đều không mấy lạc quan, thậm chí Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cho rằng, giá dầu có thể sẽ giảm xuống 20USD/thùng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên là những đơn vị chịu thiệt hại lớn nhất trong vòng xoáy sâu này của giá dầu. Mỗi thùng dầu mất giá 1USD thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng.
Tuy vậy, nhờ việc đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở nước ngoài tại Nga, Peru, Algeria nên đã đưa về ngoại tệ khoảng 1,4 tỉ USD, do đó cũng phần nào khắc phục được phần hụt thu lớn từ giá dầu giảm và phần nào đảm bảo được mục tiêu doanh thu trong năm 2015.
Để ứng phó với diễn biến của giá dầu trong năm 2016 và thời gian tới PetroVietnam đã đưa ra nhiều phương án, thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước và bảo toàn vốn của Tập đoàn. PetroVietnam đang rà soát lại tổng thể chi phí khai thác từng mỏ, tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và chi phí quản lý phân bổ.
Củng cố và tăng cường công tác dự báo thị trường để luôn chủ động cân đối hợp lý sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành trong từng thời điểm. Tập trung rà soát, tiết giảm thêm các loại chi phí từ 10-20% ở Tập đoàn và tất cả các đơn vị thành viên trong Petrovietnam
Theo thông tin phóng viên NDH tìm hiểu, hiện có nhiều công ty khoan giếng phải tạm dừng hoạt động do ngành dầu khí tạm ngừng khai thác các mở dầu ở xa, có chi phí khai thác tốn kém.
Xu hướng sa thải nhân viên dầu khi của thế giới
Nếu như ở Việt Nam, thu nhập nhân viên dầu khí vẫn cao và hàng nghìn người đứng trước nguy cơ mất việc trong vòng 5 năm tới thì ở Mỹ rất nhiều lao động tại các công ty liên quan đến dầu khí bị mất việc.
Tại Mỹ, số lao động bị sa thải trong tháng 1 năm nay tăng cao, khoảng 300.000 người mỗi tuần (tương đương 1,2 triệu người trong một tháng). Số người nộp đơn xin thất nghiệp ở mức cao nhất trong 7 tháng qua. Và phần lớn là những công nhân thuộc ngành dầu khí, tờ The Guardian đưa tin
Theo Bloomberg, từ năm 2014, hơn 258.000 lao động làm việc liên quan đến lĩnh vực khai thác dầu bị sa thải trên toàn thế giới. Hơn 1.000 giàn khoan ngừng hoạt động và các tập đoàn cắt giảm hơn 100 tỷ USD về chi tiêu để đối phó với giá dầu giảm mạnh. Những công ty hoạt động trong mảng cung cấp, khai thác và dịch vụ về dầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, 79% lao động bị sa thải là của họ.
Nguồn: NDH
>> ĐỌC TIẾP... Theo số liệu thống kê do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2015 cho thấy, tiền lương năm 2015 có xu hướng ổn định và tăng khá so với năm 2014, lương bình quân là 5,53 triệu đồng/người/tháng
Lương bình quân của lao động tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 7,04 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp tư nhân là 4,99 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp FDI là 5,47 triệu đồng/tháng.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn T một kỹ sư của Liên doanh dầu khí Việt- Nga (Vietsovpetro) cho biết lương kỹ sư làm việc tại giàn khoan khoảng 40 triệu đồng/tháng, giá dầu giảm khiến thu nhập giảm 1/3, tức còn khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Theo anh này, các khoản thưởng ngày lễ, Tết cũng giảm sút đáng kể từ 200 USD xuống còn 50 USD vào các ngày lễ như 30/4, 1/5; 2/9; Tết dương…và Tết Nguyên đán vừa qua khoản thưởng cũng eo hẹp với 100 USD/người.
Toàn ngành dầu khí đang kêu khó, hàng ngàn người có nguy cơ mất việc bởi chính sách thắt chặt chi tiêu. Cụ thể Vietsovpetro cho hay, trong vòng 5 năm tới, đơn vị này sẽ phải cắt giảm 2.000 nhân sự. Hiện tại tập đoàn này đang có 7.200 nhân sự. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên NDH, số người đứng trước nguy cơ nghỉ việc chủ yếu là những người gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc đang ở độ tuổi lao động trung niên.
Ngành dầu khí gặp khó khăn khi giá dầu giảm sâu, nhưng Petrolimex, Tập đoàn kinh doanh xăng dầu công bố lãi khủng hơn ngàn tỷ, số lãi lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí. Dù giá dầu đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công, nhân viên ngành dầu khí nhưng thu nhập của họ vẫn cao hơn nhiều so với ngành nghề khác.
Làm một phép so sánh nhanh, có thể thấy, thu nhập của nhân viên khai thác dầu khí đang cao gấp 5,4 lần so với mức thu nhập trung bình của lao động trong năm 2015 được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội công bố. Cụ thể hơn, mức thu nhập này cao gấp 4,2 lần so với lao động làm việc tại các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, cao gấp 6 lần so với lao động làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.
Thực tế cho thấy, nhiều công nhân viên ngành dầu khí vẫn có cuộc sống sung túc dù thu nhập của họ đang bị giảm 1/3. Lý giải điều này, một nhân viên của ngành dầu khí chia sẻ: “Thu nhập giảm sút nhiều là so với nội bộ trong ngành dầu khí. Còn nếu so với các ngành khác bên ngoài, mức thu nhập ấy thuộc top cao”. Vị này cũng cho hay, do đặc thù ngành dầu khí nhiều nguy cơ độc hại nên có mức thu nhập tốt hơn với các ngành bình thường.
Theo tìm hiểu của phóng viên NDH, giá dầu lao dốc khiến thu nhập của nhân viên ngành dầu khí giảm 1/3 so với bình thường và thu nhập của lãnh đạo giảm khoảng 10-15%.
Ngành dầu khí lo ứng phó
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cũng cảnh báo sự trì trệ của các nền kinh tế mới nổi đang cản trở giá dầu phục hồi. WB dự báo giá dầu thô trong năm 2016 sẽ ở mức 37 USD một thùng. Theo WB, tình trạng giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi mạnh hơn dự kiến, đặc biệt là khi kết hợp với những khó khăn về tài chính, có thể khiến giá hàng hóa, trong đó có dầu giảm mạnh hơn
Vào những ngày đầu năm nay, giá dầu thế giới đang dao động xung quanh mức 37USD/thùng. Hầu hết những dự báo về giá dầu năm 2016 đều không mấy lạc quan, thậm chí Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cho rằng, giá dầu có thể sẽ giảm xuống 20USD/thùng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên là những đơn vị chịu thiệt hại lớn nhất trong vòng xoáy sâu này của giá dầu. Mỗi thùng dầu mất giá 1USD thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng.
Tuy vậy, nhờ việc đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở nước ngoài tại Nga, Peru, Algeria nên đã đưa về ngoại tệ khoảng 1,4 tỉ USD, do đó cũng phần nào khắc phục được phần hụt thu lớn từ giá dầu giảm và phần nào đảm bảo được mục tiêu doanh thu trong năm 2015.
Ngành dầu khí kêu khó khi giá dầu lao dốc, thu nhập của nhân viên giảm 1/3 |
Củng cố và tăng cường công tác dự báo thị trường để luôn chủ động cân đối hợp lý sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành trong từng thời điểm. Tập trung rà soát, tiết giảm thêm các loại chi phí từ 10-20% ở Tập đoàn và tất cả các đơn vị thành viên trong Petrovietnam
Theo thông tin phóng viên NDH tìm hiểu, hiện có nhiều công ty khoan giếng phải tạm dừng hoạt động do ngành dầu khí tạm ngừng khai thác các mở dầu ở xa, có chi phí khai thác tốn kém.
Xu hướng sa thải nhân viên dầu khi của thế giới
Nếu như ở Việt Nam, thu nhập nhân viên dầu khí vẫn cao và hàng nghìn người đứng trước nguy cơ mất việc trong vòng 5 năm tới thì ở Mỹ rất nhiều lao động tại các công ty liên quan đến dầu khí bị mất việc.
Tại Mỹ, số lao động bị sa thải trong tháng 1 năm nay tăng cao, khoảng 300.000 người mỗi tuần (tương đương 1,2 triệu người trong một tháng). Số người nộp đơn xin thất nghiệp ở mức cao nhất trong 7 tháng qua. Và phần lớn là những công nhân thuộc ngành dầu khí, tờ The Guardian đưa tin
Theo Bloomberg, từ năm 2014, hơn 258.000 lao động làm việc liên quan đến lĩnh vực khai thác dầu bị sa thải trên toàn thế giới. Hơn 1.000 giàn khoan ngừng hoạt động và các tập đoàn cắt giảm hơn 100 tỷ USD về chi tiêu để đối phó với giá dầu giảm mạnh. Những công ty hoạt động trong mảng cung cấp, khai thác và dịch vụ về dầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, 79% lao động bị sa thải là của họ.
Nguồn: NDH
Bình luận