Đó là lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn - nguyên tổng giám đốc công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines trong phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ tham ô tài sản khi sửa ụ nổi 83M.
Trong phiên tòa sơ thẩm sáng 12/11, Hội đồng xét xử cũng đã thẩm vấn Dương Chí Dũng - người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tham ô khi sửa ụ 83M.
Từ ngày 11/11 đến nay, khi tòa xét hỏi, các bị cáo còn lại đều bị cách ly. Dương Chí Dũng cũng bị cách ly khi tòa tiến hành xét hỏi bị cáo Sơn.
Trần Hải Sơn bị Viện KSND tối cao truy tố “giữ vai trò chính” trong vụ án tham ô khi sửa ụ 83M.
Tại tòa, bị cáo Sơn khai có nhận 2,2 tỷ đồng mà bị cáo Trần Văn Quang - nguyên phó phòng Kế hoạch thị trường công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines đã chuyển cho Sơn.
Đó là khoản tiền “sai phạm vì làm trái pháp luật” như Sơn đã khai nhận, sau khi ký kết, thanh toán hợp đồng phụ sửa ụ 83M mà Sơn đã chỉ đạo bị cáo Quang giao cho bị cáo Trần Bá Hùng thực hiện với việc chấp nhận “gởi giá”, để lấy tiền chi lại cho phía Sơn - Quang là 12.000đồng/kg thép vật tư sử dụng.
Ngoài nội dung cáo trạng đã công bố: “Trần Hải Sơn khai chi mua quà biếu cho Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines 300 triệu đồng vào các dịp lễ, tết các năm 2008, 2009 và 2010 (gồm quà và tiền)”.
Tại phiên tòa sáng nay (12/11), Trần Hải Sơn còn khai “số tiền 2,2 tỷ đồng mà bị cáo đã nhận từ bị cáo Quang chủ yếu là được dùng để quan hệ, chi quà biếu rất nhiều lần, nhiều khoản khác nhau cho các ban, ngành và cả các trưởng, phó phòng của Tổng công ty Vinalines…”.
Cáo trạng còn nêu “Sơn mua quà biếu cho Mai Văn Phúc - nguyên tổng giám đốc Vinalines 150 triệu đồng. Nhưng Mai Văn Phúc không thừa nhận đã nhận của Trần Hải Sơn 150 triệu” đó.
Tại tòa sáng 12/11, bị cáo Sơn cũng đã lắc đầu đầy vẻ chua chát khi khai với tòa: “Có rất nhiều người, cả cấp trưởng, phó phòng ở Tổng công ty đã nhận quà biếu nhưng đến nay họ đều không nhận là đã nhận quà”.
Trừ trường hợp duy nhất là ông Dương Chí Dũng theo cáo trạng nêu “Dương Chí Dũng thừa nhận Trần Hải Sơn có biếu tiền và quà nhiều lần tổng giá trị khoảng 150 triệu đồng; việc Sơn biếu là tự nguyện, Dũng không ép buộc và hứa hẹn gì. Dương Chí Dũng không biết nguồn gốc khoản tiền đó”.
Vì sao Trần Hải Sơn phải chi tiền để lo “quan hệ”, quà cáp biếu xén các nơi, trong khi dự án mua, sửa chữa ụ nổi 83M là của tổng công ty Vinalines làm chủ đầu tư?
Trả lời câu hỏi đó của tòa, bị cáo Sơn giải thích: “Dự án là của Tổng công ty Vinalines nhưng tổng công ty thì ở tận Hà Nội và không chi một đồng nào cho bị cáo để đi quan hệ”.
Trong khi ấy, công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines (thuộc Vinalines) mà Trần Hải Sơn là tổng giám đốc thì đã được Vinalines giao nhiệm vụ quản lý, giám sát hợp đồng sửa chữa ụ nổi 83M và Sơn được ủy quyền ký kết, thanh toán các hợp đồng phụ sửa ụ tàu này.
Mặt khác, theo lời Sơn khai, theo hợp đồng với Hyundai Vinashin khi ấy, tính ra cứ một ngày ụ nổi 83M nằm sửa chữa kéo dài tại Hyundai Vinashin thì phải chi trả đến 55.000USD. Do đó mà bị cáo phải tự lo chi tiền để “quan hệ”, quà cáp trong quá trình thực hiện dự án sửa chữa ụ nổi 83M.
Theo TTO
Từ ngày 11/11 đến nay, khi tòa xét hỏi, các bị cáo còn lại đều bị cách ly. Dương Chí Dũng cũng bị cách ly khi tòa tiến hành xét hỏi bị cáo Sơn.
Trần Hải Sơn bị Viện KSND tối cao truy tố “giữ vai trò chính” trong vụ án tham ô khi sửa ụ 83M.
Ông Dương Chí Dũng - người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tham ô khi sửa ụ nổi 83M trả lời tại phiên tòa sơ thẩm ngày 12/11 - Ảnh: Phan Sông Ngân |
Tại tòa, bị cáo Sơn khai có nhận 2,2 tỷ đồng mà bị cáo Trần Văn Quang - nguyên phó phòng Kế hoạch thị trường công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines đã chuyển cho Sơn.
Đó là khoản tiền “sai phạm vì làm trái pháp luật” như Sơn đã khai nhận, sau khi ký kết, thanh toán hợp đồng phụ sửa ụ 83M mà Sơn đã chỉ đạo bị cáo Quang giao cho bị cáo Trần Bá Hùng thực hiện với việc chấp nhận “gởi giá”, để lấy tiền chi lại cho phía Sơn - Quang là 12.000đồng/kg thép vật tư sử dụng.
Ngoài nội dung cáo trạng đã công bố: “Trần Hải Sơn khai chi mua quà biếu cho Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines 300 triệu đồng vào các dịp lễ, tết các năm 2008, 2009 và 2010 (gồm quà và tiền)”.
Bị cáo Trần Hải Sơn: 'Có rất nhiều người, cả cấp trưởng, phó phòng ở Tổng công ty đã nhận quà biếu nhưng đến nay họ đều không thừa nhận' - Ảnh: Phan Sông Ngân. |
Tại phiên tòa sáng nay (12/11), Trần Hải Sơn còn khai “số tiền 2,2 tỷ đồng mà bị cáo đã nhận từ bị cáo Quang chủ yếu là được dùng để quan hệ, chi quà biếu rất nhiều lần, nhiều khoản khác nhau cho các ban, ngành và cả các trưởng, phó phòng của Tổng công ty Vinalines…”.
Tại tòa sáng 12/11, bị cáo Sơn cũng đã lắc đầu đầy vẻ chua chát khi khai với tòa: “Có rất nhiều người, cả cấp trưởng, phó phòng ở Tổng công ty đã nhận quà biếu nhưng đến nay họ đều không nhận là đã nhận quà”.
Trừ trường hợp duy nhất là ông Dương Chí Dũng theo cáo trạng nêu “Dương Chí Dũng thừa nhận Trần Hải Sơn có biếu tiền và quà nhiều lần tổng giá trị khoảng 150 triệu đồng; việc Sơn biếu là tự nguyện, Dũng không ép buộc và hứa hẹn gì. Dương Chí Dũng không biết nguồn gốc khoản tiền đó”.
Vì sao Trần Hải Sơn phải chi tiền để lo “quan hệ”, quà cáp biếu xén các nơi, trong khi dự án mua, sửa chữa ụ nổi 83M là của tổng công ty Vinalines làm chủ đầu tư?
Trả lời câu hỏi đó của tòa, bị cáo Sơn giải thích: “Dự án là của Tổng công ty Vinalines nhưng tổng công ty thì ở tận Hà Nội và không chi một đồng nào cho bị cáo để đi quan hệ”.
Trong khi ấy, công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines (thuộc Vinalines) mà Trần Hải Sơn là tổng giám đốc thì đã được Vinalines giao nhiệm vụ quản lý, giám sát hợp đồng sửa chữa ụ nổi 83M và Sơn được ủy quyền ký kết, thanh toán các hợp đồng phụ sửa ụ tàu này.
Mặt khác, theo lời Sơn khai, theo hợp đồng với Hyundai Vinashin khi ấy, tính ra cứ một ngày ụ nổi 83M nằm sửa chữa kéo dài tại Hyundai Vinashin thì phải chi trả đến 55.000USD. Do đó mà bị cáo phải tự lo chi tiền để “quan hệ”, quà cáp trong quá trình thực hiện dự án sửa chữa ụ nổi 83M.
Theo TTO
Bình luận