Hồi đầu tháng, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra một hành tinh được cho là giống Trái đất quay quanh Proxima Centauri, ngôi sao gần nhất với mặt trời và khu vực này chỉ nằm cách Trái đất 0,12 năm ánh sáng.
Đặc biệt, hành tinh này có thể có nước trên bề mặt, một yếu tố quan trọng để hình thành sự sống.
“Chưa bao giờ các nhà khoa học lại phát hiện ra một Trái đất thứ hai gần chúng ta đến vậy”, tạp chí Der Spiegel dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay.
Khi đó người phát ngôn của Đài quan sát Bắc Âu (ESO) Richard Hook lại tỏ ra khá ngạc nhiên trước thông tin này và cho biết một thời gian sau ông mới chính thức nhận được báo cáo về hành tinh trên nhưng từ chối đưa ra bình luận.
Tuy nhiên, mới đây ESO đã quyết định phá vỡ sự im lặng bằng cách thông báo tổ chức một buổi họp báo vào ngày 25/8. Tuy nhiên, ESO không đề cập tới chủ đề cũng như các thành phần sẽ tham gia vào buổi họp báo này.
Tiến sỹ Phillip Lubin từ ĐH California, Mỹ cho biết: “Việc tìm được một hành tinh giống Trái đất ở khu vực Proxima Centauri là điều vô cùng thú vị. Chúng tôi luôn biết rằng sẽ tìm thấy môi trường sống phù hợp tại đây”.
Trong quá khứ, NASA từng nhiều lần công bố phát hiện ra các hành tinh mới nhưng hầu hết chúng đều quá nóng hoặc quá lạnh để có thể trữ nước ở dạng lỏng hay dạng khí, giống như sao Mộc hay Hải Vương tinh.
Video: NASA phóng tàu thăm dò đi tìm 'Trái đất thứ hai'
Năm ngoái, Cơ Quan Hàng Không & Vũ Trụ Mỹ cũng đã tuyên bố phát hiện ra một "Trái đất thứ hai" có sự sống trong Dải Ngân Hà với tên gọi Kepler-452b.
Hành tinh này lớn hơn trái đất khoảng 60% và có thể có núi lửa hoạt động, tồn tại biển, ánh nắng mặt trời, có trọng lực lớn gấp đôi so với Trái Đất và một năm kéo dài 385 ngày.
Nhưng với việc nằm cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng, các nhà khoa học cho rằng con người có ít hy vọng đặt chân sớm lên hành tinh này.
Bình luận